Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Vũ Lê Thái Hoàng - Vũ Thị Hoài
Học viện Ngoại giao
Kết thúc ngày bầu cử 5/11, cựu Tổng thống Donald Trump giành được đủ phiếu đại cử tri để có thể trở thành vị Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thích ứng với một nước Mỹ rất khác
Với chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5/11, cựu Tổng thống Donald Trump sẽ trở lại Nhà Trắng lần thứ hai. (Nguồn: vanityfair)

Đặc biệt, ứng viên Donald Trump đã chiến thắng tại tất cả các bang chiến trường ông từng để thua trong kỳ bầu cử năm 2020 và lội ngược dòng tại bang Nevada, nơi ông đã thất bại trong cả hai lần tranh cử. Tại bang Pennsylvania - bang quyết định trong bầu cử Mỹ, ông Donald Trump dẫn trước bà Kamala Harris với tỷ lệ cách biệt 2,2%.

Đây có thể coi là chiến thắng khá toàn diện bởi đảng Cộng hòa đồng thời giành được đa số ghế tại Thượng viện. Cùng với việc đang chiếm đa số tại Hạ viện, khả năng cao đảng Cộng hòa sẽ kiểm soát lưỡng viện Quốc hội sau bầu cử 2024.

Dấu ấn lịch sử

Với thắng lợi này, ông Trump sẽ trở thành Tổng thống đầu tiên trong hơn 130 năm qua đảm nhiệm hai nhiệm kỳ không liên tiếp sau một lần thất cử. Ông đắc cử lần đầu năm 2016 rồi để thua Tổng thống Joe Biden trong năm 2020 và quay trở lại giành chiến thắng trong năm 2024, trở thành Tổng thống thứ 45 và 47 của nước Mỹ. Người đầu tiên làm được việc này là Tổng thống Grover Cleveland, tổng thống thứ 22 và 24, thắng cử năm 1885 và 1893.

Trong chính trường Mỹ, sẽ rất khó để một chính trị gia có thể duy trì ảnh hưởng vượt trội trong một đảng thêm bốn năm sau khi hết nhiệm kỳ. Nhiều tổng thống từng tìm cách trở lại Nhà Trắng nhưng không thành công, bao gồm Jimmy Carter và George H.W. Bush.

Ông Trump làm được điều này ngay cả khi đối mặt với rất nhiều thách thức từ hàng loạt vụ kiện tụng đời tư, tuổi tác, những vụ ám sát hụt và thay đổi chiến thuật đột ngột trước đối thủ mới chỉ ba tháng trước thềm bầu cử. Thậm chí, ông Trump còn là Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ trở lại Nhà Trắng khi từng bị luận tội.

Make America Great Again - chìa khóa chiến lược

Ông Trump từng gọi Make America Great Again (MAGA) là “phong trào vĩ đại nhất trong lịch sử của bất kỳ quốc gia nào”. Từ khẩu hiệu tranh cử năm 2016, theo thời gian, phong trào MAGA phát triển mạnh mẽ thành một cộng đồng cử tri trung thành, sẵn sàng tham gia tích cực vào các chiến dịch vận động và bỏ phiếu.

Sự cuồng nhiệt của MAGA kết hợp với phong cách của ông giúp tăng cường tỷ lệ cử tri đi bầu, bao gồm những người Mỹ thuộc tầng lớp lao động da trắng, không có bằng đại học, và các cư dân tại các khu vực nông thôn. Đây là nhóm cử tri chiếm thành phần cao nhất, tới 39.5% số phiếu phổ thông toàn quốc. Quan trọng hơn, người lao động da trắng không có bằng đại học là nhóm cử tri đông đảo nhất cả bảy bang chiến trường, thậm chí tại bang Pennsylvania, tỷ lệ này chiếm hơn một nửa cử tri. Vì vậy không ngạc nhiên khi ông Trump và phong trào MAGA tiếp tục khơi dậy sự ủng hộ của nhóm cử tri này trong năm nay.

Có thể thấy rất rõ trong 78 triệu cử tri bỏ phiếu sớm, số bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa tăng 5% so với năm 2020, giúp đảng này dẫn trước đảng Dân chủ tại các bang chiến trường như Nevada, North Carolina, và Georgia.

Nhập cư - vấn đề cốt lõi

Mặc dù bầu cử năm 2024 xoay quanh nhiều vấn đề đối nội và đối ngoại, từ vấn đề giới, chủng tộc, đến quyền phá thai hay sự ảnh hưởng của xung đột tại Trung Đông, cử tri Mỹ vẫn đặt niềm tin vào người có thể giải quyết các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế, việc làm, đời sống của họ. Theo các cuộc thăm dò, trung bình 77% người Mỹ khẳng định khủng hoảng nhập cư là vấn đề quan trọng cần giải quyết ngay lập tức.

