Ngọc trai và xà cừ được sử dụng làm đồ trang trí từ hàng ngàn năm qua. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện cấu trúc vật chất giúp tạo ra vẻ óng ánh nhiều màu của chúng, những khoáng chất tạo thành các cấu trúc đó và những protein giúp các khoáng chất đó gắn kết với nhau. Tuy nhiên, điều còn là bí ẩn đối với giới khoa học là những protein thực sự sản sinh ra ngọc trai. Các nhà khoa học Nhật Bản đã nỗ lực truy tìm những protein này.
Bằng cách rửa xà cừ bằng nước chưng cất và sử dụng những hạt nano vàng có kèm theo kháng thể, các nhà khoa học thuộc Đại học Tokyo đã phát hiện hai protein mới là Pif 80 và Pif 97, vốn có vai trò không thể thiếu trong việc hình thành xà cừ. Theo các chuyên gia này, Pif 97 giúp tạo ra cấu trúc cơ bản của xà cừ bằng chitin, cũng là loại khoáng chất mà tôm hùm và tôm sông sử dụng để tạo lớp vỏ bên ngoài. Pif 80 gắn calcium và bicarbonate với chitin, hoàn tất việc sản xuất xà cừ.
Để thử nghiệm xem những protein trên có tham gia trực tiếp vào việc sản xuất ngọc trai hay không, các nhà khoa học đã cố tình loại bỏ 2 protein khỏi các con trai ngọc ở Nhật Bản. Sử dụng một loại vi-rút được biến đổi gen, nhóm nghiên cứu đã giảm số lượng Pif 80 và Pif 97 khoảng 40% so với các con trai ngọc ở nhóm đối chứng. Sáu ngày sau đó, các con trai gần như không thể sản xuất xà cừ mới. Loại xà cừ mà các con trai cố gắng tạo ra là khác thường và bị biến dạng khi được quan sát dưới kính hiển vi. “Nếu chúng tôi nuôi con trai này trong thời gian lâu hơn, vẻ óng ánh của lớp xà cừ có thể giảm đi, do bề mặt xà cừ trở nên khác lạ”, Hiromichi Nagasawa, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho biết.
Dù việc phát hiện ra protein có liên quan đến việc sản xuất ngọc trai là một bước khởi đầu quan trọng, vẫn còn nhiều việc phải làm để thành quả này đem lại lợi ích thiết thực. Nếu việc loại trừ Pif 80 và Pif 97 làm ngưng trệ việc sản xuất ngọc trai, việc gia tăng số lượng loại protein này có thể thúc đẩy việc cho ra đời những viên ngọc. Đây là khả năng mà các nhà khoa học đang xem xét. Ngành công nghiệp sản xuất ngọc trai của Nhật Bản bắt đầu vào những năm 90 của thế kỷ 19, khi Kokichi Mikimoto tạo ra những viên ngọc trai nuôi cấy đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, hiện họ đang phải đối phó với sự canh tranh mạnh mẽ từ Trung Quốc.
Theo Tạp chí HĐKH
Khám phá bí mật ngọc trai
Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra hai protein đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ngọc trai, mở ra khả năng sản xuất ngọc trai có kích cỡ lớn trong thời gian ngắn hơn.
Tags:
Xem nhiều
Đọc thêm
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024
Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 26/11/2024.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn
Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển
Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, ...
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S
Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ ...
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại
ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20
Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng
Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương
Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán
Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp
Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm
Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!
Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?
Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung
Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'
Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?
Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.