Nhỏ Bình thường Lớn

Khi Mỹ thể hiện 'khí khái', các bên tranh chấp sẽ 'bạo dạn hơn' ở Biển Đông?

TGVN. Giới quan sát cho rằng, sự thay đổi chính sách của Mỹ đối với Biển Đông có thể khuyến khích các quốc gia có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông đáp trả các hành động hung hăng của Trung Quốc bằng hành động pháp lý.
TIN LIÊN QUAN
Quan hệ Việt-Mỹ và vấn đề Biển Đông
Mỹ tiếp tục có động thái mới liên quan tới Biển Đông, Australia sẽ hành động gì tiếp theo?
5835 200128 n at530 2335 15803581014521496442132
Tàu USS Montgomery của Hải quân Mỹ đã thực hiện hoạt động tự do hàng hải đầu tiên trong năm 2020 ở biển Đông. (Ảnh:Hải quân Mỹ)

Muốn Trung Quốc tuân thủ UNCLOS

Mỹ mới đây bác bỏ hầu hết các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại vùng biển chiến lược này, coi đó là “bất hợp pháp”. Ông David Stilwell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á, ngày 14/7 cho biết, Mỹ có thể trừng phạt các quan chức và công ty Trung Quốc theo đuổi các tuyên bố chủ quyền “bất hợp pháp” ở Biển Đông. Gần đây, một số quốc gia trong khu vực cũng đã đưa ra những tuyên bố cho rằng, Trung Quốc nên tuân thủ luật pháp quốc tế liên quan đến Biển Đông.

Quân đội Mỹ cũng có kế hoạch triển khai một đơn vị tác chiến điện tử đến khu vực này. Cụ thể, quân đội Mỹ sẽ triển khai hai đơn vị đặc nhiệm đến khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào năm 2021, thực hiện nhiều sứ mệnh khác nhau, trong đó có tác chiến điện tử và tác chiến mạng. Ít nhất một trong hai đơn vị sẽ được triển khai ở Biển Đông.

Theo ông Elizabeth Economy, Giám đốc nghiên cứu châu Á thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại tại Mỹ, tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo báo hiệu, Washington sẽ củng cố sự ủng hộ của mình đối với phán quyết của tòa án quốc tế ở La Haye và có thể sẽ “khuyến khích các nước khác ủng hộ phán quyết này một cách tích cực hơn”.

Cựu Đô đốc Hải quân Mỹ Michael McDevitt cho rằng, bằng cách bác bỏ các yêu sách trên biển của Trung Quốc, Mỹ đang ủng hộ những nước muốn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) là nền tảng cơ sở để xác định các quyền hàng hải trên Biển Đông. Ông McDevitt, một thành viên cấp cao của Viện nghiên cứu chiến lược CNA, nói: “Điều Washington muốn là Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế đã được công nhận, bao gồm UNCLOS”.

UNCLOS là cơ sở cho vụ kiện của Philippines lên Tòa án trọng tài thường trực ở La Haye năm 2012. Vụ kiện đã thách thức tính hợp pháp của các yêu sách của Trung Quốc đối với các vùng biển dựa trên cái gọi là “đường 9 đoạn” xuất hiện chính thức trong các bản đồ của Trung Quốc và bao trùm phần lớn diện tích Biển Đông.

Tòa án đã vô hiệu hóa những tuyên bố chủ quyền đó vào năm 2016, phán quyết có lợi cho Philippines, nhưng Trung Quốc đã từ chối công nhận phán quyết đó.

Đòn bẩy mới?

Học giả nghiên cứu quan hệ quốc tế Richard Heydarian của Philippines cho rằng, tuyên bố của Mỹ có “những hàm ý tác động lớn”, đặc biệt là đối với các đồng minh của Mỹ như Philippines, vì nó đã làm rõ cam kết của Mỹ tại khu vực Biển Đông.

Ông Heydarian nói: “Trong trường hợp Trung Quốc thực hiện một hành động đơn phương gây hấn hoặc khiêu khích nhằm vào tàu quân sự hay binh sỹ Philippines ở khu vực này, Philippines có thể đưa ra lập luận pháp lý để yêu cầu Lầu Năm Góc ra mặt giúp Philippines”.

Ông Jay Batongbacal - Giám đốc Viện Hàng hải và Luật biển thuộc Đại học Philippines cũng cho rằng, quan điểm cứng rắn hơn của Mỹ sẽ “giúp các nước châu Á có đòn bẩy trong các cuộc đàm phán bởi vì họ biết rằng, quan điểm của họ có sự ủng hộ quốc tế lớn hơn so với quan điểm của Trung Quốc”.

Ông Batongbacal cho rằng, việc tuyên bố các yêu sách và các hành động quá đáng của Trung Quốc là bất hợp pháp cho thấy điểm đồng chính sách giữa Mỹ và nhiều nước trong khu vực. Tuy vậy, các nước trong khu vực vẫn cần tiếp tục thận trọng để cân bằng quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ để tránh rơi vào thế phải lựa chọn bên và bị cuốn vào tranh chấp.

Phản ứng của Việt Nam về các vấn đề Biển Đông hiện nay

Phản ứng của Việt Nam về các vấn đề Biển Đông hiện nay

TGVN. Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 16/7, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi liên ...

Australia tuyên bố ủng hộ tự do hàng hải trên Biển Đông

Australia tuyên bố ủng hộ tự do hàng hải trên Biển Đông

TGVN. Ngày 16/7, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố, nước này sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ tự do hàng hải tại Biển Đông.

Biển Đông: Mỹ ra chính sách lịch sử, giới chuyên gia báo động nguy cơ xung đột gia tăng

Biển Đông: Mỹ ra chính sách lịch sử, giới chuyên gia báo động nguy cơ xung đột gia tăng

TGVN. Lần đầu tiên Mỹ công khai phản đối các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua những tuyên bố đanh thép. ...

Thu Hiền (theo SCMP)

Tin cũ hơn

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh: Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông
Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược Bế mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông: UNCLOS 30 năm còn nguyên giá trị, kiểm soát ‘vùng xám’, tăng cường lòng tin chiến lược
Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên Tương lai của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Kết quả không đến nhờ cầu nguyện, phụ thuộc vào ý chí chính trị của các bên
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ' Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ'
Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ Hội thảo Biển Đông lần thứ 16: ASEAN không nên né tránh khó khăn và những bài học từ Biển Đỏ
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 16: Định hướng tư duy, phát huy chuẩn mực
Đối thoại Đông Nam Á: Đoàn kết hành động ứng phó với thiên tai Đối thoại Đông Nam Á: Đoàn kết hành động ứng phó với thiên tai
Xác định yêu sách chồng lấn trên biển: Các biện pháp khả thi từ góc nhìn của Giáo sư Australia Xác định yêu sách chồng lấn trên biển: Các biện pháp khả thi từ góc nhìn của Giáo sư Australia
Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển
Cảnh sát biển Việt Nam-Indonesia luyện tập chung trên biển Cảnh sát biển Việt Nam-Indonesia luyện tập chung trên biển
Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển Khai mạc Hội thảo quốc tế về hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển
Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông