Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đấu của những người sở hữu vận may đáng kinh ngạc, chương cuối trong câu chuyện dài kỳ khó đoán

Vy Anh
Hành trình trở thành ứng cử viên Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử 2024 của ông Donald Trump và Kamala Harris có rất nhiều yếu tố bất ngờ, điều này càng khiến cho kết quả cuộc bầu cử càng trở nên khó đoán định.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bầu cử Mỹ 2024: 'Cuộc đấu' của những người sở hữu vận may đáng kinh ngạc, chương cuối trong câu chuyện dài kỳ khó đoán
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump chạm vào kính bảo vệ trong một cuộc vận động tranh cử tại Lititz, Pennsylvania, ngày 3/11. (Nguồn: Reuters)

Không ai đoán được chữ "ngờ"

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 là cuộc bầu cử không ai có thể lường trước được.

Cách đây không lâu, ông Donald Trump còn loay hoay khi bị luận tội hai lần và bị bỏ phiếu rời khỏi Nhà Trắng. Ngay cả một số đồng minh thân cận nhất của ông cũng mong chờ một tương lai mà không có nhà tỷ phú tính khí thất thường này lãnh đạo đảng Cộng hòa, đặc biệt là sau nỗ lực bất thành của ông nhằm đảo ngược kết quả bầu cử năm 2020. Cách đây 2 năm khi ông Trump tuyên bố ra tranh cử trở lại, tờ New York Post đã “vùi” bài báo này ở tận trang số 26.

Cùng lúc đó, bà Kamala Harris đang vật lộn với tư cách là một người bạn đồng hành kín tiếng của Tổng thống Joe Biden. Từng được coi là một ngôi sao đang lên trong đảng Dân chủ, bà đã phải vật lộn với cả hồ sơ và danh mục đầu tư của mình, khiến những người ủng hộ bà thất vọng trong khi những người chỉ trích lại vui mừng. Họ từng tự hỏi liệu ông Biden có nên thay thế bà làm người bạn đồng hành khi ông tìm kiếm nhiệm kỳ thứ hai hay không.

Tuy nhiên, vào Ngày bầu cử 5/11, dù trước đây có vẻ khó tin, nhưng cử tri Mỹ sẽ chọn ông Trump hoặc bà Harris làm Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Đây là chương cuối cùng trong một trong những câu chuyện dài kỳ khó hiểu, khó lường.

Lịch sử đã và sẽ được tạo ra. Cử tri Mỹ chưa bao giờ bầu chọn một Tổng thống bị kết án phạm tội. ông Trump đã sống sót không chỉ một mà là sau hai lần bị ám sát.

Ông Biden đã bỏ cuộc vào giữa năm bầu cử và bà Harris có thể trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Các nguyên tắc cơ bản về nền dân chủ ở siêu cường hàng đầu thế giới sẽ bị thử thách hơn bao giờ hết kể từ cuộc Nội chiến.

Đó là chưa kể đến bối cảnh của các cuộc xung đột đồng thời diễn ra ở châu Âu và Trung Đông, hoạt động tin tặc từ các chính phủ nước ngoài, thông tin sai lệch ngày càng bị bình thường hóa và sự tham gia mật thiết của người đàn ông giàu nhất thế giới - Elon Musk. Hiện nay, điều duy nhất mà nước Mỹ có thể đồng ý là: không biết câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào?

Từ thất thế đến vị thế vững vàng

Đảng Cộng hòa có thể đã kết thúc với ông Trump sau cuộc bạo loạn tại Đồi Capital. Đó là ngày ông Trump kích động những người ủng hộ bằng những tuyên bố sai sự thật về gian lận cử tri, chỉ đạo họ diễu hành đến Đồi Capitol trong khi Quốc hội đang xác nhận chiến thắng bầu cử của ông Biden theo nghi lễ.

Ông Trump bắt đầu lên kế hoạch tái tranh cử ngay cả khi một số nhà lãnh đạo trong đảng Cộng hòa hy vọng ông sẽ bị lu mờ trước Thống đốc bang Florida Ron DeSantis, hoặc cựu Thống đốc bang South Carolina, Nikki Haley, người từng là đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc dưới thời ông Trump cầm quyền.

Sau khi ông Trump tuyên bố sẽ chạy đua với ông Biden vào Nhà Trắng, ông đã 4 lần phải đối mặt với các cáo buộc hình sự, với 2 trong số này có liên quan đến nỗ lực lật ngược bất thành kết quả bầu cử năm 2021. Một bản cáo trạng khác liên quan đến việc ông từ chối trả lại các tài liệu mật cho chính phủ liên bang sau khi rời nhiệm sở.

