Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Hiệu Minh
(từ Washington DC)
Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông Donald Trump của đảng Cộng hoà.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nhà Trắng - biểu tượng quyền lực của nước Mỹ
Nhà Trắng - nơi ở và làm việc của các Tổng thống Mỹ. (Nguồn: AFP)

Biểu tượng quyền lực

Năm 1791, Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ George Washington đã chọn nơi xây Nhà Trắng trên đại lộ Pennsylvania. Kiến trúc sư người Ireland là James Hoban được chọn làm tổng công trình sư. Sau 8 năm xây dựng, Tổng thống John Adams và gia đình vào xông đất dù toà nhà vẫn chưa hoàn chỉnh.

Vào năm 1812, lính Anh đã đốt rụi cả ngôi nhà này, cướp phá toàn bộ của cải bên trong. Nhưng cuối cùng của thiên trả địa, những gì lính Anh lấy được, chở trên chiếc tầu lại bị bão đánh chìm ở Halifax trong đêm 24/11/1814. Kiến trúc sư James Hoban lại tiếp tục được chỉ định xây dựng lại tòa nhà này.

Tổng thống James Monroe vào ở năm 1817 và cơi nới thêm phần phía Bắc và Nam cho nhà được rộng hơn. Trong thế kỷ thứ XIX, rất nhiều đồ án đưa lên nhằm thiết kết lại cho rộng hơn và mới hơn nhưng cuối cùng Nhà Trắng vẫn giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc đến ngày hôm nay.

Người ta bảo do lính Anh đốt phá nên sau tòa nhà phải sơn lại mầu trắng nên gọi là Nhà Trắng, nhưng thuyết này không đứng vững vì trước đó đã sơn mầu trắng. Năm 1902, Tổng thống Theodore Roosevelt quyết định sửa sang lại tòa nhà bao gồm chuyển cả văn phòng Tổng thống sang cánh gà phía Tây.

Sau này có thêm phòng Bầu dục. Gần nửa thế kỷ sau, tòa nhà có vẻ xuống cấp, Tổng thống Harry Truman lại tiếp tục sửa sang, đập phá toàn bộ bên trong, chỉ giữ bức tường phía ngoài. Năm 1952, gia đình Tổng thống Truman tiếp tục vào ở.

Nhà Trắng là nơi làm việc của Tổng thống và cũng là nơi ở của gia đình số 1 nước Mỹ. Ai làm Tổng thống thì được chuyển vào trong Nhà Trắng ở, hết nhiệm kỳ lại ra khỏi đó, trả lại cho người kế nhiệm. Đồ đạc, tranh ảnh trang trí đều thuộc về Nhà nước quản lý, cho dù phu nhân Tổng thống có quyền sắm đồ đạc theo ý muốn. Quà tặng cho Tổng thống cũng đưa vào danh mục tài sản quốc gia. Tổng thống hết nhiệm kỳ thích món quà nào có thể mua lại theo định giá của ban quản lý.

Nhà Trắng có 132 phòng, 35 nhà vệ sinh, có 6 tầng, 412 cửa ra vào, 147 cửa sổ, 28 lò sưởi, 8 cầu thang lên xuống và 3 thang máy. Bếp trong Nhà Trắng có thể phục vụ ăn tối cho 140 người và nếu tiệc đứng thì có thể lên tới 1000 khách. Để sơn Nhà Trắng cần 570 gallons (khoảng 2000 lít) sơn để sơn phía ngoài.

Trong lịch sử của mình, tòa nhà này có nhiều tên, nhà Tổng thống, Biệt thự cao cấp, và cuối cùng thì Tổng thống Theodore Roosevelt gọi chính thức là Nhà Trắng – White House.

Tổng thống Mỹ và những điều đặc biệt

Tổng thống đầu tiên chụp ảnh trong Nhà Trắng là ông James Polk (1845-1949). Ông Theodore Roosevelt (1901-1909) là Tổng thống đi xe hơi đầu tiên đến Nhà Trắng và cũng là Tổng thống đầu tiên công du nước ngoài. Franklin Roosevelt (1933-1945) là Tổng thống Mỹ đầu tiên được đi máy bay.

Nếu xem báo, nghe đài, coi tivi, có lẽ cả tỷ người trên hành tinh mong được làm Tổng thống Mỹ, siêu cường số 1 thế giới, dù chỉ là một ngày, một giờ để thay đổi thế giới. Nào là lên xe xuống ngựa, đi chuyên cơ Air Force One, đoàn hộ tống toàn xe hơi bọc thép, có vali và chìa khóa bấm nút nguyên tử, ra lệnh chiến tranh hay ngừng cuộc chiến, quyền lực tưởng như vô hạn.

Ngồi vào ghế nóng mới hiểu nội tình bên trong. Nếu ngồi trong phòng Bầu dục ở phía Tây của Nhà Trắng, trên bàn là quyết định có mở cuộc chiến chống nước này để bảo vệ quyền lợi của nước kia, liệu ai đó dám cầm bút ký?

Tổng thống Mỹ rất đa dạng, mỗi người một số phận, sướng khổ tùy người nhưng nói chung là vất vả. Tôi làm ở World Bank cách Nhà Trắng một phố nên không lạ gì khu này. Hồi mới sang Mỹ năm 1995 đi học việc thì ra vào Nhà Trắng còn dễ. Tôi đi chơi trong đó vài tiếng và nếu gặp Tổng thống còn được bắt tay và chụp ảnh. Nhưng sau vụ khủng bố 11/9 an ninh chặt hơn, tôi chỉ được chụp với hình tổng thống làm bằng bìa cát tông trên phố với phí 5 USD.

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ
Phòng Bầu dục, nơi làm việc của Tổng thống Mỹ. (Nguồn: whitehouse)

Khi tôi viết bài này thì Joe Biden đã 81 tuổi. Đây là vị Tổng thống già nhất trong 46 vị kể từ thời George Washington nhậm chức lần đầu tiên vào tháng 4/1789 tại New York. George Washington là Tổng thống duy nhất được bầu với 100% phiếu của tất cả các bang. Còn Teddy Roosevelt là Tổng thống trẻ nhất mọi thời đại vào ngày nhậm chức, ngày mà ông mới chỉ 42 tuổi, 10 tháng và 18 ngày.

James Madison là Tổng thống thấp nhất với chiều cao 1m 64. Abraham Lincoln cao nhất với chiều cao 1m93 ngang với Lyndon B. Johnson. Vào ngày bị bắn, Lincoln nói với vệ sĩ của mình rằng ông đã mơ thấy mình sẽ bị ám sát. Tổng thống Kennedy cũng rất trẻ khi bị ám sát. Đất nước đầy súng ống nên kẻ xấu muốn nổi tiếng thì bắn Tổng thống sẽ được ghi tên vào lịch sử.

Tổng thống bị luận tội bao gồm Andrew Johnson (1868), Bill Clinton (1998) và Donald Trump (tận 2 lần vào 2019 và 2021) nhưng đều thoát do lưỡng đảng kiểm soát quyền lực và Hiến pháp rất chặt. Duy chỉ có Nixon dính líu đến chiến tranh Việt Nam trong vụ nghe lén ở khách sạn Watergate nhưng ông nhanh chân, chưa bị đưa ra luận tội đã tranh thủ… từ chức.

Tổng thống Andrew Jackson đã bị bắn vào ngực trong một cuộc đấu súng vì tình, nhưng đã cố gắng đứng vững và bắn chết đối thủ của mình. Viên đạn nằm trong ngực ông tận 40 năm sau. William Henry Harrison là Tổng thống thứ 9. Cháu trai của ông, Benjamin Harrison, là Tổng thống thứ 23. William Henry Harrison bị cảm lạnh khi đứng dưới mưa để phát biểu nhậm chức và qua đời 32 ngày sau đó, thời gian làm Tổng thống ngắn nhất.

Tổng thống George W. Bush là Tổng thống Mỹ duy nhất có bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA). George W. Bush là Tổng thống thứ 43 của Mỹ tại nhiệm từ năm 2001-2009. Cha ông là George Herbert Walker Bush là Tổng thống thứ 41 của Mỹ, nhiệm kỳ 1989-1993.

Tổng thống Mỹ Joe Biden chụp ảnh cùng các lãnh đạo ASEAN tại Nhà Trắng ngày 12/5.
Tổng thống Mỹ Joe Biden chụp ảnh cùng các lãnh đạo ASEAN tại Nhà Trắng, ngày 12/5/2022. (Nguồn: Reuters)

Lương thấp và luôn bị “soi mói”

Lương của Tổng thống Mỹ là 400.000 USD/năm, Phó Tổng thống, chủ tịch Hạ viện, Thượng viện khoảng 200.000 USD. Từ thời lập nước, George Washington hưởng lương 25.000 USD/năm, sau tăng dần lên 200.000 USD vào thế kỷ trước và hiện được tăng gấp đôi.

Nhớ có lần (2014) còn hai ngày nữa là đến 4/7, ngày Độc lập của Mỹ, trường đại học Quinnipiac làm một cuộc thăm dò dư luận về uy tín của Tổng thống trong những vấn đề chủ chốt như đối ngoại, kinh tế, bảo hiểm y tế, và cuộc chiến chống khủng bố.

