Khẩn trương, triển khai ngay các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết

Chu Văn
Về nhiệm vụ trọng tâm sau Tết và trong năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương, bắt tay ngay vào công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, các hoạt động kinh tế - xã hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ, đánh giá tình hình Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ, đánh giá tình hình Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết. (Nguồn: TTXVN)

Chiều 27/1 (tức mùng 6 tháng Giêng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ để đánh giá tình hình Tết và triển khai nhiệm vụ sau Tết.

Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; các Bộ trưởng, Thủ trưởng, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Tại cuộc họp, các đại biểu đánh giá, Tết Quý Mão năm 2023 đã được tổ chức vui tươi, đầm ấm, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Theo đó, trong dịp Tết Nguyên đán, công tác phòng, chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được tổ chức thực hiện nghiêm túc. Từ ngày 20-26/1, không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Các đối tượng chính sách, đoàn viên, lao động nghèo, các hộ dân gặp khó khăn đều được chăm lo Tết, với tổng số ước tính kinh phí trợ giúp Tết của 63 địa phương khoảng 9.500 tỷ đồng, hỗ trợ trên 25 triệu lượt đối tượng.

Công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết đã được các địa phương, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh triển khai tích cực từ sớm. Nguồn cung các mặt hàng dồi dào, giá không có biến động lớn; không để xảy ra thiếu hàng sốt giá, nhất là đối với xăng dầu. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong những ngày Tết không có diễn biến phức tạp.

Tình hình cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia trong dịp Tết an toàn, ổn định. Tuy có xảy ra một số sự cố nhỏ nhưng đã được khắc phục nhanh chóng, đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong dịp Tết. Công tác vận tải, bảo đảm trật tự an toàn giao thông và thông tin liên lạc được đảm bảo, tuy có xảy ra ùn ứ giao thông tại một số thời điểm.

Sau 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão, toàn quốc xảy ra 152 vụ tai nạn giao thông, làm chết 89 người và 111 người bị thương. So với cùng kỳ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, giảm 12 vụ, giảm 3 người chết, nhưng tăng 8 người bị thương.

Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và thông tin tuyên truyền được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, chất lượng nghệ thuật cao, tạo nên sắc màu văn hóa đa dạng, hấp dẫn. Các di tích đã được các cơ quan, địa phương chủ động chỉnh trang cảnh quan, tổ chức các hoạt động vui xuân phục vụ du khách.

Công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường nên quốc phòng, an ninh được giữ vững, ổn định, không có vụ việc phức tạp xảy ra; tình hình sử dụng pháo trái phép giảm, song vẫn xảy ra tại một số địa phương.

Ngay sau nghỉ Tết, hoạt động phát động Tết trồng cây và ra quân sản xuất đầu năm được tổ chức rộng khắp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ, đánh giá tình hình Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp. (Nguồn: TTXVN)

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí với ý kiến của các đại biểu và nhấn mạnh Tết Nguyên đán 2023 đã được tổ chức đạt mục tiêu mà Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, với một Tết an vui, sum vầy, vui tươi, lành mạnh, đầm ấm, an toàn, tiết kiệm.

Công tác chăm lo, tổ chức vui Xuân - đón Tết được thực hiện đồng bộ, đúng, đủ, kịp thời ở tất cả các địa phương; mọi người, mọi nhà đều có Tết; an ninh, an toàn, an dân được đảm bảo; tạo ra năng lượng mới, khí thế mới cho cả dân tộc bước vào năm mới 2023. Trong đó có một số nét mới là việc nhiều hoàn cảnh cơ nhỡ được các lực lượng công an, quân đội giúp đỡ; các bữa ăn không đồng được tổ chức tại các bệnh viện; nạn bia rượu được hạn chế...

Về nhiệm vụ trọng tâm sau Tết và trong năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương, bắt tay ngay vào công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, các hoạt động kinh tế - xã hội, không tổ chức các hoạt động du xuân, chúc Tết làm ảnh hưởng đến công việc, thời giờ làm việc.

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cần tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhất là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ; tạo khí thế phấn khởi, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ ngay từ đầu năm để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu Quốc gia; triển khai xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Bộ, ngành liên quan rà soát lại việc phân bổ chi từ nguồn tăng thu ngân sách theo hướng tập trung giải quyết những vấn đề cần thiết như chi cho tiền lương, an ninh, quốc phòng, hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ, đánh giá tình hình Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết. (Nguồn: TTXVN)
Toàn cảnh cuộc họp. (Nguồn: TTXVN)

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, cơ quan, nhất là người đứng đầu phát huy tinh thần trách nhiệm, bắt tay ngay vào công việc từ những ngày đầu, tháng đầu; khắc phục hạn chế, vướng mắc, nhất là khắc phục các khó khăn do tác động từ bên ngoài; đồng thời tạo hành lang pháp lý để giải phóng nguồn lực cho phát triển, trong đó có việc sửa Nghị định về kinh doanh xăng dầu.

Các Bộ trưởng, Trưởng ngành có hình thức và đề xuất hình thức khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức Tết Nguyên đán 2023.

Thủ tướng Chính phủ mong muốn và tin tưởng, với khí thế mới, kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 sẽ cao hơn năm 2022.

Tết đồng bào 2023: Mang Tết sớm, Tết ấm no đến với người dân vùng sâu, vùng xa

Tết đồng bào 2023: Mang Tết sớm, Tết ấm no đến với người dân vùng sâu, vùng xa

Với mong muốn mang Tết sớm, Tết ấm no đến với người dân vùng sâu vùng xa, vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, chiều ...

Đại sứ Nguyễn Tất Thành: Triển khai ngoại giao kinh tế có trọng tâm, trọng điểm và sẵn sàng cho năm bản lề trong quan hệ Việt Nam-Australia

Đại sứ Nguyễn Tất Thành: Triển khai ngoại giao kinh tế có trọng tâm, trọng điểm và sẵn sàng cho năm bản lề trong quan hệ Việt Nam-Australia

Nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành chia sẻ những nỗ lực thúc đẩy ngoại ...

10 nhiệm vụ trọng tâm Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện trong năm 2023

10 nhiệm vụ trọng tâm Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện trong năm 2023

Năm 2022 là năm có nhiều khó khăn và thách thức toàn ngành Giáo dục. Có 10 nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ GD&ĐT sẽ ...

Ngoại giao kinh tế bước sang một giai đoạn mới

Ngoại giao kinh tế bước sang một giai đoạn mới

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Phó Ban chỉ đạo Ngoại giao kinh tế Nguyễn Minh Hằng khẳng ...

Công tác ngoại vụ địa phương: Nhiều dấu ấn đặc sắc

Công tác ngoại vụ địa phương: Nhiều dấu ấn đặc sắc

“Ngay sau khi mở cửa, chúng tôi đã rất nhanh chóng “lên dây cót”, tăng tốc để thích ứng với tình hình mới, các cán ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán ...
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với ...
NSƯT Linh Nga tạo dáng với áo dài lụa thêu tay, tôn vinh nghề ươm tơ dệt vải

NSƯT Linh Nga tạo dáng với áo dài lụa thêu tay, tôn vinh nghề ươm tơ dệt vải

Diễn viên múa Linh Nga thể hiện độ uyển chuyển với những mẫu áo dài thêu tay của nhà thiết kế Vũ Việt Hà.
Kết quả xổ số hôm nay, 22/11: XSMN 22/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

Kết quả xổ số hôm nay, 22/11: XSMN 22/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

XSMN 22/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 22/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 22/11, được các công ty Xổ số Vĩnh Long, Bình Dương và ...
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Phiên bản di động