Ông Trump đã không nhận tội đối với tất cả các cáo buộc trên và không có vụ án nào trong số đó được giải quyết.

Tuy nhiên, bản cáo trạng thứ tư ở New York đã khiến ông Trump trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ bị kết án hình sự. Một bồi thẩm đoàn đã tuyên ông có tội vào ngày 30/5 vì làm giả hồ sơ kinh doanh để trả tiền bịt miệng cho một ngôi sao phim khiêu dâm, người đã tuyên bố hai bên có quan hệ tình cảm.

Không có điều gì trong số này cản bước được ông Trump, người đã phớt lờ các đối thủ của mình trong cuộc bầu cử sơ bộ khi ông tiến nhanh tới đề cử tổng thống của đảng Cộng hòa. Ứng cử viên Donald Trump đã tận dụng sự tức giận của người dân về lạm phát leo thang cũng như thất vọng về những người di cư vượt biên giới phía Nam. Ông cũng chỉ trích ông Biden là quá già cho vị trí lãnh đạo nước Mỹ mặc dù ông chỉ kém ông Biden có 4 tuổi.

Tuy nhiên, sau 2 lần bị ám sát hụt, con đường đến Nhà Trắng của ông Trump dường như rõ ràng hơn bao giờ hết - thậm chí có lẽ là điều không thể tránh khỏi.

Bầu cử Mỹ 2024: 'Cuộc đấu' của những người sở hữu vận may đáng kinh ngạc, chương cuối trong câu chuyện dài kỳ khó đoán
Ứng cử viên Tổng thống Kamala Harris tại Nhà thờ Greater Emmanuel ở Detroit, Michigan, ngày 3/11. (Nguồn: Reuters)

Chỉ có thể nói là "may"

Phó Tổng thống Harris đang chuẩn bị giải câu đố với các cháu gái của mình vào sáng 21/7 thì nhận được cú điện thoại của ông Biden, trong đó nhà lãnh đạo Mỹ thông báo quyết định chấm dứt nỗ lực tái tranh cử của mình và ủng hộ bà Harris làm người thay thế.

Ngay sau đó, bà Harris đã thực hiện hàng chục cuộc gọi điện thoại trong ngày để sắp xếp sự ủng hộ và hội đủ sự ủng hộ để đảm bảo được đề cử trong vòng hai ngày.

Đó là một sự đảo ngược vận may đáng kinh ngạc. Bà Harris đã thất bại khi tranh cử Tổng thống 4 năm trước đó, bỏ cuộc trước cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên của đảng Dân chủ.

Ông Biden đã hồi sinh sự nghiệp chính trị của bà Harris bằng cách chọn bà làm bạn đồng hành, và bà đã trở thành người phụ nữ đầu tiên, người da màu và người gốc Nam Á đầu tiên giữ chức Phó Tổng thống Mỹ.

Tuy nhiên, những khó khăn của bà Harris không dừng lại ở đó. Bà đã lúng túng trả lời các câu hỏi về vấn đề nhập cư, giám sát sự thay đổi nhân sự rộng rãi trong văn phòng của mình và lùi vào hậu trường thay vì sử dụng địa vị lịch sử của mình làm nền tảng.

Tất cả những điều đó bắt đầu thay đổi vào ngày 24/6/2022, khi Tòa án Tối cao Mỹ lật ngược phán quyết “Roe v Wade” năm 1973 vốn công nhận quyền phá thai trên toàn quốc. Bà Harris trở thành người ủng hộ hàng đầu của Nhà Trắng về một vấn đề đã tái định hình nền chính trị Mỹ.

Bà cũng chứng tỏ mình nhanh nhẹn hơn trước. Ngay sau khi trở về từ chuyến đi kéo dài một tuần tới châu Phi, ekip của bà đã dàn dựng một chuyến đi bất ngờ đến Nashville để bà Harris có thể thể hiện sự ủng hộ đối với hai nhà lập pháp Tennessee đã bị trục xuất vì phản đối kiểm soát súng. Khi ông Biden bỏ cuộc, bà đã có vị thế tốt hơn để nắm bắt thời cơ.

Cuộc tranh cử định hình lại nước Mỹ

Trong khi phát biểu với các nhân viên phục vụ chiến dịch tranh cử tại Wilmington, bà Harris đã sử dụng một câu nói đã trở thành câu thần chú, được những người ủng hộ hô vang tại các cuộc mít tinh trên khắp cả nước.

Bà tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không quay lại". Đây là một sự đối lập phù hợp với khẩu hiệu của ông Trump “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại", mà ông đã sử dụng kể từ khi phát động chiến dịch tranh cử đầu tiên của mình cách đây hơn 8 năm.

