Khám phá dấu tích hồ cổ trong khu di tích 18 Hoàng Diệu tại Hoàng thành Thăng Long

Lê An
Thăng Long-Hà Nội có đặc trưng là đô thị sông hồ điển hình. Khi quá trình kiến tạo địa chất đã định hình, Hà Nội lại có địa thế 'núi chầu sông tụ' là thắng địa đế đô.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đây là lý do Lý Thái Tổ đã cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vào mùa thu năm 1010. Sau đó, ông đã huy động mọi nguồn lực quy hoạch xây dựng kinh đô rất bài bản theo mô hình đô thị kiểu phương Đông với ý tưởng lấy các sông tự nhiên như sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Thiên Phù và sông Kim Ngưu làm đại thành hào của thành Đại La có vai trò bảo vệ toàn bộ kinh thành.

Khám phá dấu tích hồ cổ trong khu di tích 18 Hoàng Diệu tại Hoàng thành Thăng Long
Hồ sen - dấu tích hồ cổ trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long. (Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội)

Cố GS Trần Quốc Vượng đã mô hình hóa kinh đô Thăng Long trong hình thế của “tam giác, tứ giác nước” với các điểm mút đều là hợp lưu của các con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu.

Nhị Hà quanh bắc sang đông

Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này

Xuất phát từ một đô thị sông hồ điển hình, kinh đô Thăng Long không chỉ nương tựa vào các dòng sông lớn mà còn chú trọng giữ gìn và tạo dựng các yếu tố sinh thái mặt nước bên trong Hoàng thành và Cấm thành. Thư tịch cổ đã ghi chép các triều đại Lý, Trần, Lê đã đào nhiều ao, hồ, dòng chảy mới tạo ra hệ thống hồ nước - vườn ngự phục vụ đời sống của Vua và hoàng gia.

Những ghi chép đó một phần nào được làm sáng tỏ qua kết quả khai khai quật khảo cổ học tại khu di tích 18 Hoàng Diệu và khu Chính điện Kính Thiên. Các cuộc khai quật đã làm xuất lộ một quần thể di tích vô cùng quý giá, minh chứng cho sự hiện hữu và trường tồn của Thăng Long - Hà Nội qua hàng ngàn năm lịch sử.

Bên cạnh đó sự xuất lộ các dấu tích ao hồ và dòng chảy nhân tạo phân nào hé lộ đời sống hoàng cung Thăng Long có liên quan mật thiết với hệ thống ao hồ, vườn cây trong Cấm thành. Trong đó, hồ cổ nằm giữa khu A và B khu di tích 18 Hoàng Diệu mang lại rất nhiều chứng cứ về một hồ nước lớn, một môi trường có hệ động thực vật đã từng sinh sống ở đây.

Hồ nước lớn được đào vào thời Lê, lộ rõ hai bờ Đông-Tây có chiều rộng là 48m, hướng dòng chảy theo chiều Bắc-Nam đã phát lộ 140m với diện tích 6720m2.

Đặc biệt, sát bờ đông có phát hiện con thuyền gỗ dài khoảng 14m còn khá nguyên vẹn với di vật bánh lái thuyền gỗ. Con thuyền hiện đang được bảo tồn nguyên trạng, trên bề mặt có kính chịu lực để du khách tham quan hình dung ra sự tồn tại của dòng sông trong quá khứ.

Trong những năm qua, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản khảo cổ học và đẩy mạnh nghiên cứu thể nghiệm văn hóa phi vật thể lễ hội cung đình, làm sống lại hồn cốt của văn hóa cung đình Thăng Long.

Hàng loạt nghi lễ cung đình đã được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tái hiện, trong đó nổi bật là nghi lễ “Tống cựu ngênh xuân” trong dịp Tết nguyên đán.

Trong cung đình Thăng Long xưa, Tết Nguyên Đán là Lễ tiết lớn nhất hòa quyện giữa văn hóa truyền thống và các nghi thức tôn nghiêm, trang trọng và đầy quyền lực của hoàng gia.

Các nghi thức đó được thực hiện theo một chuỗi các sự kiện như tiến Xuân Ngưu, Ban Lịch, Phong ấn, thả cá chép, dựng cây nêu... trước thời khắc năm mới đến.

Đây là những nghi thức truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán trong Cung đình và dân gian của người Việt, mang màu sắc Phật giáo và tín ngưỡng dân gian.

Nghi thức thả cá chép trong lễ ông Công ông Táo là một phong tục đẹp, theo truyền thuyết dân gian, các ông Công ông Táo cưỡi cá chép về trời, tâu với thiên đình về những việc xảy ra dưới dân gian, truyền tải những mong muốn của người dân đến với Ngọc Hoàng.

Sau khi tiễn ông Công ông Táo về trời, tiến hành dựng cây nêu ngày Tết đánh dấu thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, cầu mong quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi.

Nhân dịp đón năm mới Quý Mão 2023, Bộ Ngoại giao (Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài) chủ trì phối hợp UBND TP Hà Nội và Đài truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình Xuân quê hương 2023.

Trong đó có chương trình Chủ tịch nước chủ trì lễ dâng hương tại Hoàng Thành Thăng Long và nghi lễ thả cá chép truyền thống tại Hồ sen - dấu tích hồ cổ trong Hoàng thành Thăng Long vào ngày 14/1/2023 (23 tháng Chạp năm Nhâm Dần).

Không gian giới thiệu di sản Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội tại Pháp

Không gian giới thiệu di sản Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội tại Pháp

Ngày 6/12, một không gian giới thiệu di sản Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội đã được khai mạc tại Tu viện Saint-Ayoul, thuộc thành phố ...

Tái hiện không gian Cung đình ngày Xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện không gian Cung đình ngày Xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức chương trình Tết Việt với chủ đề Cung đình ngày Xuân dành cho người ...

Hoàng thành Thăng Long: 10 năm gìn giữ và bảo tồn

Hoàng thành Thăng Long: 10 năm gìn giữ và bảo tồn

TGVN. Tròn 10 năm Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ những giá ...

Hoàng thành Thăng Long sẽ được xây dựng trở thành Công viên di sản?

Hoàng thành Thăng Long sẽ được xây dựng trở thành Công viên di sản?

TGVN. Theo Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long sẽ được thực hiện tầm nhìn để trở thành ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại Hoàng Thành Thăng Long

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hương tại Hoàng Thành Thăng Long

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu thành kính dâng hương, cẩn cáo trước anh linh các vị liệt tổ, liệt tông ...

(theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội)

Xem nhiều

Đọc thêm

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Phiên bản di động