TIN LIÊN QUAN | |
Hội thảo quốc tế Biển Đông ra tuyên bố chung 6 điểm | |
Hội thảo Biển Đông lần đầu thảo luận về thiệt hại môi trường |
Hội thảo lần này, diễn ra trong hai ngày 14-15/11, do Học viện Ngoại giao, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức. Hội thảo năm nay dự kiến sẽ có nhiều sáng kiến mới mẻ với sự tham gia của Nhóm Lãnh đạo trẻ Biển Đông gồm các học giả, nghiên cứu viên trẻ trong và ngoài khu vực.
Toàn cảnh hội thảo. |
Chương trình Hội thảo gồm các chủ đề lớn: Nguồn gốc của tranh chấp Biển Đông: Khía cạnh lịch sử; Căng thẳng Biển Đông sẽ đi đến đâu; Luật pháp quốc tế và Biển Đông; Kinh tế chính trị của Biển Đông: Vấn đề và Triển vọng; An ninh, Chính trị và Ngoại giao; Tương tác và phối hợp trên biển; và Cơ chế quản lý căng thẳng ở Biển Đông.
Phát biểu khai mạc, PGS. TS. Nguyễn Vũ Tùng - Giám đốc Học viện Ngoại giao, nhận định: “Trong năm qua, căng thẳng ở khu vực chưa có dấu hiệu hạ nhiệt do các vụ va chạm, các thay đổi nguyên trạng trên thực địa vẫn tiếp diễn… Chúng ta cũng đã chứng kiến bài toán thử quan trọng đối với vai trò của luật pháp quốc tế và cam kết thượng tôn pháp luật của các nhân tố ở khu vực. Trong khi đó, các cuộc chuyển giao quyền lực ở một số nước có vai trò nhất định ở Biển Đông (như Philippines, Mỹ, Trung Quốc) có thể tạo ra nhiều 'mồi lửa' nguy hiểm trong khu vực".
PGS. TS. Nguyễn Vũ Tùng khẳng định vẫn còn rất nhiều không gian cho thảo luận để hiểu đúng, hiểu sát về các diễn biến địa chính trị gần đây trong khu vực. Ông nhấn mạnh, Biển Đông nói riêng và châu Á nói chung có thực sự trở thành khu vực của an ninh và phát triển như một số nhà phân tích đã khẳng định, hay sẽ trở thành khu vực chìm đắm trong các cuộc ganh đua, hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí hợp tác của các bên liên quan ở khu vực.
Trong bài phát biểu chào mừng các học giả quốc tế đến Nha Trang tham dự hội thảo, ông Lê Thanh Quang - Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, đã gắn kết chủ đề của hội thảo với mong mỏi của người dân Việt Nam, đặc biệt là của các ngư dân: “Sống với biển, chết cùng biển, người dân Khánh Hòa khát khao xây dựng và giữ gìn một Biển Đông hòa bình, an toàn và công bằng. Những năm gần đây, khi tình hình Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, nỗi ước vọng ấy càng trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết.”
Cũng tại buổi khai mạc Hội thảo, Tiến sỹ Trần Trường Thủy đã giới thiệu trang web mới do Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông phối hợp với Học viện Ngoại giao xây dựng nhằm cung cấp các thông tin khoa học cập nhật nhất về tình hình an ninh, kinh tế và phát triển trên biển. Trang web mang tên "Các vấn đề biển" (Maritime Issues), có địa chỉ tại:http://maritimeissues.com.
Kiên quyết bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Sáng 24/2, hội thảo “Biển Đông: Những tác động về an ninh và kinh tế” đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ... |
Hội thảo Biển Đông: Trung Quốc bị “chiếu bí” Giới học giả Trung Quốc dường như đang tìm kiếm một phương thức mới thích ứng với những chỉ trích ngày càng tăng của cộng ... |
Hội thảo Biển Đông: Cơ hội để các nước tăng cường hợp tác Các đại biểu nhất trí rằng Biển Đông không chỉ là vấn đề xung đột, tranh chấp, đối đầu mà còn là cơ hội để ... |