Khi giới siêu giàu sẵn sàng chi bộn tiền để tránh dịch Covid-19

Thu Hằng
TGVN. Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều quốc gia vẫn tiếp tục hạn chế đi lại và du lịch. Tuy nhiên, điều này lại không phải là vấn đề của giới siêu giàu khi nhiều người vẫn sẵn sàng chi bộn tiền để có thể “vượt rào”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tránh dịch Covid-19, giới siêu giàu châu Á cân nhắc mua đảo riêng
Giới siêu giàu Ấn Độ chọn Sheraton Grand Đà Nẵng Resort làm lễ cưới
gioi sieu giau da lach luat de du lich thoi covid 19 nhu the nao
Việc sở hữu "thị thực vàng" là mục tiêu của nhiều người thuộc giới siêu giàu. (Nguồn: Reuters)

Đây cũng là xu hướng mới của giới thượng lưu – khi mà việc xin cấp thị thực không còn dựa trên quốc tịch hay quyền công dân mà dựa trên sự giàu có, độ “chịu chi” của khách hàng.

Ngành công nghiệp hái ra tiền

Trước Covid-19, các chương trình mua quyền công dân qua kênh đầu tư (CIPS) – hay còn gọi là “thị thực vàng” đang là ngành công nghiệp “hái ra tiền” tại nhiều quốc gia.

Thông qua việc sở hữu thị thực vàng, giới siêu giàu không chỉ đa dạng hóa hạng mục đầu tư bằng cách chuyển tiền tới một quốc gia khác, mà còn nhận được nhiều lợi ích của quyền công dân, bao gồm cả việc được cấp hộ chiếu mới.

Tin liên quan
Vùng đất cứ 3 người lại có một triệu phú, cuộc sống giới siêu giàu ra sao? Vùng đất cứ 3 người lại có một triệu phú, cuộc sống giới siêu giàu ra sao?

Khoảng 5-10 năm trở lại đây, động lực chính thúc đẩy các cá nhân (những người có tài sản ròng từ 2 đến 50 triệu USD) tìm đến các dịch vụ CIP nhiều hơn phần lớn đến từ những ưu đãi hấp dẫn như quyền tự do đi lại, lợi ích về thuế, nền dân chủ cũng như các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống.

Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát vào năm 2020 khiến cuộc sống của người dân thế giới thay đổi một cách sâu sắc, giới siêu giàu còn cân nhắc đến cả các yếu tố khác như chăm sóc y tế, năng lực phản ứng với dịch bệnh và nơi trú ẩn an toàn để đảm bảo kế hoạch dự phòng cho tương lai.

Kế hoạch B

“Giới siêu giàu luôn quan tâm đến những chính sách đảm bảo cho quyền công dân thứ hai, cho phép họ luôn có kế hoạch dự phòng. Bên cạnh đó, họ cũng quan tâm tới vấn đề chăm sóc y tế và sự chuẩn bị trước dịch bệnh”. Kênh CNN dẫn lời ông Dominic Volek, Giám đốc khu vực châu Á của Hãng tư vấn về quyền công dân và lưu trú toàn cầu Henley & Partners.

Theo ông Dominic Volek, giới siêu giàu không bao giờ chỉ lên kế hoạch cho 5 hay 10 năm mà “họ thường lên kế hoạch làm giàu và hưởng thụ cuộc sống cho 100 năm”.

Hãng Henley & Partners nhận định, hiện tượng ngày càng nhiều người quan tâm tới dịch vụ CIPS có thể xuất phát từ những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, vấn đề y tế, và thậm chí là những “dự đoán về ngày tận thế”.

Hãng này đã ghi nhận lượng yêu cầu mua dịch vụ CIP đã tăng kỷ lục 49% trong nửa đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm ngoái.

Điểm đến yêu thích

Montenegro & Cyprus là 2 cái tên quen thuộc nhất khi nhắc đến chương trình quyền công dân đặc biệt, với lượng người xin cấp quốc tịch tăng lần lượt 142% và 75% trong quý I/2020 so với quý IV/2019. Trong khi đó Malta vẫn duy trì là điểm đến được nhiều người quan tâm.

Nhiều người trong giới siêu giàu quan tâm tới Cyprus và Malta vì hai quốc gia này cho phép người xin nhập quốc tịch và gia đình họ quyền tự do đi lại trong EU. Không chỉ được tự do đi lại trong EU, việc là công dân của 2 quốc gia này còn cho phép họ hưởng một nền giáo dục và y tế chuẩn châu Âu.

Các chương trình cư trú tại Australia và New Zealand cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt do đã có những “xử lý tốt khủng hoảng trong đại dịch Covid-19”.

“New Zealand là quốc gia đã xử lý khủng hoảng dịch Covid-19 rất tốt so với một số điểm đến được ưa chuộng trước kia như Anh và Mỹ”, ông Dominic Volek chia sẻ.

gioi sieu giau da lach luat de du lich thoi covid 19 nhu the nao
Malta - điểm đến yêu thích của giới siêu giàu. (Nguồn: CNN)

Nuri Katz, người sáng lập hãng tư vấn tài chính quốc tế Apex Capital Partners cho biết, nhiều quốc đảo nhỏ ở vùng Caribe như Dominica, Antigua, Barbuda hay St Kitts cũng là những địa điểm được ưa thích do ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và kiểm soát dịch bệnh tốt hơn những quốc gia như Mỹ, Brazil, Ấn Độ… Mặt khác, các quốc đảo nhỏ này lại cung cấp các dịch vụ CIP không quá đắt đỏ và người đầu tư được tự do đi lại nhiều hơn.

