Khẩn trương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để tạo điều kiện kinh tế phục hồi, phát triển

Hoàng Nam
Sau một ngày rưỡi làm việc (ngày 1/6 và sáng 2/6), các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tích cực tạo điều kiện để kinh tế phục hồi, phát triển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các đại biểu dự họp tại hội trường về tình hình kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để kinh tế phục hồi, phát triển sáng ngày 2/6.
Các đại biểu dự họp tại hội trường về tình hình kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để kinh tế phục hồi, phát triển sáng ngày 2/6.

Trong phiên thảo luận đã có 74 ý kiến phát biểu và 5 đại biểu tranh luận. Các ý kiến của đại biểu Quốc hội toàn diện, phong phú, thẳng thắn, sâu sắc, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu đối với nhiều vấn đề quan trọng của đất nước và những vấn đề cử tri, nhân dân quan tâm.

Tại phiên thảo luận, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng các Bộ: Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo giải trình, tiếp thu, làm rõ các vấn đề nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm nêu lên tại phiên thảo luận.

Tạo điều kiện để kinh tế phục hồi, phát triển

Thảo luận về nội dung kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cấp, các ngành đã có quyết sách đúng đắn, kịp thời, tạo điều kiện để kinh tế phục hồi, phát triển; sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi tốt, hoạt động bán lẻ tiếp tục khởi sắc, trở về gần mức trước dịch bệnh.

Các lĩnh vực xuất nhập khẩu tiếp tục đà tăng trưởng; cán cân thương mại thặng dư; thu ngân sách tăng trưởng tích cực; lãi suất huy động và tỷ giá tăng, song vẫn trong tầm kiểm soát; hoạt động doanh nghiệp, du lịch phục hồi tích cực.

Hoạt động giáo dục - đào tạo, văn hóa - xã hội, lao động, việc làm, y tế, thể thao, du lịch, giao thông vận tải… cơ bản đã trở lại bình thường; đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân và ổn định xã hội.

Bên cạnh kết quả đạt được, các ý kiến đã thẳng thắn đề nghị cần xác định rõ những thách thức, rủi ro do dịch bệnh và địa chính trị bất định từ bên ngoài và những tồn tại, hạn chế cần khẩn trương khắc phục như: Giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch; một số cấu phần của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2 năm 2022 - 2023 triển khai còn chậm; nợ xấu tiềm ẩn nguy cơ gia tăng.

Lạm phát tiếp tục tăng cao; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới suy giảm đáng kể; thu ngân sách vượt dự toán nhưng chưa bền vững; thu từ cổ phần hóa đạt thấp; phân bổ, giao dự toán chi chậm.

Những hạn chế trong giám sát, quản lý thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán; về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, văn hóa, giáo dục, y tế, chính sách đối với người có công, đồng bào dân tộc thiểu số và vấn đề việc làm, trẻ em.

Qua thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu tin tưởng Chính phủ sẽ thực hiện được các mục tiêu mà Quốc hội đề ra. Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) nhìn nhận, nếu kiểm soát tốt lạm phát, chấp nhận các khoản chi hỗ trợ, các khoản chi để giảm thuế nhằm kéo giá xăng dầu xuống; cộng thêm các công cụ kiểm soát giá, chống đầu cơ, lũng đoạn thị trường, chống các hành vi “té nước theo mưa” sẽ giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát.

Tăng trưởng kinh tế hoàn toàn có khả năng thực hiện được mục tiêu đề ra từ 6- 6,5 %”, đại biểu khẳng định.

Cùng quan điểm, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Hà Nội) bày tỏ niềm tin Chính phủ sẽ thực hiện được các mục tiêu mà Quốc hội đề ra. Các số liệu Tổng cục Thống kê công bố vào tháng 5/2022 cho thấy, nền kinh tế có chuyển biến tích cực.

Tăng trưởng cao, lạm phát duy trì ở mức kiểm soát, xuất khẩu tiếp tục duy trì ở mức 2 con số. Các cân đối khác của nền kinh tế vẫn được đảm bảo. “Nếu tiếp tục đà như quý I, năm nay chúng ta có hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4%, tăng trưởng đạt 6 - 6,5%”, đại biểu nhấn mạnh.

Điều chỉnh linh hoạt, kết hợp hài hòa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa

Để thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, nhất là những tháng cuối năm, các đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục thực hiện các giải pháp để bảo vệ vững chắc thành quả phòng, chống dịch Covid-19 đã đạt được, bảo đảm duy trì bền vững nền kinh tế mở trong trạng thái bình thường.

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội tại hội trường ngày 1/6.
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội tại hội trường ngày 1/6.

