Khinh hạm Bayern của Đức đến Biển Đông: Kết cấu tàu chiến có gì đặc biệt?

Việt Hà
Ngày 2/8, khinh hạm Bayern (Bavaria) của Hải quân Đức rời cảng Wilhelmshaven với hơn 200 sĩ quan và thủy thủ. Con tàu này sẽ có chuyến hải trình dài 6 tháng đến châu Á-Thái Bình Dương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Có gì trên chiến hạm Đức đến Biển Đông?
Khinh hạm Bayern của Hải quân Đức hiện diện tại Biển Đông lần đầu tiên sau gần 2 thập kỷ. (Nguồn: Defense News)

Khinh hạm Bayern thuộc lớp Brandenburg và có số hiệu F217. Con tàu này cùng với ba “chị em” khác trong lớp tàu Brandenburg, bao gồm tàu Brandenburg (F215), tàu Schleswig-Holstein (F216) và tàu Mecklenburg-Vorpommern (F218), được Hải quân Đức đặt hàng vào tháng 9/1989.

Tàu Bayern được sử dụng thay thế lớp tàu Hamburg đóng từ cuối thập niên 50 – đầu thập niên 60 của thế kỷ XX.

Lớp tàu Brandenburg có nhiệm vụ chủ yếu là chống ngầm, nhưng cũng có khả năng tham gia phòng không và các hoạt động khác của nhóm tàu.

Tàu Bayern được đóng bởi công ty đóng tàu Nordseewerke tại thành phố cảng Emden, phía Tây Bắc nước Đức. Tàu được hoàn thành năm 1993 và hạ thủy vào tháng 6/1994.

Sau thời gian thử nghiệm, tàu Bayern được biên chế cho Hải quân Đức vào tháng 5/1996.

Hệ thống vũ khí hiện đại

Giống như các "chị em" trong lớp tàu Brandenburg, tàu Bayern có lượng giãn nước 4.700 tấn, dài 138,9 mét.

Tàu có tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ khi dùng turbine khí và 18 hải lý/giờ khi dùng động cơ diesel. Tầm hoạt động của tàu có thể lên đến 4.000 hải lý, với sức chứa hơn 200 sỹ quan và thủy thủ.

Tàu Bayern được trang bị hệ thống hai cặp ống phóng tên lửa diệt hạm MM38 Exocet. Hệ thống này bao gồm radar và có tầm bắn 42 km.

Về hệ thống phòng không, tàu được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mark 41 mod 3 của Lockheed Martin, có khả năng phóng 16 tên lửa tầm trung đối không Sea Sparrow của NATO với tầm bắn 14,5 km.

Ngoài ra, tàu còn có hai hệ thống phòng không tầm ngắn RAM với tầm bắn 9,5 km, sử dụng công nghệ dẫn đường hồng ngoại.

Tàu Bayern có một khẩu pháo chính Oto Melara nòng 76 mm. Khẩu pháo này có thể bắn 85 phát mỗi phút, tầm bắn chống hạm và chống đất là 16 km, tầm bắn phòng không là 12 km. Tàu có thêm hai khẩu pháo phụ Mauser BK-27 nòng 27 mm.

Về hệ thống chống ngầm, tàu có 4 ống phóng ngư lôi 324 mm, sử dụng ngư lôi Mark 46.

Tàu Bayern sử dụng hệ thống tác chiến điện tử EADS FL 1800S. Tàu cũng có hai hệ thống phòng rocket mồi bẫy hồng ngoại SCLAR để chống tên lửa chống hạm và hệ thống phòng thủ MASS.

Ngoài ra, tàu còn có các hệ thống radar và hai hệ thống sonar chống ngầm.

Bên cạnh đó, tàu Bayern được trang bị hai trực thăng Sea Lynx do Anh sản xuất. Loại trực thăng này được trang bị súng máy và tên lửa chống ngầm hoặc chống hạm.

Lịch sử hoạt động hơn 20 năm

Tàu chiến Bayern từng được triển khai đến biển Adriatic năm 1999 trong chiến dịch ném bom Nam Tư của NATO. Tàu cũng tham gia chiến dịch tuần tra chống khủng bố của NATO ở Địa Trung Hải.

Từ năm 2007-2008, tàu làm nhiệm vụ ở Liban và tham gia cứu hộ 14 thủy thủ trên tàu container Gevo Victory tháng 1/2008.

Năm 2011 và 2015, tàu Bayern hai lần tham gia chiến dịch chống cướp biển tại vùng Sừng châu Phi. Năm 2018, con tàu này đến biển Aegean để gia nhập đội tàu chiến của NATO.

Năm 2021, tàu Bayern trở thành tàu chiến Đức đầu tiên tới Biển Đông sau 20 năm.

Trong lễ tiễn con tàu này tại cảng Wilhelmshaven, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas gọi khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một trong những khu vực sẽ định hình trật tự thế giới trong tương lai. Do đó, Đức cần có sự hiện diện tại đây.

“Đức muốn tham gia và chịu trách nhiệm duy trì trật tự thế giới dựa trên luật lệ”, ông Maas nói.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer khẳng định: “Thông điệp của Berlin rất rõ ràng. Chúng ta bảo vệ giá trị và lợi ích của bản thân cùng với các đồng minh và đối tác”.

Đức đưa khinh hạm tới châu Á, nỗ lực triển khai định hướng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Đức đưa khinh hạm tới châu Á, nỗ lực triển khai định hướng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ngày 2/8, khinh hạm Bayern đã lên đường tới châu Á, thực hiện hành trình huấn luyện và tăng cường hiện diện kéo dài khoảng ...

Lý do Ấn Độ cử nhóm tàu tác chiến hải quân đến Biển Đông

Lý do Ấn Độ cử nhóm tàu tác chiến hải quân đến Biển Đông

Động thái điều tàu đến Biển Đông của Ấn Độ nhằm thể hiện chính sách Hành động hướng Đông, đồng thời gửi một thông điệp ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5): Nắng nóng gay gắt diện rộng, Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 40 độ C; ngày 1/5 nắng nóng giảm

Thông tin dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5 (27/4-1/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ngày 26/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.
Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Kiều bào gặp mặt và chia sẻ kỷ niệm với Trường Sa

Mới đây, gần 50 đại biểu kiều bào từng có dịp đến Trường Sa đã có cuộc gặp mặt ấm áp nghĩa tình tại Hà Nội.
Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Trần Thị Thanh Thúy đầu quân cho CLB bóng chuyền nữ của Thổ Nhĩ Kỳ

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy tiếp tục ghi cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp khi chuyển sang thi đấu cho một đội bóng danh tiếng tại Thổ Nhĩ ...
iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

iPhone 16 sẽ sở hữu nâng cấp đặc biệt

Theo các nguồn tin, Apple có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn phím bấm vật lý trên iPhone 16 và thay vào đó là phím bấm phản hồi xúc giác.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động