“Nếu bạn có tài sản ròng từ 1-10 tỷ USD, các quốc gia ở khu vực Caribe sẽ là lựa chọn hàng đầu. Nếu bạn đầu tư hơn 100.000 USD tại Antigua và Barbuda, gia đình 4 người của bạn sẽ có cuốn hộ chiếu thứ hai trong vòng 4-6 tháng”, ông Dominic Volek dẫn chứng.

Do có rất nhiều ưu đãi, giá của dịch vụ CIP vì thế không hề “dễ chịu” khi giá của chương trình xin cư trú ở Australia tốn từ 1-3,5 triệu USD, trong khi để trở thành công dân của New Zealand, các nhà đầu tư sẽ phải “dốc túi” từ 1,9 – 6,5 triệu USD.

Trong gần 8 tháng qua, các khách hàng tới từ Ấn Độ, Nigeria, Lebanon đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là từ Mỹ. Số lượng nhà đầu tư Mỹ đã tăng 700% trong quý I/2020 so với quý IV/2019.

Theo CNN, một số người thuộc giới siêu giàu tìm đến dịch vụ CIP chỉ đơn giản là muốn tìm một nơi hẻo lánh và an toàn – nơi họ có thể cùng gia đình trú ẩn phòng khi một đại dịch khác bùng phát.

Lách luật cấm

Ông Nuri Katz cũng lưu ý về một trào lưu mới gần đây của giới siêu giàu: đầu tư mua quyền công dân để tăng khả năng đi lại trong tương lai. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, một số quốc gia vẫn mở cửa nhưng chỉ cho phép công dân của một số nước được nhập cảnh. Phần lớn người châu Âu không thể bay qua Mỹ, hoặc ngược lại trong thời điểm này.

“Dù đây chỉ là tình trạng tạm thời, làm sao để điều chỉnh được những bất tiện này? Vậy là những người muốn có quyền tự do đi lại ở châu Âu bắt đầu nghĩ tới việc có thêm những quốc tịch khác”, ông Nuri Katz cho biết.

Tin liên quan
Giới siêu giàu thế giới - họ là ai? Giới siêu giàu thế giới - họ là ai?

Năm 2017, ông Nuri Katz ước tính, có khoảng 5.000 người có nhu cầu mua quyền công dân ở nước ngoài qua dịch vụ CIP. Năm 2020, con số này ước tính gần 25.000 người.

Dù vậy, để có được “thị thực vàng”, quy trình thẩm định cũng rất khắt khe. Thông thường, những người xin quốc tịch sẽ phải trải qua quá trình đánh gia tài chính và lịch sử tư pháp để chắc chắn rằng tiền của họ là hợp pháp trước khi được duyệt cấp quyền công dân hoặc quyền cư trú. “Đơn cử như Malta, quốc gia này yêu cầu một quy trình thẩm định vô cùng nghiêm ngặt gồm 4 bước, bắt đầu bằng việc đánh giá của hãng Henley & Partners”, ông Dominic Volek thông tin.

Những người đề xướng dịch vụ CIP khẳng định, đây là chương trình “đôi bên cùng có lợi” khi những nhà đầu tư rót tiền vào các nước đang phát triển giúp bù lại những tổn thất do thiên tai, dịch bệnh hoặc đơn giản là giúp khởi động một số lĩnh vực của nền kinh tế.

Tuy nhiên, một số cho rằng, nhiều chương trình chưa thực sự minh bạch, rõ ràng. Năm 2018, tổ chức Minh bạch quốc Tế và Liên minh chống tham nhũng toàn cầu đã lên tiếng chỉ trích những chương trình đầu tư mua quyền công dân của Malta, Cyprus, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha khi cho rằng những chương trình này đang “bán quyền tự do đi lại trong khối Schengen, thậm chí là quyền công dân EU cho các nhà đầu tư nước ngoài mà thiếu sự kiểm tra, minh bạch và thẩm định kỹ lưỡng”.

"Choáng" với khu nghỉ dưỡng dành cho giới siêu giàu

Nằm trên quần đảo Palawan ở Philippines, thiên đường trên mặt đất này chỉ dành cho các nhà triệu phú đôla. Khu nghỉ dưỡng sang ...

Bill Gates: Giới siêu giàu đang đóng thuế không xứng với gia tài

Bill Gates: Giới siêu giàu đang đóng thuế không xứng với gia tài

Tỷ phú công nghệ Bill Gates thừa nhận rằng ông và các nhân vật siêu giàu khác phải đóng quá ít thuế và không xứng ...

“Hốt bạc” từ dịch vụ cho giới siêu giàu

“Hốt bạc” từ dịch vụ cho giới siêu giàu

Không còn cảm thấy hài lòng với những mặt hàng xa xỉ như túi Hermes Birkin, đồng hồ Rolex hay điện thoại Vertu, giới siêu ...

(theo CNN)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh đạt thành tích hai chữ số cho bàn thắng và kiến tạo trước Giáng sinh.
Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ, nước này muốn duy trì mối quan hệ làm ăn cùng có lợi với Nga theo chính sách trung lập về kinh tế.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho phương Tây và Slovakia.
Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bài viết sau có nội dung về công tác thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh, MU bước vào lễ Giáng sinh với vị trí ở nửa sau bảng xếp hạng.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động