Ông Trump hiểu được điều đó và đẩy vấn đề nhập cư thành ưu tiên tranh cử. Mọi vấn đề về an sinh xã hội, thậm chí đối ngoại, ông Trump đều quy về hệ quả của nhập cư như khiến người Mỹ bị mất việc làm, mất an toàn, an ninh, đánh thẳng vào tâm lý cử tri Mỹ, hơn là những vấn đề xã hội khác.

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác?
Vấn đề nhập cư được xem là "át chủ bài" của ông Trump trong kế hoạch tái tranh cử vào Nhà Trắng. (Nguồn: Getty)

Những bước đi khó đoán

Đây không phải điều ngạc nhiên khi thế giới đã chứng kiến những quyết định đột ngột của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu. Tuy nhiên, Trump 2.0 sẽ khác với Trump 1.0 vì ba lý do: Thứ nhất, môi trường quốc tế thay đổi, biến động, cạnh tranh, xung đột gia tăng. Thứ hai, đội ngũ cố vấn của ông Trump sẽ được điều chỉnh. Thứ ba, với tâm lý nhiệm kỳ cuối cùng sẽ không loại trừ khả năng ông Trump có những quyết định còn táo bạo hơn trước.

Về đối nội, nhiệm kỳ Trump 1.0 và tuyên bố chính sách của ông trong quá trình tranh cử là cơ sở để các nhà quan sát cho rằng chiến thắng của ông có thể tạo nên nhiều thay đổi trong kinh tế xã hội Mỹ. Ngoài vấn đề nhập cư mà chắc chắn ông Trump sẽ thực hiện cam kết với cử tri, những vấn đề an sinh xã hội khác (sức khỏe, giáo dục, quyền phá thai…) có khả năng nằm ngoài chương trình nghị sự của chính quyền Trump 2.0.

Về đối ngoại, cách tiếp cận “nước Mỹ trên hết” có thể vẫn được duy trì, ông Trump nhiều khả năng đưa ra quyết sách chưa có tiền lệ hay phá tiền lệ, bất chấp sự phản đối của cả nội bộ và đồng minh, đối tác. Nguyên nhân là do bên cạnh tư duy và quan điểm truyền thống của đảng Cộng hòa, quan điểm của ông Trump chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ xuất thân doanh nhân và vị trí “người ngoài cuộc” trong hệ thống chính trị Mỹ. Ông Trump theo đuổi “Chủ nghĩa hiện thực có nguyên tắc”, ưu tiên củng cố sức mạnh bên trong, giảm can dự trực tiếp bên ngoài, coi trọng kết quả thực chất trong quan hệ với đồng minh và đối tác. Trong suốt quá trình tranh cử, ông Trump nhiều lần tuyên bố rút khỏi các hiệp định đa phương, yêu cầu các nước NATO gia tăng đóng góp, thậm chí tuyên bố rút khỏi các hợp tác quân sự. Những bước đi khó đoán của ông Trump đặt các quốc gia vào trạng thái luôn phải chủ động thích ứng và ứng phó.

Thời Trump 2.0

Nước Mỹ dưới thời Trump 2.0 sẽ là một nước Mỹ rất khác và đảng Cộng hòa dưới thời Trump 2.0 sẽ không còn những giá trị truyền thống của nó.

Song hành với chiến thắng của ông Trump, đảng Cộng hòa có khả năng cao kiểm soát toàn bộ ba nhánh hành pháp, lập pháp, tư pháp của Mỹ. Vì vậy, những thay đổi dưới chính quyền Trump 2.0 sẽ là thay đổi mang tính toàn diện, tác động đến mọi mặt của đời sống.

Đối với thế giới, sự trở lại của ông Trump có thể dẫn đến thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine, quan hệ với Nga, từ đó tác động tới cán cân quyền lực Mỹ - Trung - Nga, định hình lại cục diện địa chính trị thế giới. Tình hình tại Trung Đông, quan hệ với Triều Tiên, vấn đề Đài Loan nhiều khả năng sẽ có những bước chuyển mới khi ông Trump lên nắm quyền. Với Trung Quốc, ông Trump có khả năng thúc đẩy cạnh tranh một cách cứng rắn, quyết liệt hơn.

Tựu trung, thắng lợi của cựu Tổng thống Donald Trump không chỉ là thắng lợi của một cá nhân mà là cả một hệ tư tưởng. Dưới chính quyền Trump 2.0, tình hình sẽ phức tạp nhưng cũng xuất hiện những cơ hội. Điều này đòi hỏi tất cả cần bình tĩnh để chủ động thích ứng với một nước Mỹ rất khác.

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm ngay

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm ngay

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập ...

Bà Kamala Harris phát biểu: Hôm nay trái tim tôi tràn đầy... mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi và đừng bao giờ bỏ cuộc!

Bà Kamala Harris phát biểu: Hôm nay trái tim tôi tràn đầy... mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi và đừng bao giờ bỏ cuộc!

Ngày 6/11, trên sân khấu của Đại học Howard, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris lần đầu tiên có bài phát biểu kể từ sau ...

