Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực

Vy Anh
Sáng ngày 23/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 với chủ đề “Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực” do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khai mạc Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh chung. (Ảnh: PH)

Hội thảo có sự tham dự của PGS. TS. Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, gần 300 đại biểu tham dự trực tiếp và hơn 250 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến.

Đồng thời, Hội thảo lần này quy tụ gần 50 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ 23 quốc gia và các tổ chức quốc tế; gần 100 đại biểu từ các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, 22 Đại sứ trong đó nhiều Đại sứ trực tiếp tham gia điều phối các phiên Hội thảo. Nhiều phóng viên đến từ các hãng thông tấn, truyền hình trong và ngoài nước đã tham dự trực tiếp đưa tin về Hội thảo.

Phát biểu khai mạc, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, Đại sứ, Tiến sĩ Phạm Lan Dung đã chia sẻ lý do lựa chọn địa điểm tổ chức Hội thảo năm nay tại thành phố Hạ Long xinh đẹp, cũng là Di sản thiên nhiên Thế giới của UNESCO, là minh chứng cho sự vĩ đại và bền bỉ của thiên nhiên. Giống như huyền thoại về Hạ Long, Ban tổ chức mong muốn truyền tải thông điệp về sứ mệnh bảo vệ điều quý giá, đó là hoà bình, ổn định và thịnh vượng chung ở Biển Đông, cũng như thể hiện quyết tâm tìm ra những giải pháp bền vững cho khu vực.

Khai mạc Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực
Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, Đại sứ, Tiến sĩ Phạm Lan Dung phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: PH)

Đại sứ, Tiến sĩ Phạm Lan Dung cho biết, sau nhiều năm thảo luận, Biển Đông vẫn là điểm nóng, với các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và khác biệt về yêu sách biển, cùng với tình hình quân sự hoá tại khu vực. Tuy nhiên, giống như những hòn đảo đứng vững trước sóng gió, các bên vẫn phải kiên định trong nỗ lực theo đuổi hoà bình và ngoại giao; và cũng giống như quá trình mài giũa đá, những bước tiến trong ngoại giao đòi hỏi thời gian, kiên nhẫn và sự lạc quan.

Tại Phiên khai mạc, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã có bài phát biểu chính, trong đó đánh giá thế giới đang đứng trước bước ngoặt lớn, quá trình chuyển dịch sang cục diện đa cực, đa trung tâm nhiều bất ngờ, khó đoán định và nếu không được kiểm soát tốt, có thể dẫn đến thảm họa; cho biết lòng tin đối với những thiết chế và quy tắc hiện hành đang dần giảm và khi đó các hành vi đơn phương sẽ thắng thế, bỏ qua lợi ích chính đáng của các bên và của cộng đồng quốc tế.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá, xu hướng này đã và đang làm thu hẹp không gian dành cho đối thoại, ngoại giao và hợp tác; đẩy chạy đua vũ trang và các biện pháp răn đe lên tuyến đầu trong chiến lược của nhiều quốc gia.

Theo Thứ trưởng, cạnh tranh giữa các nước lớn ngày nay không chỉ đơn thuần nhằm tranh giành lãnh thổ, vùng biển giành giật tài nguyên, nhằm kiểm soát thương mại, công nghệ và năng lực quân sự mà quan trọng hơn cả là để chi phối quan điểm và tầm nhìn sẽ định hình hệ thống quốc tế trong tương lai. Do đó, Thứ trưởng đánh giá cao chủ đề “Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực” thể hiện tính thời sự và cấp thiết hiện nay.

Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định, việc tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi là nền tảng đảm bảo hoà bình và ổn định quốc tế; và cũng là khuôn khổ chung cho các quốc gia giải quyết tranh chấp hoà bình và hợp tác.

Thứ trưởng đánh giá, dịp kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) chính thức có hiệu lực là cơ hội tái khẳng định tầm quan trọng của UNCLOS là khuôn khổ pháp lý toàn diện điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương và là cơ sở cho các hành động và hợp tác trên biển ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu; do đó, tính toàn vẹn của UNCLOS cần phải được duy trì.

