Khám phá vũ trụ - Tiếng gọi Sao Hoả

Bạch Diệp
TGVN. Năm 2020 có thể gọi là năm của những chuyến du hành Sao Hoả khi liên tục ba quốc gia gồm Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Trung Quốc và Mỹ thực hiện ba nhiệm vụ khám phá sao Hoả trong vòng một tháng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
NASA đã xác định được 'bản đồ kho báu' trên bề mặt sao Hỏa
Đất trên sao Hỏa và Mặt trăng có thể trồng được cây
tieng goi sao hoa
Ảnh minh họa. (Nguồn: Space.com)

Trong khoảng thời gian từ giữa tháng Bảy đến đầu tháng Tám được coi là khoảng thời gian tối ưu cho các cuộc phóng tên lửa tới sao Hỏa do vị trí và khoảng cách giữa Trái đất và sao Hoả là ngắn nhất. Điều này sẽ giúp các nhiệm vụ tới Hành tinh Đỏ tiết kiệm được thời gian bay và nhiên liệu.

Tuy nhiên, thời điểm “vàng” này chỉ xuất hiện 26 tháng/lần. Do đó, Mỹ, Trung Quốc và UAE đều quyết định phóng tàu trong khoảng thời gian này. Số lượng và độ phức tạp của các nhiệm vụ cho thấy sao Hỏa có tầm quan trọng lớn trong sứ mệnh khám phá vũ trụ của nhân loại.

Những chuyến bay dồn dập

Ngày 20/7 vừa qua, tàu quỹ đạo sao Hoả đầu tiên của UAE đã được phóng thành công từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima, Nhật Bản. Con tàu mang tên Al-Amal (Hy vọng) dự kiến sẽ tới quỹ đạo Sao Hoả vào tháng 2/2021, đánh dấu kỷ niệm 50 năm thống nhất UAE.

Sứ mệnh của Al-Aman là cung cấp một bức tranh toàn cảnh về mô hình thời tiết trên sao Hỏa. Con tàu sẽ sử dụng các cảm biến và camera để tìm hiểu quá trình mất oxy và hydro của bầu khí quyển hành tinh. Nó sẽ thực hiện sứ mệnh này trong ít nhất hai năm. Thông tin mà các thiết bị thu thập được sẽ đặt nền tảng cho một mục tiêu lớn hơn nhiều, đó là xây dựng một khu định cư của con người trên sao Hỏa trong vòng 100 năm tới. Tuy nhiên, Al-Aman sẽ không hạ cánh xuống bề mặt Hành tinh Đỏ.

Ba ngày sau, hãng Reuters cho biết, tên lửa đẩy lớn nhất của Trung Quốc là Trường Chinh 5 Y-4 đã mang theo con tàu Thiên Vấn 1 rời bệ phóng ở khu vực ven biển đảo Hải Nam. Thiên Vấn 1 gồm tàu vũ trụ bay trên quỹ đạo, trạm đổ bộ và robot thám hiểm. Robot mang theo sáu thiết bị khoa học và sẽ lăn bánh trên bề mặt sao Hỏa trong khi tàu quỹ đạo nghiên cứu ở khoảng cách xa hơn với tầm nhìn rộng hơn. Con tàu cũng đóng vai trò là trạm chuyển tiếp thông tin liên lạc. Thiên Vấn 1 sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu về đất, cấu trúc địa chất, môi trường và khí quyển của Sao Hoả.

Trong khi đó, Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) dự tính phóng robot Perseverance tới Sao Hỏa vào ngày 30/7. Robot này có nhiệm vụ tìm kiếm dấu vết sự sống trên sao Hỏa, thu thập mẫu đất đá và thực hiện một số nghiên cứu khác. Mang theo trực thăng tự động nhỏ Ingenuity, đây sẽ là phương tiện bay đầu tiên cất cánh trên thiên thể khác ngoài Trái đất.

Cuộc đua không gian

Loài người đã bị mê hoặc với khả năng có sự sống trên sao Hỏa từ những năm 1800 khi nhà thiên văn học người Italy Giovanni Schiaparelli cho rằng mình đã quan sát thấy kênh đào trên Hành tinh Đỏ. Nhưng phải 100 năm sau, tức năm 1965, loài người mới chụp được bức hình cận cảnh sao Hỏa nhờ tàu vũ trụ Mariner 4, cho thấy bề mặt sao Hỏa có miệng núi lửa và khí quyển mỏng. Kể từ đó, các nhà khoa học đã vẽ lên một bức tranh chi tiết hơn về một hành tinh ẩm ướt mà ấm áp, và có thể từng có sự sống giống với Trái đất.