Các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quản lý, điều hành, theo dõi chặt chẽ diễn biến cung - cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp bình ổn giá phù hợp; điều chỉnh linh hoạt, kết hợp hài hòa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để điều hành cung tiền, lãi suất, điều tiết giá cả, tập trung triển khai có hiệu quả và kịp thời Nghị quyết 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiều ý kiến đại biểu nhấn mạnh, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch, đặc biệt chú ý tới chất lượng các quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án công trình trọng điểm quốc gia; chủ động kiểm soát, ứng phó với các rủi ro; đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước.

Cùng với đó là kiểm soát lạm phát, nợ xấu; quản lý giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản; có giải pháp ổn định thị trường, tăng niềm tin của nhà đầu tư; bảo đảm cân đối cung - cầu bình ổn giá; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường phân cấp đi đôi với kiểm tra, giám sát...

Báo cáo với Quốc hội về tình hình thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, đây là nội dung đã được Bộ Chính trị có kết luận.

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa tiền tệ hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ sau 19 ngày khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 43, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Thủ tướng nhìn nhận, việc sớm ban hành chương trình này là do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quan tâm, tổ chức nhiều phiên làm việc với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, tổ chức hội thảo với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học.

Từ đó, Chương trình nhận được sự đồng thuận cao. Theo đó, Chương trình đã đề ra 5 nhóm giải pháp với các nhiệm vụ hết sức cụ thể, phân bổ nguồn lực chi tiết, đề ra nhiệm vụ ban hành 14 văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm và quyết tâm chỉ đạo thực hiện, thời gian qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo điều hành, đôn đốc tổ chức thực hiện.

Phó Thủ tướng thông tin, đến thời điểm hiện nay đã cơ bản hoàn thành các chính sách và giải ngân được 22 nghìn tỷ đồng. Đây cũng là một tiền đề rất quan trọng để tin tưởng rằng gói hỗ trợ này sẽ được thực hiện tốt trong thời gian tới- Phó Thủ tướng cho biết.

Về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017, đa số ý kiến của các đại biểu Quốc hội đồng tình với sự cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 đến 31.12.2023.

Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ cần có các giải pháp tích cực, hiệu quả hơn nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi Nghị quyết; khẩn trương nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm.

"Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp thu, giải trình, cùng với ý kiến góp ý trực tiếp của đại biểu Quốc hội vào dự thảo Nghị quyết kỳ họp, sẽ hoàn chỉnh các nội dung, kèm theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và trình Quốc hội xem xét, thông qua vào ngày 16/6", Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin.

Điều hành thảo luận nội dung này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh việc khẩn trương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa tiền tệ hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết về kế hoạch 5 năm của Quốc hội...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh việc đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch, đặc biệt chú ý tới chất lượng các quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, công trình trọng điểm quốc gia; chủ động kiểm soát, ứng phó với các rủi ro, bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước.

Kiểm soát lạm phát, nợ xấu; quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, có giải pháp ổn định thị trường, tăng niềm tin của nhà đầu tư. Bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn giá; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp đi đôi với kiểm tra, giám sát.

Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ năng động, nhiệt huyết, đóng góp quan trọng trong công tác lập pháp

Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ năng động, nhiệt huyết, đóng góp quan trọng trong công tác lập pháp

Chiều tối 2/6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp mặt Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ.

Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ phù hợp với các cam kết quốc tế và các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên

Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ phù hợp với các cam kết quốc tế và các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên

Sau khi được tiếp thu, chỉnh sửa, dự thảo Luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ phù hợp với các cam kết quốc tế ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Xem nhiều

Đọc thêm

Ghi âm cuộc gọi Messenger đơn giản và nhanh chóng

Ghi âm cuộc gọi Messenger đơn giản và nhanh chóng

Cùng tìm hiểu các phương thức ghi âm cuộc gọi trên Messenger trên iPhone, Android và máy tính đơn giản nhất qua bài viết dưới đây!
Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

Với nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump tại Nhà Trắng, thuế quan là một nỗi lo với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.
Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư ...
Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam...
Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm

Đồn đoán Mỹ có thể chuyển cho Ukraine thứ vũ khí cực mạnh, Nga nhắc nhở bằng học thuyết hạt nhân, sẵn sàng chơi chiêu hiểm

Nga có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho các nước thù địch với Mỹ nếu Washington cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Ảnh ấn tượng (18-24/11): NATO không thể chặn tên lửa siêu vượt âm Nga, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Ảnh ấn tượng (18-24/11): NATO không thể chặn tên lửa siêu vượt âm Nga, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Nga phóng tên lửa siêu vượt âm, nói NATO không thể đánh chặn, 1.000 ngày xung đột ở Ukrain… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động