Hai ứng cử viên hầu như không có điểm chung nào, được thể hiện trong màn tranh luận trực tiếp duy nhất trên truyền hình giữa hai người vào ngày 10/9. Trong màn tranh luận này, bà Harris hứa sẽ khôi phục quyền phá thai và sử dụng các khoản giảm thuế để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và gia đình. Bà tuyên bố sẽ "trở thành Tổng thống của tất cả người Mỹ".

Trong khi đó, ông Trump cam kết bảo vệ nền kinh tế Mỹ bằng thuế quan và đưa ra những tuyên bố sai sự thật về việc người di cư ăn thịt thú cưng của người dân.

Ông gọi bà Harris là "Phó Tổng thống tệ nhất trong lịch sử đất nước chúng ta".

Nhiều người coi bà Harris đang chiếm ưu thế, nhưng ông Trump khẳng định mình đã thắng nhưng từ chối tranh luận lần thứ hai. Cuộc đua vẫn diễn ra rất sít sao.

Các chuyên gia và người thăm dò ý kiến đã cố gắng xác định bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ hội thắng cử của hai ứng cử viên này. Những thay đổi nhỏ trong dư luận có thể làm thay đổi kết quả bầu cử.

Có thể mất nhiều ngày để kiểm đủ số phiếu để xác định ai sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Khi có kết quả bầu cử rõ ràng, có thể có một bất ngờ khác trong một chiến dịch vốn đầy rẫy những bất ngờ.

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump nói bà Harris có nhiều khiếm khuyết, ứng cử viên của đảng Dân chủ yêu cầu một việc

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump nói bà Harris có nhiều khiếm khuyết, ứng cử viên của đảng Dân chủ yêu cầu một việc

Ngày 31/8, Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ nói rằng, nhóm của ...

Bầu cử Mỹ 2024: Cựu Tổng thống Trump và đối thủ Harris bất phân thắng bại trong một cuộc thăm dò toàn quốc

Bầu cử Mỹ 2024: Cựu Tổng thống Trump và đối thủ Harris bất phân thắng bại trong một cuộc thăm dò toàn quốc

Theo cuộc thăm dò toàn quốc gần đây nhất của CNN trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5/11, ứng cử viên tổng thống ...

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Chưa đầy 48 giờ nữa, toàn thế giới sẽ biết ai trở thành tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Tuy nhiên, cho đến giờ ...

Không khí ‘nóng hừng hực’ trong tuần cuối của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Không khí ‘nóng hừng hực’ trong tuần cuối của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Nước Mỹ đang "sục sôi" với cuộc đua nước rút trong tuần cuối chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ giữa hai ứng viên Kamala ...

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới hiện nay như thế nào và chính sách đối ...

Diễn biến bầu cử Mỹ 2024: Lại một 'chung kết' se lạnh và không có mưa, người Mỹ đã quen '30 chưa phải là Tết'

Diễn biến bầu cử Mỹ 2024: Lại một 'chung kết' se lạnh và không có mưa, người Mỹ đã quen '30 chưa phải là Tết'

Quả thật, người dân Mỹ chỉ trả lời là họ sẽ bỏ phiếu cho ai. Còn ai trúng Tổng thống thì họ không thể trả ...

(theo AP)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Xem nhiều

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Peugeot của các dòng như 2008 2021, Traveller 2021, 3008 2021, 5008 2021, 408 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Công ty SPP thông tin, châu Âu vẫn chưa đạt được thoả thuận thay thế khí đốt Nga qua đường ống bằng khí đốt từ Azerbaijan.
Wedge Holdings và SBNV khuấy động sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity với dòng sản phẩm anime đình đám

Wedge Holdings và SBNV khuấy động sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity với dòng sản phẩm anime đình đám

Cuối tuần qua, Wedge Holdings từ Nhật Bản và Showa Brain Navi Vietnam (SBNV) đã làm nổi bật sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity tại TP. Hồ Chí Minh
Xe tay ga Honda BeAT đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Xe tay ga Honda BeAT đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Hãng xe Nhật Bản vừa đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp Honda BeAT tại Việt Nam, từng bước làm mới danh mục xe để gia tăng tính cạnh ...
Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội

Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội

Đồng bào dân tộc thiểu số của thành phố Hà Nội cư trú tập trung theo cộng đồng tại 119 thôn, thuộc 14 xã của 5 huyện.
Cập nhật lịch thi đấu Cup C1 châu Âu và lịch phát sóng trực tiếp Champions League mới nhất hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C1 châu Âu và lịch phát sóng trực tiếp Champions League mới nhất hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C1 châu Âu và và lịch phát sóng trực tiếp Champions League mùa giải 2024-2025, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động