Trong thăm dò, có một câu hỏi “Tổng thống nào tồi tệ nhất”, kết quả cho hay, “Barack Obama là Tổng thống Mỹ tồi tệ nhất từ Thế chiến thứ II”. Năm 2006, người ta đã tưởng ông George W. Bush là Tổng thống Mỹ kém nhất, nhưng năm 2014, dư luận Mỹ lại thấy rằng, Obama còn kém hơn cả Bush. Nhưng rồi Donald Trump xuất hiện và lại được coi là người đứng thứ 4 về yếu kém trong mọi thời tổng thống. Nhưng rồi Tổng thống Biden lại được đánh giá là “soán ngôi” của Donald Trump.

Các bài báo liên quan đến xếp hạng tổng thống nào kém nhất nước Mỹ luôn có số người đọc rất cao. Theo các cuộc thăm dò, trong 12 đời tổng thống kể từ 1945 đến 2020, dân chúng cho rằng, ông Ronald Reagan lãnh đạo tốt nhất, ông Obama và ông Bush đứng đầu bảng các tổng thống…tệ. Tuy nhiên xét hết tất cả các Tổng thống qua mọi thời đại thì danh sách 5 vị kém nhất là: (1) James Buchanan, (2) Andrew Johnson, (3) Franklin Pierce, (4) Donald J. Trump, (5) William Henry Harrison (chết sau 32 ngày nhậm chức).

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ
Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng khi còn tại nhiệm năm 2020. (Nguồn: Reuters)

Từ thời lập nước, Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ đã nói rõ, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Bình đẳng ở đây là cơ hội, được mưu cầu hạnh phúc và bình đẳng trước pháp luật. Dựa trên nguyên tắc đó, chính quyền liên bang Mỹ được thiết lập theo mô hình tam quyền phân lập. Quốc hội nắm quyền lập pháp. Tổng thống nắm quyền hành pháp, tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới nắm quyền tư pháp.

Ba nhánh quyền lực này khống chế lẫn nhau và không cho phép ai có quyền tối thượng, kể cả Tổng thống hay chủ tịch Quốc hội. Tháng 3/2023, cựu Tổng thống Trump bị triệu tới tòa ở New York để lấy vân tay trong một vụ án hình sự. Giữa năm nay, bồi thẩm đoàn gồm 12 thành viên ở New York đã kết luận ông Trump 34 tội danh trong một vụ liên quan đến làm giả tài liệu kinh doanh khiến ông Donald Trump trở thành cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết tội.

Lập pháp là biểu hiện ý chí chung của quốc gia. Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân, đó chính là quốc hội. Hành pháp thuộc về chính phủ chịu trách nhiệm điều hành đất nước dựa trên luật pháp đã được thiết lập do quốc hội thông qua. Tư pháp là tòa án nhằm trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân, các tổ chức. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật mà không bị bất kỳ thế lực nào thao túng.

Những người lập nước Mỹ cũng nghĩ đến chuyện ba nhánh quyền lực kia thông đồng với nhau để thao túng quốc gia nên đã để báo chí tự do, và đây được gọi là quyền lực thứ tư thuộc về nhân dân. Thời internet lên ngôi thì mạng xã hội là quyền lực thứ 5.

Ngày 5/11 tới nước Mỹ sẽ có vị chủ mới của Nhà Trắng. Nếu bà Harris thắng thì nước Mỹ có tổng thống đầu tiên là nữ và da mầu. Nếu ông Trump trúng cử thì nước Mỹ có thêm một tổng thống tỷ phú 78 tuổi với hai lần là chủ Nhà Trắng.

Trước khi rời Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden thực hiện chuyến thăm đầu tiên và duy nhất đến nơi này

Trước khi rời Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden thực hiện chuyến thăm đầu tiên và duy nhất đến nơi này

Theo thông báo của Nhà Trắng, từ ngày 13-15/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có chuyến công du đến Angola.

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Con đường 'hoa hồng' trải đầy gai đến Nhà Trắng

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Con đường 'hoa hồng' trải đầy gai đến Nhà Trắng

Ngày 5/11, cử tri Mỹ sẽ bước vào ngày bầu cử quan trọng nhất 4 năm qua, ngày bầu cử tổng thống 2024. Cùng Báo ...

Hành trình đặc biệt của người có thể trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ

Hành trình đặc biệt của người có thể trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ

Đương kim Phó Tổng thống Kamala Harris, người phụ nữ đặc biệt trong chính trường Mỹ rất có thể sẽ tạo ra bước đột phá ...

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Cuộc đua vô cùng sít sao, 7 bang 'chiến trường' bất phân thắng bại

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Cuộc đua vô cùng sít sao, 7 bang 'chiến trường' bất phân thắng bại

Theo các kết quả thăm dò dư luận công bố ngày 1/11, ông Donald Trump và bà Kamala Harris cách biệt rất ít, chỉ dưới ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi hôm nay 5/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 5/11. Lịch âm hôm nay 5/11/2024? Âm lịch hôm nay 5/11. Lịch vạn niên 5/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Xem tử vi 5/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 5/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động