Khai mạc Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu khai mạc Hội nghị. (Ảnh: PH)

Việc Việt Nam đề cử ứng viên đầu tiên vào vị trí thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) giai đoạn 2026-2035 tái khẳng định Việt Nam sẵn sàng cống hiến vào hoạt động của ITLOS; đồng thời thể hiện cam kết mạnh mẽ, kiên định đối với UNCLOS nói riêng và tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế nói chung.

Nhân dịp này, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cũng thông tin, Văn kiện vì Tương lai của Liên Hợp quốc vừa được ký kết tiếp tục khẳng định quyết tâm toàn cầu trong đối phó với các thách thức của nhân loại thông qua hợp tác đa phương; nhấn mạnh ASEAN nên được tin tưởng và giao phó vai trò trung gian và kết nối, vì các nguyên tắc cởi mở, bao trùm, minh bạch và tôn trọng luật pháp quốc tế của ASEAN sẽ gắn kết tất cả các bên.

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 16 diễn ra trong hai ngày 23-24/10 với 7 phiên về các chủ đề đa dạng: Hướng tới trật tự đa cực: “Hòa bình nóng”, “Chiến tranh lạnh” hay “Cùng tồn tại Hòa bình”?; Vai trò trung tâm của ASEAN trong thách thức: Tích cực chủ động hay ẩn mình chờ thời?; An toàn và tự do hàng hải từ Biển Đỏ tới Biển Đông: Trách nhiệm thuộc về ai?; UNCLOS sau 30 năm: Vẫn nguyên giá trị?; Xem xét lại nghĩa vụ không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết và ngăn ngừa xung đột; Phương tiện tự hành trên biển: Liệu trí tuệ nhân tạo có thể tự sửa sai?; và Ngoại giao, Phòng thủ hay Răn đe: Lựa chọn nào cho hòa bình?

Khai mạc Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực
Hội thảo thu hút sự quan tâm của các nhà ngoại giao, học giả trong nước và quốc tế. (Ảnh: PH)

Bên cạnh 7 phiên thảo luận chính, Hội thảo năm nay còn có 2 phiên dẫn đề, với sự trình bày tham luận dẫn đề quan trọng của Thẩm phán Horinouchi Hidehisa, ITLOS và của quan chức lãnh đạo từ nhiều quốc gia như bà Catherine West, Quốc vụ khanh phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh (FCDO), Vương quốc Anh; Nghị sĩ Tim Watts, Đồng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Australia; ông Scott Millar, Trợ lý Thứ trưởng phụ trách Chính sách, Bộ Quốc phòng Canada; ông Sidharto Reza Suryodipuro (Vụ trưởng Vụ Hợp tác ASEAN, Trưởng SOM ASEAN Indonesia); ông Niclas Kvarnström, Vụ trưởng phụ trách châu Á-Thái Bình Dương, Cơ quan Đối ngoại Liên minh châu Âu (EEAS).

Năm nay, bên lề Hội thảo chính, Ban tổ chức tiếp tục tổ chức Chương trình Lãnh đạo trẻ để tìm kiếm những gương mặt trẻ, thế hệ kế cận trong nghiên cứu vấn đề Biển Đông và dành thời gian thảo luận tại phiên đặc biệt với chủ đề Thế hệ trẻ và an ninh biển.

Đáng chú ý, lần đầu tiên, Ban tổ chức thực hiện Bàn tròn ASEAN nhằm kết nối các chuyên gia hàng đầu của Đông Nam Á để thảo luận về các cơ hội thúc đẩy hợp tác khu vực.

