Khám phá Việt Nam: Ghé thăm Nam Định - Địa phương thấm đẫm văn hóa, lịch sử

Toàn tỉnh Nam Định có hơn 1.300 di tích, trong đó có hai di tích quốc gia đặc biệt, gồm cụm di tích Đền Trần và chùa Phổ Minh, chùa Keo Hành Thiện.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ghé thăm Nam Định - Địa phương thấm đẫm văn hóa, lịch sử
Chùa Phổ Minh, ngôi chùa tháp 800 năm tuổi ở Nam Định. (Nguồn: Vietnamnet)

“Vùng đất” của các di tích

Nam Định nằm ở trung tâm vùng phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, là nơi phát tích của vương triều Trần - triều đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, là vùng đất có nhiều di tích, di sản.

Toàn tỉnh Nam Định có hơn 1.300 di tích, trong đó có hai di tích quốc gia đặc biệt (gồm Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Trần và chùa Phổ Minh và Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo Hành Thiện).

Nếu đền Trần tượng trưng cho tín ngưỡng thờ Cha thì Phủ Dầy gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẹ). Đền Trần có nghi lễ khai ấn đêm 14 tháng Giêng, Phủ Dầy gắn với chợ Viềng mỗi năm họp một phiên.

Nam Định có một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, hàng chục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia như hát ca trù, nghi lễ chầu văn lễ hội Phủ Dầy, Lễ hội Đền Trần, Lễ hội chùa Keo Hành Thiện, nghề sơn mài Cát Đằng, phở Nam Định...

Tỉnh Nam Định có ba tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Tin lành. Hơn 800 ngôi chùa trải khắp tỉnh, lâu đời nhất là chùa Tháp Phổ Minh, nằm trong quần thể Di tích lịch sử văn hóa đặc biệt đền Trần - Chùa Tháp. Đây là ngôi chùa vừa thờ Phật vừa thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông - vị vua thứ ba của triều Trần.

Ghé thăm Nam Định - Địa phương thấm đẫm văn hóa, lịch sử
Món Phở Cồ gia truyền nổi tiếng của quê hương Nam Định. (Nguồn: Đảng Cộng sản)

Nam Định có hơn 660 ngôi thánh đường. Giáo phận Bùi Chu nằm trọn trong địa bàn 6 huyện phía Nam sông Đào của tỉnh Nam Định, tập trung phần lớn số lượng giáo xứ, giáo dân ở tỉnh.

Các làng nghề tại thành Nam cũng phong phú. Nơi đây quy tụ gần 100 làng nghề truyền thống, trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng như đúc đồng Tống Xá, chạm khắc gỗ La Xuyên, ươm tơ Cổ Chất, dệt Cự Trữ, cây cảnh Vị Khê…

Các lễ hội đặc sắc

Lễ hội đền Trần là một trong những lễ hội được tổ chức với quy mô lớn và thu hút đông đảo khách tham quan từ mọi miền Tổ quốc. Đền Trần gồm ba công trình kiến trúc nổi bật là đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa.

Lễ khai ấn ở đền Trần bắt đầu vào khoảng thế kỷ XIII đời nhà Trần vào năm 1239. Đây là nghi lễ tổ tiên của dòng họ nhà Trần. Cũng tại Phủ Thiên Trường, các vua Trần tổ chức tiệc chiêu đãi và phong hầu cho các vị quan có công với đất nước. Từ khi giặc Mông xâm lược thì lễ hội bị gián đoạn, đến năm 1269 mới được vua Trần Thánh Tông mở lại.

Từ đó, lễ khai ấn Đền Trần diễn ra vào Rằm tháng Giêng, thường vào ban đêm từ 23h ngày 14 tháng Giêng đến rạng sáng Rằm tháng Giêng. Ông Nguyễn Đức Bình - Trưởng Ban quản lý di tích đền Trần, chùa Tháp - cho biết, lễ hội đền Trần năm 2024 đón khoảng một triệu du khách, gần 30 vạn ấn đã được phát. Năm nay, đêm khai ấn đền Trần diễn ra dưới trời mưa lớn nhưng khách thập phương vẫn thức xuyên đêm, đội mưa chờ phát ấn.

