Khi Bhutan không còn là 'thiên đường'

Hải Minh
TGVN. Chiến lược phát triển du lịch bền vững của Bhutan đang dần bị ảnh hưởng đáng kể do sự bùng nổ của dòng khách du lịch trong khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khi bhutan khong con la thien duong Côn Đảo được bình chọn là đảo thiên đường của châu Á
khi bhutan khong con la thien duong Lạ lùng thiên đường
khi bhutan khong con la thien duong
Tu viện Paro Taktsang - một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Bhutan. (Nguồn: Nikkei Asian Review)

Là nơi giao thoa giữa nền văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc, vương quốc nhỏ bé Bhutan với dân số chỉ hơn 750.000 người, từ lâu vốn được mệnh danh là “thiên đường” nơi hạ giới và là một trong những điểm du lịch “độc nhất vô nhị” trên thế giới được nhiều du khách yêu du lịch tìm đến.

Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực của Bhutan, mang lại gần 85,4 triệu USD cho đất nước này vào năm 2018. Tổng doanh thu đến từ ngành du lịch tại Bhutan hiện chỉ đứng sau thủy điện.

Bùng nổ khách du lịch khu vực

Bhutan cũng có chiến lược phát triển du lịch khá thận trọng và bền vững với phương châm “giá trị cao, tác động thấp” nhằm hạn chế số lượng du khách hàng năm trong khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng và không ảnh hưởng đến môi trường cũng như di sản văn hóa.

Ước tính, một du khách nước ngoài sẽ phải chi trả ít nhất 250 USD (hơn 5 triệu đồng) cho một ngày trải nghiệm tại Bhutan trong mùa cao điểm. Dù các hãng hàng không tại Bhutan đều có chuyến bay hằng ngày từ các nơi như Bangkok, Kathmandu… nhưng visa cho các du khách chỉ được cấp khi họ đặt tour qua công ty du lịch tại Bhutan và số lượng được cấp cũng hạn chế theo mỗi đợt.

Tuy nhiên, chiến lược phát triển du lịch bền vững của Bhutan đang dần bị ảnh hưởng đáng kể do sự bùng nổ của dòng khách du lịch trong khu vực mà chủ yếu đến từ Ấn Độ. Du khách đến từ quốc gia này không phải tuân thủ mức chi tiêu tối thiểu 250USD mà Bhutan áp dụng đối với các du khách quốc tế.

Vì không phải qua các công ty du lịch nên du khách Ấn Độ có thể du lịch tự túc đến Bhutan theo nhóm du lịch, không cần thuê hướng dẫn viên cũng như tiếp cận những chỗ ăn nghỉ “hợp túi tiền” hơn du khách đến từ các quốc gia khác.

Luồng khách du lịch đến từ quốc gia láng giềng Ấn Độ tới Bhutan ngày càng đông khiến nhiều công ty điều hành tour du lịch cao cấp “nản lòng”. Nhiều công ty đang có kế hoạch rút lui khỏi Bhutan khi quốc gia này không còn thực sự hấp dẫn như một “điểm đến” độc quyền.

Robin Smillie, đại diện một công ty tour của Mỹ, người từng dẫn nhiều khách du lịch cao cấp đến Bhutan cho biết, công ty của ông dự định sẽ dừng các tour du lịch đến quốc gia này vào tháng 4/2020. Nhiều điểm du lịch nổi tiếng của Bhutan, điển hình như Tu viện Paro Taktsang - toạ lạc trên một vách núi đá grannit với độ cao hơn 3.000m so với mực nước biển luôn trong tình trạng quá tải du khách quốc tế.

“Từ năm 2001, Bhutan luôn là một điểm đến ưa thích của các du khách quốc tế có tiền, muốn được trải nghiệm những nơi độc và lạ. Giờ đây, du khách của tôi sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng khi phải chứng kiến bãi đậu xe chật kín những đoàn xe bus, khách du lịch chen chúc trên những con đường mòn, những người bán hàng rong chuyên bán đồ nhái hay những con đường đầy rác khi đặt chân đến Tu viện Paro Taktsang”, ông Robin Smillie than thở.

Nhiều nhà điều hành tour du lịch cao cấp của nước ngoài cũng bắt đầu than phiền về làn sóng khách “du lịch đại chúng” tới Bhutan. Tính đến năm 2012, Bhutan mới chỉ đón tiếp khoảng 100.000 khách du lịch mỗi năm với khoảng một nửa đến từ các nước trong khu vực thì tới năm 2018, ước tính, “vương quốc hạnh phúc” Bhutan đã đón khoảng gần 275.000 lượt du khách, gần một phần ba dân số nơi đây. Đáng chú ý, hơn 200.000 người là khách du lịch đến từ quốc gia láng giềng Ấn Độ, một số ít đến từ Bangladesh và Maldives.