Việc lập bản đồ mở rộng của sao Hỏa bằng các tàu vũ trụ thăm dò quỹ đạo hành tinh cho thấy, Hành tinh Đỏ có các lớp băng ở hai cực, trong các miệng hố và dưới lòng đất, các bằng chứng cho thấy sao Hỏa từng có các hồ và con sông cổ chạy ngang bề mặt, và khả năng có nước dưới cực Nam.

Theo nhà khoa học Aileen Yingst thuộc Viện Khoa học hành tinh Mỹ, người từng tham gia vào rất nhiều nhiệm vụ sao Hỏa nói rằng, Hành tinh Đỏ có một môi trường trầm tích và năng động về mặt địa chất. Trên thực tế, các dấu hiệu của hoạt động kiến tạo và các vụ nổ khí metan trong khí quyển Sao Hỏa cho thấy hành tinh này vẫn có thể hoạt động cho đến ngày nay.

Đối với UAE, nhiệm vụ lên sao Hỏa lần này không những để phô trương với thế giới rằng, nền khoa học của UAE cũng rất phát triển, mà còn để thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo ở lớp trẻ, giúp đất nước dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào kinh tế dầu mỏ.

Còn đối với Mỹ và Trung Quốc, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc ngày một căng thẳng thì sao Hỏa nói riêng và vũ trụ nói chung, cũng trở thành một “chiến trận” mới. Trong lịch sử, các cuộc đua không gian không thể thiếu yếu tố chính trị. Các sứ mệnh ban đầu của NASA, đặc biệt là cuộc đổ bộ lịch sử của con người lên Mặt trăng vào năm 1969, được thúc đẩy bởi cuộc cạnh tranh trong Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.

Trung Quốc nhận thức rõ về uy tín, tiềm năng của mình có thể đạt được bằng cách vượt xa Mỹ trong không gian. Nếu Thiên Vấn 1 thành công, nước này sẽ tìm cách thực hiện một chuyến thám hiểm có người lên sao Hỏa.

Tuy nhiên, theo ông John Logsdon, giáo sư danh dự tại Viện Chính sách Vũ trụ của Đại học George Washington thì những nhiệm vụ sao Hỏa của Mỹ và Trung Quốc không liên quan gì đến việc thống trị vũ trụ. Nếu có sự cạnh tranh thì đó chỉ là giữa các nhà khoa học với nhau và tất cả đều muốn thực hiện các nghiên cứu khoa học mang tính đột phá trên sao Hỏa, giúp thế giới thu thập được thêm nhiều thông tin và khám phá mới về vũ trụ.

NASA phát hiện lượng khoáng vật đất sét lớn chưa từng có trên sao Hỏa

NASA phát hiện lượng khoáng vật đất sét lớn chưa từng có trên sao Hỏa

Robot khám phá Curiosity NASA mới đây đã phát hiện một lượng khoáng vật đất sét lớn nhất kể từ khi robot được đưa lên ...

Vi khuẩn kì lạ ở núi lửa Ethiopia cho thấy sự sống có thể tồn tại trên sao Hỏa

Vi khuẩn kì lạ ở núi lửa Ethiopia cho thấy sự sống có thể tồn tại trên sao Hỏa

Khoáng chất từ ​​một trong nhiều suối nước nóng, có tính axit và mặn đã được tìm thấy có chứa một lượng vi khuẩn cực ...

Trên sao Hỏa có gì?

Trên sao Hỏa có gì?

Những hình ảnh của NASA cho thấy bề mặt kỳ thú của sao Hỏa với những kiểu địa hình khác nhau cũng như tiết lộ ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Diễn viên Midu đăng ảnh đẹp như nàng thơ

Bước sang tuổi 35, diễn viên Midu chuộng phong cách thời trang sang trọng, thanh lịch nhưng vẫn trẻ trung.
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Kinh tế Ukraine: Lộ số tiền cần để tái thiết trong năm nay, EIB cam kết 'bắn' 560 triệu Euro

Ngày 19/4, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, nước này sẽ nhận được khoản tài trợ 560 triệu Euro từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB).
Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động