Viễn cảnh nào cho đàm phán Ukraine-Nga hậu bầu cử Mỹ

Viễn cảnh nào cho đàm phán Ukraine-Nga hậu bầu cử Mỹ

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang chuẩn bị đưa ra đề nghị với tân Tổng thống Mỹ Donald Trump về "chiến dịch Kursk".

Ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ: Đồng minh của Nga chúc mừng, Tổng thống Ukraine gấp rút gọi điện, Pháp tranh thủ gửi thông điệp

Ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ: Đồng minh của Nga chúc mừng, Tổng thống Ukraine gấp rút gọi điện, Pháp tranh thủ gửi thông điệp

Các lãnh đạo thế giới tiếp tục gửi lời chúc mừng cựu tổng thống Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, tái đắc cử ...

Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thế giới mong chờ điều gì? Cơ hội mới của Trung Quốc và châu Âu đã mở?

Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thế giới mong chờ điều gì? Cơ hội mới của Trung Quốc và châu Âu đã mở?

Với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, các ý tưởng kinh tế của ông đưa ra trong chiến dịch tranh ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
EU lùi 1 năm áp dụng quy định về nạn phá rừng

EU lùi 1 năm áp dụng quy định về nạn phá rừng

Nguyên nhân chính gây ra nạn phá rừng và suy thoái rừng toàn cầu là việc mở rộng đất nông nghiệp để sản xuất các hàng hóa như cà phê, ...
Vượt qua Trung Quốc, OECD đánh giá Hàn Quốc có hạ tầng 5G tốt nhất thế giới

Vượt qua Trung Quốc, OECD đánh giá Hàn Quốc có hạ tầng 5G tốt nhất thế giới

Theo OECD, Hàn Quốc vừa sở hữu hạ tầng 5G tốt nhất thế giới, vừa xếp thứ 2 về số lượng người dùng.
Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê bật tăng mạnh mẽ, xuất khẩu giảm sâu, hàng Việt sẽ vẫn tuân thủ EUDR

Giới phân tích dự báo sản lượng cà phê vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm 10-15% so với vụ 2023 - 2024. Việt Nam là quốc ...
Bài tarot hôm nay 22/11: Thất bại lớn nhất của cuộc đời bạn là gì?

Bài tarot hôm nay 22/11: Thất bại lớn nhất của cuộc đời bạn là gì?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp về thất bại lớn nhất trong cuộc đời mình. Hãy chọn ngay một lá bài để giải mã ...
Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu ‘đi vay’, Đan Mạch đã lên tiếng về vấn đề này?
New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand chính thức coi Hezbollah và Houthi là các tổ chức khủng bố

New Zealand đã chỉ định toàn bộ phong trào Hezbollah là tổ chức khủng bố, động thái điều chỉnh so với quyết định trước đây.
Xung đột Gaza: Israel lại không kích gây chết người, Mỹ dứt khoát phủ quyết nghị quyết ngừng bắn, Palestine phản đối, gạt mọi kế hoạch lập vùng đệm

Xung đột Gaza: Israel lại không kích gây chết người, Mỹ dứt khoát phủ quyết nghị quyết ngừng bắn, Palestine phản đối, gạt mọi kế hoạch lập vùng đệm

Tình hình giải quyết xung đột Gaza vẫn bế tắc khi Mỹ phủ quyết một dự thảo nghị quyết về lệnh ngừng bắn trong cuộc họp của HĐBA LHQ.
Iran bất ngờ rẽ hướng 'lạ' liên quan chương trình hạt nhân, IAEA lên tiếng

Iran bất ngờ rẽ hướng 'lạ' liên quan chương trình hạt nhân, IAEA lên tiếng

IAEA cho biết, Iran đã bắt đầu thực hiện các bước để ngừng tăng thêm cấp độ làm giàu uranium, giữ ở mức không vượt quá 60%.
Chính quyền Tổng thống Biden 'vớt vát' vì Ukraine trước khi mãn nhiệm: Thay đổi chính sách viện trợ vũ khí, xóa nợ hàng tỷ USD

Chính quyền Tổng thống Biden 'vớt vát' vì Ukraine trước khi mãn nhiệm: Thay đổi chính sách viện trợ vũ khí, xóa nợ hàng tỷ USD

Các quan chức Mỹ của chính quyền Biden đang tìm cách làm những gì có thể trước khi rời nhiệm sở để hỗ trợ Ukraine trong xung đột với Nga.
Brazil, Trung Quốc nâng cấp quan hệ, ký kết gần 40 văn bản hợp tác

Brazil, Trung Quốc nâng cấp quan hệ, ký kết gần 40 văn bản hợp tác

Trung Quốc và Brazil vừa nâng cấp quan hệ trở thành một Cộng đồng chia sẻ tương lai vì một thế giới công bằng hơn và một hành tinh bền vững hơn.
Ông Trump có hành động đầu tiên với NATO, hứa hẹn sẽ lật ngược chính sách của Tổng thống Biden

Ông Trump có hành động đầu tiên với NATO, hứa hẹn sẽ lật ngược chính sách của Tổng thống Biden

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã chọn luật sư Matthew Whitaker làm Đại sứ Mỹ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động