Trong khi lượng khách quốc tế tăng trung bình khoảng 7% một năm thì lượng khách trong khu vực tăng gần 25% mỗi năm. Anh L.B. Gurung, đại diện Công ty Blue Sheep Tours & Treks, có trụ sở tại thủ đô Thimphu chia sẻ: “Tôi không biết Bhutan có thể tiếp tục duy trì như một điểm đến cao cấp, độc và lạ trong bao lâu”.

Nhiều ý kiến trái chiều

Đối với các du khách Ấn Độ vốn luôn “ngạt thở” với bầu không khí ô nhiễm tại các thành phố lớn, Bhutan đang là điểm đến du lịch hàng đầu do khoảng cách địa lý khá gần gũi, khí hậu mát mẻ, trong lành. Chính chiến lược du lịch phát triển bền vững lại đang dần biến Bhutan trở thành “nạn nhân” của làn sóng khách du lịch từ nước láng giềng.

khi bhutan khong con la thien duong
Lượng khách du lịch trong khu vực, đặc biệt là từ Ấn Độ đến Bhutan ngày một đông. (Nguồn: Nikkei Asian Review)

Theo Hiệp hội Khách sạn và Nhà hàng của Bhutan, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, quốc gia này đã gia tăng thêm ngân sách cho việc xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, tăng gấp đôi số giường hiện có lên 10.000 giường so với cùng kỳ.

“Chúng tôi đã trao đổi vấn đề này với phía Ấn Độ và phía bạn cũng đã đề nghị cần phải có biện pháp để ngăn chặn dòng khách du lịch ồ ạt đến Bhutan. Không chỉ người dân mà cả du khách Ấn Độ và Bangladesh cũng bắt đầu phàn nàn về sự ồn ào của các điểm du lịch”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Du lịch của Bhutan Tandi Dorji cho hay.

Một số biện pháp nhằm hạn chế khách du lịch khu vực đến Bhutan đã được đề xuất như thêm một số thủ tục khi nhập cảnh ngoài giấy thông hành hay yêu cầu khách du lịch khu vực phải khoản thuế phát triển bền vững giống như các khách du lịch quốc tế…

Dù vậy, kế hoạch này cũng đang khiến nhiều công ty du lịch Bhutan lo lắng. Nhiều người cho rằng, khách du lịch trong khu vực đang mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Bhutan và cần được khuyến khích bởi sự quản lý và điều tiết tốt hơn.

Ông Sonam Wangchuk, Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn và Nhà hàng Bhutan cho biết, lượng khách du lịch trong khu vực thường giúp bù doanh thu cho ngành du lịch nước này vào mùa thấp điểm khi lượng khách du lịch cao cấp quốc tế - chủ yếu tập trung vào mùa cao điểm giảm đi.

“Du khách trong khu vực nên được khuyến khích vì họ mang lại lợi ích cho toàn bộ chuỗi cung ứng. Thay vào đó, Chính phủ Bhutan nên tập trung vào việc đa dạng hóa sản phẩm", một chuyên gia trong ngành du lịch nhận định.

Chuyên gia này lưu ý thêm, khách du lịch trong khu vực thường mang theo tiền Rupee Ấn Độ, điều này rất quan trọng đối với nền kinh tế Bhutan vì nước này đang nhập khẩu đến 80% hàng hóa từ Ấn Độ.

khi bhutan khong con la thien duong Khách du lịch Trung Quốc “đổ xô” đến Nepal trong dịp Tết Nguyên Đán

Theo báo cáo của Học viện Du lịch Trung Quốc và công ty lữ hành Ctrip, khoảng 6,5 triệu người dân nước này dự kiến ...

khi bhutan khong con la thien duong Đi tìm hạnh phúc ở Bhutan

“Cuộc đời là một chuyến đi, hãy hoàn thiện nó”.

khi bhutan khong con la thien duong Bhutan: Điều bạn chưa biết…

Vương quốc nhỏ bé nằm giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới - Ấn Độ và Trung Quốc, là điểm đến mơ ước ...

