Người dân Trung Quốc đã mở hầu bao chi tiêu và đi du lịch. (Nguồn: Bloomberg) |
Người tiêu dùng mở hầu bao
Ông Edward Suen, Giám đốc điều hành của một nhà hàng ở Quảng Châu chia sẻ, ngay khi mở cửa sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhà hàng đã kín chỗ. Ông hy vọng, hoạt động kinh doanh sẽ cải thiện trong năm nay và nhà hàng sẽ thu lại khoảng 35% doanh thu đã mất vào năm ngoái.
Thành phố Quảng Châu là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các biện pháp kiểm soát Covid-19 của Trung Quốc vào cuối năm 2022.
Năm 2022, Trung Quốc chứng kiến tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong nhiều thập niên. Trong bối cảnh doanh số bán lẻ sụt giảm 0,2% xuống còn 43,97 nghìn tỷ Nhân dân tệ (6,28 nghìn tỷ USD), doanh số bán hàng ăn uống giảm mạnh hơn 6,3%.
Tin liên quan |
Đón tin tốt từ kinh tế Trung Quốc, thế giới lại 'run'? |
Tuy nhiên, bước sang năm 2023, nhiều dữ liệu gần đây cho thấy, người tiêu dùng Trung Quốc đang bắt đầu mở hầu bao trở lại, đặc biệt là khi đi du lịch.
Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 7 ngày, các rạp chiếu phim, nhà hàng và điểm du lịch đã nhộn nhịp trở lại.
Theo Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, hơn 300 triệu chuyến đi đã được thực hiện trong kỳ nghỉ Tết, đạt gần 90% so với mức trước đại dịch. Doanh thu du lịch quốc gia đã tăng 30% so với năm ngoái, lên 375,84 tỷ Nhân dân tệ.
Các rạp chiếu phim trên toàn quốc đã bán được 129 triệu vé, tạo ra doanh thu 6,76 tỷ Nhân dân tệ (gần 1 tỷ USD), tăng 11,89% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuộc khảo sát từ Hiệp hội Ẩm thực Trung Quốc cũng cho thấy, doanh thu nhà hàng tăng gần 25% trong thời gian diễn ra lễ hội so với cùng kỳ năm trước. Trong khi các công ty bán lẻ và ăn uống lớn có doanh số bán hàng tăng gần 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngân hàng đầu tư CITIC Securities cho biết trong một báo cáo rằng, chi tiêu cho kỳ nghỉ tốt hơn mong đợi đã cải thiện niềm tin vào sự phục hồi tiêu dùng dịch vụ. Bên cạnh đó, lĩnh vực ăn uống sắp phục hồi ổn định và bền vững và ngành du lịch sẽ tăng dần trong các mùa cao điểm.
Nhà kinh tế học David Qu của Bloomberg đánh giá: "Việc Trung Quốc mở cửa và bỏ các hạn chế về Covid-19 dường như đã giải phóng nhu cầu chi tiêu bị dồn nén. Không phải tất cả dữ liệu đều tích cực, nhưng hầu hết đều chứng minh rằng, việc mở cửa trở lại của quốc gia này sẽ diễn ra nhanh chóng và chi tiêu của người tiêu dùng sẽ hỗ trợ chính cho quá trình phục hồi".
Ông Ashley Dudarenok, người sáng lập công ty tư vấn kỹ thuật số Trung Quốc ChoZan nhận định: “Tâm lý người tiêu dùng đã tốt hơn. Xu hướng tiêu dùng tổng thể sẽ tiếp tục tăng".
Phục hồi tiêu dùng là chủ đề chính
Nhiều nhà phân tích kỳ vọng, mức tiết kiệm cao của người dân Trung Quốc trong thời kỳ đại dịch Covid-19 sẽ dẫn đến chi tiêu nhiều hơn trong năm nay.
Ở cấp hoạch định chính sách, chính quyền Trung Quốc cũng đang ưu tiên tiêu dùng.
Tin liên quan |
Thị trường năng lượng gây dựng 50 năm bị 'thổi bay', 'khách sộp' có giúp Nga cứu vãn? |
Ngày 28/1, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã chủ trì cuộc họp đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của Hội đồng Nhà nước và “kêu gọi nỗ lực đẩy nhanh quá trình phục hồi tiêu dùng, giữ ổn định thương mại và đầu tư nước ngoài”.
Các chính sách thúc đẩy tiêu thụ ô tô và các mặt hàng có giá trị lớn sẽ được “thực hiện đầy đủ”.
Tại Thượng Hải, một thành phố lớn ở phía Đông Trung Quốc mới tiết lộ một kế hoạch hành động bao gồm miễn thuế mua xe năng lượng mới và phiếu mua hàng cho các lĩnh vực như du lịch văn hóa và ăn uống.
Hay Hải Nam, một tỉnh đảo ở phía Nam Trung Quốc cũng đã tích cực thúc đẩy mua sắm miễn thuế.
Tuy nhiên, không giống như Mỹ, Trung Quốc đã không phát tiền mặt cho người tiêu dùng trên toàn quốc sau đại dịch. Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ tập trung vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp và việc làm.
Nhà kinh tế trưởng Hao Zhou tại Guotai Junan International nhận định: "Chúng tôi tin rằng, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tiêu dùng là triển vọng về thu nhập trong tương lai, vốn liên quan đến nhiều yếu tố. Tuy nhiên, sự không chắc chắn về Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng".
Ông Hao Zhou kỳ vọng, doanh số bán lẻ sẽ tăng trưởng 7%/năm.
Ngoài ra, hoạt động sản xuất sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán cũng đang tăng lên trên khắp đất nước, với các nhà máy hoạt động hết công suất.
Ngày 28/1, ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, 136 dự án trọng điểm ở Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, phía Tây Bắc Trung Quốc đã được khởi công.
"Sau khi trở lại trạng thái bình thường mới, những rủi ro tài chính được chế ngự và những cải cách hỗ trợ tăng trưởng có hiệu lực, khả năng phục hồi của Trung Quốc sẽ tăng cường trong trung và dài hạn", - Ông Liu Linan, người đứng đầu chiến lược vĩ mô Trung Quốc tại Deutsche Bank. |
Tại thành phố Trùng Khánh, hơn 60 giàn khoan đang hoạt động tại một công trường xây dựng nhà máy mới của Changan Auto. Thành phố này đang lên kế hoạch khởi động 1.123 dự án lớn trong năm nay, với tổng vốn đầu tư tăng 18,5% so với một năm trước đó.
Chính quyền các địa phương tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đang nỗ lực mạnh mẽ để khôi phục sản xuất, mang lại động lực mới và bền vững cho nền kinh tế.
Nền kinh tế đã vượt thời điểm khó khăn nhất
Sự hối hả và nhộn nhịp trên khắp đất nước đã vẽ nên một bức tranh đáng khích lệ cho nền kinh tế Trung Quốc, sau một năm 2022 đầy khó khăn.
Các nhà đầu tư và tổ chức toàn cầu vẫn tin tưởng vào nền kinh tế Trung Quốc và nhiều ngân hàng đầu tư đã điều chỉnh tăng dự báo về tốc độ tăng trưởng của đất nước này vào năm 2023.
Ông Liu Linan, người đứng đầu chiến lược vĩ mô Trung Quốc tại Deutsche Bank đã dự đoán rằng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 6% trong năm nay và mức tăng trưởng đó sẽ trở nên ổn định hơn nữa vào năm 2024, khi đất nước thoát khỏi tác động của đại dịch.
Ông nói: "Sau khi trở lại trạng thái bình thường mới, những rủi ro tài chính được chế ngự và những cải cách hỗ trợ tăng trưởng có hiệu lực, khả năng phục hồi của Trung Quốc sẽ tăng cường trong trung và dài hạn".
Các nhà phân tích cũng nhận thấy, nền kinh tế của đất nước đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất. Dự kiến, Trung Quốc sẽ phục hồi và cải thiện tổng thể trong năm nay.
| Trung Quốc năm thứ 13 giữ ngôi ‘vương’ trong ngành đóng tàu thế giới Năm 2022, Trung Quốc tiếp tục năm thứ 13 dẫn đầu thế giới trong ngành đóng tàu, cả về thị phần và tạo ra những ... |
| Đón tin tốt từ kinh tế Trung Quốc, thế giới lại 'run'? Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau gần ba năm kiểm soát Covid-19 có thể mang lại sự thúc đẩy rất cần thiết cho ... |
| IMF: Kinh tế thế giới chuyển biến tích cực hơn nhưng 'không có nghĩa là tốt' Ngày 31/1, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới mới nhất. |
| Trung Quốc 'mở bung cửa', người tiêu dùng vẫn chưa 'bung lụa' chi tiêu Sẽ mất thêm thời gian để người tiêu dùng Trung Quốc quay lại chi tiêu bất chấp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ... |
| Các quốc gia Đông Nam Á đang "vượt mặt" Trung Quốc, ngày càng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ... |