Khám phá âm nhạc Việt Nam qua bộ phim tài liệu của đạo diễn Pháp

Minh Thu
Bộ phim tài liệu Once upon a bridge in Vietnam của François Bibonne được thực hiện bằng tiếng Pháp với phụ đề tiếng Việt, khám phá sự kết nối hài hòa âm nhạc truyền thống và âm nhạc phương Tây tại Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khám phá âm nhạc Việt Nam qua bộ phim tài liệu của đạo diễn Pháp
Nghệ sỹ tỳ bà Thuỷ Phan trong phim tài liệu Once upon a bridge in Vietnam.

François Bibonne là nghệ sỹ piano, đạo diễn người Pháp. Từ nhỏ, anh sống cùng bà nội. Bà yêu âm nhạc và luôn khích lệ anh chơi đàn.

Sau khi bà qua đời thì anh bỗng nhận ra rằng mình cần phải biết rõ hơn về cội nguồn của bà, đất nước Việt Nam, thông qua âm nhạc. Ý tưởng làm bộ phim tài liệu Once upon a bridge in Vietnam ra đời.

Với François Bibonne, những thước phim chính là cánh cửa giúp anh có thể tiếp cận và hiểu hơn về âm nhạc và những nét văn hóa bản địa đặc trưng của Việt Nam, đồng thời anh cũng muốn đưa đến cho người xem những góc nhìn mới mẻ và thú vị về Việt Nam.

Bộ phim sử dụng hình ảnh cây cầu lặp đi lặp lại như một ẩn dụ thể hiện sự kết nối, chẳng hạn sự kết nối giữa Pháp với Việt Nam, giữa âm nhạc Việt Nam và âm nhạc phương Tây, giữa quá khứ và tương lai...

Đạo diễn chia sẻ: “Tôi muốn âm nhạc hàn lâm trở nên phổ biến hơn. Vì thế, bộ phim dành cho tất cả những người yêu nhạc, và đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam.

Họ cần nhìn thế giới âm nhạc theo một cách khác với những gì đang diễn ra trên Tiktok. Do đó, tôi làm một bộ phim tài liệu có bầu không khí nên thơ, giàu tính điện ảnh, với sự góp mặt của các nghệ sỹ chuyên nghiệp và có tình yêu lớn với âm nhạc".

Đạo diễn người Pháp cũng tiết lộ rằng âm nhạc bao trùm toàn bộ 30 phút phim, dẫn dắt người xem đi từ quá khứ đến tương lai, từ nông thôn đến thành thị.

Để thực hiện bộ phim này, anh đã theo chân nghệ sỹ tỳ bà Thuỷ Phan, giáo viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tìm hiểu về nền âm nhạc truyền thống đậm đà bản sắc cũng như thế giới nhạc cổ điển đầy chất hàn lâm.

Bên cạnh Thủy Phan, đạo diễn còn có những người bạn đồng hành như nhạc trưởng của Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam Honna Tetsuji, nghệ sỹ violon Bùi Công Duy, nghệ sỹ piano Lương Tố Như, nghệ sỹ piano Lưu Đức Anh… Họ truyền cảm hứng và giúp François Bibonne gần gũi hơn với cộng đồng âm nhạc Việt Nam.

Phần âm nhạc trong phim do Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam thực hiện, cùng những bản thu âm trong các chuyến đi của François Bibonne.

Ngoài ra, phim có sử dụng bài hát Trái đất này là của chúng mình (nghệ sỹ jazz Dattie Đỗ), bài dân ca quan họ Tương phùng tương ngộ do dàn hợp xướng Hy vọng biểu diễn.

Thực hiện bộ phim tại Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh là một quyết định táo bạo của đạo diễn. Những cảnh quay không thể thực hiện được do Covid-19 cũng không khiến anh nuối tiếc mà ngược lại trở thành cảm hứng để anh quay lại Việt Nam thực hiện một bộ phim tài liệu khác.

Được biết hiện dự án phim tài liệu Once upon a bridge in Vietnam đã hoàn thành khâu tiền kỳ và đang trong giai đoạn xử lý hậu kỳ để kịp ra mắt vào dịp cuối năm 2021 trên các nền tảng âm nhạc trực tuyến và truyền hình của Pháp như Arte TV và Netflix cũng như trên các kênh mạng xã hội của đạo diễn.

Những cuốn sách truyền tải năng lượng tích cực

Những cuốn sách truyền tải năng lượng tích cực

Có những cuốn sách được yêu thích trong tháng 9 không chỉ hợp với không khí nhẹ nhàng của mùa Thu mà còn mang đến ...

Chiêm ngưỡng những MV ấn tượng nhất của giải thưởng MTV VMAs 2021

Chiêm ngưỡng những MV ấn tượng nhất của giải thưởng MTV VMAs 2021

Trở lại hình thức tổ chức truyền thống tại Mỹ, Lễ trao giải MTV VMAs 2021 gây ấn tượng mạnh từ những màn trình diễn ...

(theo Vietnamplus)

Xem nhiều

Đọc thêm

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam-Mông Cổ đã phát triển qua nhiều thập kỷ, trở thành nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động