(theo Nikkei Asian Review)

Đọc thêm

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 17/4 và sáng 18/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Việt Nam vs U23 Kuwait; Champions League - Munich vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 17/4 và sáng 18/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Việt Nam vs U23 Kuwait; Champions League - Munich vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 17/4 và sáng 18/4: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Việt Nam vs U23 Kuwait; Champions League - Munich vs ...
Australia phát hiện hóa thạch 3 loài chuột túi khổng lồ đã tuyệt chủng

Australia phát hiện hóa thạch 3 loài chuột túi khổng lồ đã tuyệt chủng

Các nhà nghiên cứu ở phía Nam Australia phát hiện hóa thạch của 3 loài chuột túi cổ đại khổng lồ mới.
Hội sinh viên Việt Nam tại New Zealand tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2026

Hội sinh viên Việt Nam tại New Zealand tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2026

Đại sứ Nguyễn Văn Trung mong muốn Hội sinh viên Việt Nam tại New Zealand có nhiều đóng góp hơn nữa trong thúc đẩy giao lưu nhân dân, gắn kết ...
Hành trình đầy bất ngờ tại quốc đảo Sri Lanka

Hành trình đầy bất ngờ tại quốc đảo Sri Lanka

Đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam trải qua những ngày không thể quên khi đến thăm, làm việc ở Sri Lanka - nơi khiến chúng tôi có nhiều bất ...
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 3]

Trong những năm 60 và 70 thế kỷ trước, khi những biến thiên xã hội gây đảo lộn trong văn hóa Mỹ, có những nhà văn vẫn giữ những giá trị cơ bản.
'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

'Thư cho em': Chuyện tình đẹp trong chiến tranh

Cuốn sách kể lại chuyện tình hơn 40 năm của thiếu tướng Hoàng Đan và vợ ông là bà An Vinh, thông qua lời kể của tác giả Hoàng Nam Tiến.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 2]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 2]

Vào thập niên 1920, 'thế hệ mất mát' gồm những nhà văn còn bi quan, chán chường, cảm thấy lạc lõng trong một xã hội mất lý tưởng.
Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm của chủ nhân giải Nobel Văn học 1994

Ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm của chủ nhân giải Nobel Văn học 1994

'Tiếng thét câm lặng' là tác phẩm tiêu biểu, cũng là một trong năm tác phẩm được dẫn chứng cho giải Nobel Văn học năm 1994 của nhà văn Nhật Bản Oe Kenzaburo.
Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới khởi động dự án ‘Âm thanh của tình anh em’ tại Việt Nam

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới khởi động dự án ‘Âm thanh của tình anh em’ tại Việt Nam

Quỹ Dàn nhạc trẻ thế giới cam kết truyền bá lý tưởng hòa bình và đối thoại giữa các dân tộc thông qua dự án 'Âm thanh của tình anh em' tại Việt Nam.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 1]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 1]

Văn học phản ánh xã hội và lịch sử, những sự kiện lớn ở Mỹ luôn luôn gắn với những sự kiện lớn ở châu Âu từ khi lập quốc cho đến nay.
Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hội Xoan 2024: Chương trình ý nghĩa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ

Hàng trăm nghệ sỹ, vũ công, sinh viên trình diễn những tiết mục nghệ thuật dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam tại Hội Xoan 2024.
Trà Vinh: Thêm một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trà Vinh: Thêm một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trà Vinh hiện có 7 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; trong đó có 4 di sản là nghệ thuật và lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer.
Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Hà Nội.
Độc đáo nghi lễ 'Kéo co ngồi' tại Lễ hội đền Trấn Vũ ở Hà Nội

Độc đáo nghi lễ 'Kéo co ngồi' tại Lễ hội đền Trấn Vũ ở Hà Nội

Lễ hội Đền Trấn Vũ được tổ chức thường niên vào ngày mùng 3 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh.
Tinh hoa Bắc Bộ: Sứ mệnh lan tỏa văn hóa vùng châu thổ sông Hồng

Tinh hoa Bắc Bộ: Sứ mệnh lan tỏa văn hóa vùng châu thổ sông Hồng

'Tinh hoa Bắc Bộ' là sân khấu thực cảnh đầu tiên tại Việt Nam, khẳng định vị thế của vở diễn văn hoá hàng đầu dành cho du khách đặt chân đến Hà Nội.
Hưởng ứng phong trào đọc sách qua Ngày sách và Văn hóa đọc năm 2024 tại Bắc Ninh

Hưởng ứng phong trào đọc sách qua Ngày sách và Văn hóa đọc năm 2024 tại Bắc Ninh

Từ 12-14/4, tỉnh Bắc Ninh sẽ tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 trên địa bàn tỉnh với chủ đề 'Sách hay cần bạn đọc'.
Phiên bản di động