Toàn cảnh lễ công bố chương trình đào tạo trực tuyến và Tập huấn tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh đồ uống có cồn theo hình thức thương mại điện tử. (Nguồn: VBA) |
Thương mại điện tử là lĩnh vực hoạt động kinh tế không còn xa lạ với nhiều quốc gia, bởi những tính ưu việt của nó như: Ít tốn thời gian, công sức, tiền bạc cho những giao dịch kinh tế. Do đó, việc áp dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong hoạt động kinh doanh là một xu thế tất yếu của thời đại. Việt Nam, trong quá trình hội nhập, cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung đó.
Luật Phòng, chống tác hại rượu bia (“Luật PCTHRB”) được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019; Nghị định 24/2020/ND-CP của Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện Luật PCTHRB đã chính thức cho phép kinh doanh đồ uống có cồn theo hình thức thương mại điện tử. Điều này mở ra cơ hội kinh doanh mới, đồng thời đặt ra những thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành đồ uống, bởi họ sẽ phải tuân thủ đồng thời những quy định pháp luật về kinh doanh đồ uống có cồn và thương mại điện tử.
Kinh doanh theo hình thức thương mại điện tử có thể là một hình thức mới mẻ với nhiều doanh nghiệp, thương nhân tại Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống có cồn. Do vậy, chương trình đào tạo trực tuyến được tổ chức nhằm cung cấp đầy đủ những thông tin và hướng dẫn cần thiết cho các doanh nghiệp mong muốn triển khai hoạt động kinh doanh này tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) thông tin tại Lễ công bố. (Nguồn: VBA) |
Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với doanh nghiệp và thương nhân kinh doanh ngành đồ uống có cồn. Các quy định trên giúp mở rộng kênh kinh doanh, đồng thời đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu tuân thủ pháp luật. Vì vậy, chương trình tập huấn nhằm hỗ trợ các cơ quan hữu quan tăng cường quản lý kinh doanh rượu, bao gồm cả hình thức thương mại điện tử, đồng thời hỗ trợ thương nhân kinh doanh rượu tuân thủ các quy định pháp luật.
Theo ông Nguyễn Anh Sơn, Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Công Thương), hiện nay, các quy định về quản lý kinh doanh đồ uống có cồn và thương mại điện tử cơ bản đã có, tuy nhiên, cần rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật khác có liên quan (như quảng cáo, bưu chính,…) để quy định đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh rượu qua thương mại điện tử.
Ông Sơn dẫn chứng, tính đến tháng 8/2022, trên hệ thống quản lý hoạt động thương mại điện tử (online.gov.vn), Bộ Công Thương đã tiếp nhận 130 hồ sơ thông báo, đăng ký website/ ứng dụng thương mại điện tử có bán rượu và đã duyệt 40 hồ sơ đáp ứng điều kiện bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử.
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc như việc quản lý người mua rượu trên sàn giao dịch thương mại điện tử đang gặp khó khăn trong việc xác định người đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin và mua bia, rượu; Một số người bán trên sàn lợi dụng việc biểu thị thông tin hàng hóa để nhằm mục đích xúc tiến, quảng cáo, quảng bá sản phẩm rượu trên sàn. Như vậy, việc biểu thị thông tin hàng hóa sản phẩm với quảng cáo sản phẩm còn đang chưa rõ ràng đối với sản phẩm rượu khi được bán trên sàn; Trách nhiệm của người bán trên sàn bao gồm cung cấp thông tin về hàng hóa, giá cả, điều kiện giao dịch chung, điều kiện vận chuyển, giao nhận… tuy nhiên, nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử chưa quy định trách nhiệm của người bán phải bảo đảm, kiểm tra độ tuổi của người nhận hàng trong trường hợp theo quy định tại Điều 6 Nghị định 24/2020/NĐ-CP...
Ông Nguyễn Anh Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) chia sẻ tại Hội nghị. (Nguồn: VBA) |
"Đặc biệt, hiện nay, các sản phẩm rượu được làm giả, nhái rất tinh vi, xuất hiện nhiều và được phân phối qua các sàn thương mại điện tử. Do đó, việc quản lý đầu vào chất lượng sản phẩm này gặp rất nhiều khó khăn đối với cơ quan quản lý nhà nước", ông Sơn nhấn mạnh.
Đại diện Liên minh APISWA, bà Olivia Widen - chia sẻ: "APISWA đặc biệt đề cao trách nhiệm tuân thủ cũng như trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng và đồng hành với các cơ quan hữu quan quản lý kinh doanh rượu trên nền tảng thương mại điện tử.
Chương trình đào tạo trực tuyến tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh rượu theo hình thức thương mại điện tử góp phần thúc đẩy doanh nghiệp, thương nhân tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan, qua đó tận dụng tối đa lợi ích mà nền kinh tế số mang lại, vì sự phát triển của tất cả các bên".
Sau Hội nghị, VBA và VECOM sẽ đăng chương trình tập huấn lên website, để các doanh nghiệp quan tâm có thể dễ dàng khai thác, thực hiện tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.
| Oktoberfest Vietnam 2022: Lễ hội bia đắm say và sôi động Tối 6/10, tại Hà Nội, sự kiện khai mạc Lễ hội Oktoberfest Vietnam 2022, một trong những hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt ... |
| Lễ hội bia Oktoberfest ‘rầm rộ’ trở lại sau hai năm gián đoạn do dịch Covid-19 Lễ hội Oktoberfest, sự kiện hơn 200 năm tuổi, được mong chờ nhất của gần 500 hãng bia, nhiều nhà hàng địa phương, người dân, ... |
| Say rượu có thể gây ra các vấn đề ở não Rượu có thể ảnh hưởng đến não, dạ dày, gan, tim và thận. Khi bạn uống, rượu sẽ đi thẳng vào máu và được đưa ... |
| Uống bia hằng ngày và những hệ quả đối với sức khoẻ Mặc dù bia có những tác dụng tốt với sức khoẻ, song nếu lạm dụng, uống bia hằng ngày có thể sẽ gây ra các ... |
| Sắp có kỷ lục mới về đấu giá chai rượu whisky lớn nhất thế giới? Chai rượu whisky lớn nhất thế giới, có tên là The Intrepid, sẽ được bán đấu giá vào ngày 25/5 tại Vương quốc Anh. |