Ảnh minh họa. (Nguồn: DW) |
Nhiều tháng trôi qua, ngay cả khi người châu Âu hòa mình vào quán bar, nhà hàng và bãi biển đông đúc, viễn cảnh đó vẫn chưa xảy ra.
Khi số ca nhiễm gia tăng khiến nhiều bang tái áp đặt các lệnh hạn chế, quá trình mở cửa của châu Âu theo đúng kế hoạch.
Lý do phần lớn nằm ở sự thay đổi rõ rệt trong hành vi xã hội khắp châu Âu sau những nỗ lực rộng khắp của các nhà hoạch định chính sách nhằm thuyết phục công chúng tuân thủ biện pháp 3 mũi nhọn đơn giản: Giữ khoảng cách khi có thể, tăng cường vệ sinh và đeo khẩu trang khi cần thiết. Những người cao tuổi, đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước Covid-19, cần đề phòng đặc biệt.
"Người dân châu Âu hiểu họ cần làm gì và thực hiện rất nghiêm túc", Ilaria Capua, nhà virus học người Italy tại Đại học Florida, Mỹ, nhận xét. "Các quốc gia khác nhau xử lý khủng hoảng theo cách khác nhau, nhưng không có ai ở châu Âu đánh giá thấp dịch bệnh".
Một yếu tố quan trọng khác giúp các nước châu Âu giảm đáng kể số ca nhiễm virus là tiếp tục cấm các sự kiện bị gọi là "siêu lây nhiễm", chỉ những cuộc tập trung quy mô lớn như trận đấu bóng đá, buổi hòa nhạc, bởi chúng bị coi là những "lò ấp" virus.
Số ca nhiễm mới thấp tạo điều kiện cho châu Âu giải phóng không gian trong các bệnh viện, đồng thời giúp giới chức y tế cộng đồng có thể tập trung vào xét nghiệm và kịp thời cách ly những người mang mầm bệnh, cũng như truy vết và xét nghiệm những người tiếp xúc gần với họ.
Tình hình hiện nay tại châu Âu tương phản rõ rệt so với giai đoạn đầu cuộc khủng hoảng. Khi đó, lãnh đạo nhiều nước vẫn coi nhẹ Covid-19, phần lớn người dân không đeo khẩu trang hoặc thực hiện cách biệt cộng đồng, việc cấm các trận đấu bóng đá hoặc sự kiện lớn khác dường như là không tưởng.
"Ở Mỹ, mọi người cho rằng phải sống chung với virus và không thể làm gì khác. Điều đó không đúng. Châu Âu đã chứng minh rằng bạn có thể xoay chuyển tình thế", Jennifer Nuzzo, nhà dịch tễ học tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, nêu ý kiến.
"Khác biệt cơ bản giữa châu Âu và Mỹ là người châu Âu xử lý đại dịch một cách nghiêm túc, trong khi Mỹ phần lớn không như vậy", Ashish Jha, giám đốc Viện Y tế Toàn cầu Harvard, nhận định. "Mỹ không xây dựng các chương trình xét nghiệm và truy vết, thậm chí không thể hạ số ca nhiễm tại nhiều khu vực của đất nước. Chúng tôi đã làm mọi thứ một cách nửa vời".
Dù đạt thành công nhất định, giới chức châu Âu vẫn cảnh báo không tự mãn. Tại Tây Ban Nha, chính quyền địa phương ở vùng Đông Bắc đã tái áp dụng một số biện pháp hạn chế sau khi một cụm dịch khiến số ca nhiễm mới của đất nước tăng nhiều nhất kể từ tháng 5.
Một dấu hiệu khác cho thấy các chính phủ châu Âu vẫn đề phòng đại dịch là việc đeo khẩu trang dần trở thành bắt buộc.
| Tin tức ASEAN buổi sáng 27/7: ASEAN ghi nhận hơn 4.000 ca nhiễm mới Covid-19, Việt Nam đang phát huy năng lực phát ngôn lớn hơn về RCEP TGVN. Cập nhật tình hình Covid-19 tại ASEAN, Việt Nam tập hợp tiếng nói của ASEAN và cô đọng nội dung đàm phán RCEP... là những ... |
| Đại dịch Covid-19: Thế giới ghi nhận hơn 16,2 triệu ca nhiễm, Ấn Độ chưa thể 'thả lỏng' TGVN. Theo worldometers, tính đến 16h ngày 26/7, số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trên toàn thế giới đã vượt quá ... |
| Cập nhật 7h ngày 26/7: Triều Tiên xác nhận đã có ca nhiễm đầu tiên, dịch Covid-19 ở Hong Kong diễn biến đáng lo ngại TGVN. Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 6h sáng ngày 26/7, thế giới có 16.185.100 người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus ... |