Ghé thăm Nam Định - Địa phương thấm đẫm văn hóa, lịch sử
Lễ Khai Ấn đền Trần luôn thu hút đông đảo khách ghé thăm. (Nguồn: VnE)

Đã thành lệ vào mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng, du khách nô nức về Nam Định trẩy hội chợ Viềng. Theo quan niệm từ xưa, phiên chợ này có ý nghĩa "mua may bán rủi".

Chợ Viềng cũng là dịp để bà con trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt và trưng bày, mua bán sản phẩm của các làng nghề truyền thống. Chữ Viềng trong chợ Viềng có nghĩa “về”, là “vầy”, sum vầy, hội tụ chung vui.

Khách tới chợ Viềng không cần mặc cả. Người dân quan niệm việc người bán không nói thách, người mua không mặc cả sẽ mang tới may mắn, thuận lợi cho cả đôi bên.

Dịp đầu năm, Nam Định cũng nổi tiếng với lễ hội Phủ Dầy tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một vị thần chủ trong tứ bất tử của người Việt Nam và của tín ngưỡng thờ Mẫu truyền thống.

Lễ hội có nhiều hoạt động độc đáo, trong đó nổi bật nhất là nghệ thuật hát văn và hầu đồng. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, lễ hội Phủ Dầy là một thành phần quan trọng tạo nên bản đại diễn xướng sử thi Liễu Hạnh.

Lễ hội này có ba nghi thức chính bao gồm lễ rước đuốc, nghi lễ rước Mẫu thỉnh kinh và hoa trượng hội (còn gọi là hội kéo chữ). Lễ hội Phủ Dầy và nghi lễ Chầu văn của người Việt được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ghé thăm Nam Định - Địa phương thấm đẫm văn hóa, lịch sử
Lễ hội Phủ Dầy là một trong những lễ hội tiêu biểu của tỉnh Nam Định. (Nguồn: Công Lý)

Lễ hội chùa Keo Hành Thiện (làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) là dịp để dân làng tri ân đức thánh có công với đất nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, ấm no, hạnh phúc, mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương.

Lễ hội này là hình thức sinh hoạt văn hóa gắn với tín ngưỡng thờ Đức thánh tổ Thiền sư Không Lộ - vị quốc sư thời Lý có nhiều công lao cứu nước giúp dân, dạy dân nghề chài lưới, nông nghiệp, nghề đúc đồng, nghề làm thuốc…

Chùa hai lần mở hội trong năm, đó là Hội Xuân vào dịp Tết Nguyên Đán và hội tháng 9 Âm lịch mở vào ngày 13,14,15 để kỷ niệm ngày sinh của thánh tổ Không Lộ.

Lễ hội Chùa Keo Hành Thiện đến nay vẫn bảo tồn các nghi lễ cổ như trình Phật, thánh, phụng nghinh, phục miều (triều y), dựng phan (phướn)...

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì: ‘Bức tranh’ thổ cẩm đầy sắc màu giữa lưng chừng trời

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì: ‘Bức tranh’ thổ cẩm đầy sắc màu giữa lưng chừng trời

Sự hòa quyện của thiên nhiên cùng sự khéo léo của con người đã tạo nên một Hoàng Su Phì được ví như một kiệt ...

Để sản phẩm OCOP trở thành 'sứ giả du lịch' của Hà Nội

Để sản phẩm OCOP trở thành 'sứ giả du lịch' của Hà Nội

Mỗi sản phẩm OCOP đều là "sứ giả văn hóa", "sứ giả du lịch" của một địa phương cụ thể, thể hiện truyền thống, phong ...

An Giang: Nét đẹp vùng biên Châu Đốc mùa nước nổi

An Giang: Nét đẹp vùng biên Châu Đốc mùa nước nổi

Như một lời ‘hò hẹn’ của thiên nhiên, mùa nước nổi hằng năm mang đến cho Châu Đốc (An Giang) cảnh đẹp dung dị, sản ...

Đừng bỏ lỡ Tả Van khi du lịch Sa Pa mùa lúa chín

Đừng bỏ lỡ Tả Van khi du lịch Sa Pa mùa lúa chín

Tạm rời xa phố thị nhộn nhịp, Tả Van đem đến cho du khách một khung trời riêng vô cùng yên bình, an tĩnh với ...

Danh sách Di sản Địa chất quốc tế ‘gọi tên’ Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà

Danh sách Di sản Địa chất quốc tế ‘gọi tên’ Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận Di sản Địa chất quốc tế nhờ giá trị nổi bật toàn cầu về ...

(theo Tiền phong)

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động