Khai mạc Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực
Đại sứ Đặng Đình Quý (ngoài cùng bên trái), nguyên Thứ trưởng Ngoại giao chủ trì phiên dẫn đề ngay sau phiên khai mạc Hội thảo. (Ảnh: PH)

Tại sự kiện, đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đánh giá, việc được lựa chọn là địa điểm tổ chức hội thảo quan trọng này trong bối cảnh vừa trải qua cơn bão lớn nhất trong vòng 30 năm trở lại đây là cơ hội quảng bá hình ảnh, tiềm năng của địa phương, cũng là dịp để khẳng định sự ủng hộ và cam kết của tỉnh đối với các nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc tế, bảo vệ chủ quyền biển đảo và phát triển kinh tế biển, minh chứng cho sự hồi sinh mãnh liệt của địa phương sau những khó khăn thách thức.

Được ví như “một Việt Nam thu nhỏ”, trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, tỉnh Quảng Ninh kiên trì, nhất quán thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm, toàn diện, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” dựa vào 3 trụ cột: Thiên nhiên - Con người - Văn hóa; lấy người dân làm trung tâm, định hình rõ nét những giá trị cốt lõi, riêng có, giàu bản sắc văn hóa của địa phương với các đặc trưng “Thiên nhiên tươi đẹp - Văn hóa đặc sắc - Xã hội văn minh - Hành chính minh bạch - Kinh tế phát triển - Nhân dân hạnh phúc”.

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển

Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển

Sáng ngày 8/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế ‘Hợp ...

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền ở phạm vi toàn cầu

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền ở phạm vi toàn cầu

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhận định trách nhiệm thúc đẩy và duy trì pháp quyền ở mọi cấp độ cần được tất cả các ...

ASEAN tự tin, tự cường và tự chủ chiến lược trong thế giới biến động

ASEAN tự tin, tự cường và tự chủ chiến lược trong thế giới biến động

Ngày 9/10, tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan tại ...

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Với việc giải quyết hơn 30 tranh chấp biển trong gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng ...

Xác định yêu sách chồng lấn trên biển: Các biện pháp khả thi từ góc nhìn của Giáo sư Australia

Xác định yêu sách chồng lấn trên biển: Các biện pháp khả thi từ góc nhìn của Giáo sư Australia

Tại Hội thảo quốc tế "Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển", Giáo sư Clive Schofield, Trung tâm Tài nguyên ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Những thực phẩm lành mạnh có đặc tính chống viêm trong mùa Đông

Những thực phẩm lành mạnh có đặc tính chống viêm trong mùa Đông

Cá béo, quả mọng, rau lá xanh hay dầu ô liu... nên được thêm vào chế độ ăn để giảm tình trạng viêm do thời tiết lạnh mùa Đông.
Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV và bạo lực trên cơ sở giới

Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV và bạo lực trên cơ sở giới

Gặp gỡ thường niên khẳng định cam kết của Liên hợp quốc trong việc xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên giới.
Sống xanh từ hành động nhỏ

Sống xanh từ hành động nhỏ

Baoquocte.vn. Khuyến khích lối sống xanh thông qua những câu chuyện về những thay đổi nhỏ hằng ngày có thể tạo ra tác động đáng kể đến môi trường.
Bảng xếp hạng VNR500 tiếp tục gọi tên một doanh nghiệp Bảo hiểm

Bảng xếp hạng VNR500 tiếp tục gọi tên một doanh nghiệp Bảo hiểm

Prudential Việt Nam vừa được vinh danh trong danh sách Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Top 50 Doanh nghiệp xuất sắc Việt Nam, trong BXH VNR500.
Bầu cử tổng thống Ghana: Sự trở lại của nhà lãnh đạo đối lập John Mahama

Bầu cử tổng thống Ghana: Sự trở lại của nhà lãnh đạo đối lập John Mahama

Nhà lãnh đạo phe đối lập ở Ghana, ông John Mahama, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hồi cuối tuần qua với 56% số phiếu ủng ...
Đối thoại biển Việt Nam-New Zealand lần thứ nhất

Đối thoại biển Việt Nam-New Zealand lần thứ nhất

Việt Nam và New Zealand đề cao hợp tác biển, trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới và Chủ tịch EC là gương mặt quen thuộc.
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah:  Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah: Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là 'tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực.
Phiên bản di động