Khoa học phải vì “đại nghĩa mà làm”

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa không chỉ tôn vinh các công trình nghiên cứu mà cả tinh thần cống hiến “vì việc đại nghĩa mà làm”, để những điều tốt đẹp được khơi dậy, được làm gương từ các nhà khoa học. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khoa hoc phai vi dai nghia ma lam Rạn nứt quan hệ vì tin tặc
khoa hoc phai vi dai nghia ma lam Không gian văn học Nga giữa lòng Hà Nội

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh điều này trong phát biểu tại lễ trao Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần thứ nhất do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức, sáng 11/9.

Một trong những điểm nổi bật của Giải thưởng Trần Đại Nghĩa trong hệ thống các giải thưởng về khoa học công nghệ (KHCN) là phải được ứng dụng trong thực tiễn hoặc có triển vọng cao để ứng dụng vào thực tiễn. Hai công trình được trao giải năm nay được chọn ra từ 15 công trình đăng ký và đã đạt được cả hai tiêu chí trong nghiên cứu cơ bản và ứng dụng.

khoa hoc phai vi dai nghia ma lam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn Giải thưởng Trần Đại Nghĩa không chỉ tôn vinh các công trình nghiên cứu mà cả tinh thần cống hiến “vì việc đại nghĩa mà làm”. (Ảnh: VGP).

Công trình “Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất vaccine phòng bệnh cho người” của GS.TS Hoàng Thủy Nguyên và cố GS.TS Đặng Đức Trạch đã được ứng dụng vào thực tiễn từ những năm 1980 đem lại hiệu quả thanh toán bệnh bại liệt, dịch tả của Việt Nam và thế giới.

Công trình “Công nghệ sản xuất tinh quặng sắt thép và vật liệu xây dựng không nung từ bùn đỏ” của TS. Vũ Đức Lợi (Viện Hóa học) và đồng tác giả TS. Nguyễn Văn Tuấn (Công ty thép Thái Hưng) có khả năng ứng dụng cao để giải quyết, xử lý được lượng bùn thải độc hại từ nhà máy Alumin ở Tây Nguyên, biến chất thải độc hại thành nguyên liệu sắt thép, biến chất thải thành vật liệu xây dựng không nung, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng.

Chúc mừng các nhà khoa học được trao Giải thưởng Trần Đại Nghĩa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của KHCN và đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển của đất nước.

“Tiềm lực KHCN của đất nước dù đã được nâng lên rất nhiều nhưng vẫn còn yếu. Đây là một trong nhiều nguyên nhân khiến nước ta, dù phát triển nhanh, nhưng vẫn còn rất nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, những nơi có biết bao nhiêu người hy sinh, mất mát. Tâm tư đó thôi thúc, day dứt nhiều thế hệ các nhà khoa học”, Phó Thủ tướng chia sẻ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn Giải thưởng Trần Đại Nghĩa không chỉ ghi nhận các kết quả, công trình nghiên cứu mà cả tinh thần làm việc, cống hiến của các nhà khoa học vượt qua khó khăn trong nghiên cứu, vất vả đời thường “vì việc đại nghĩa mà làm”. Từ đó, đưa khoa học nước nhà phát triển chắc chắn hơn, nhanh hơn, để những điều tốt đẹp được khơi dậy, được làm gương từ các nhà khoa học.

“Mục tiêu cuối cùng là gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước, làm cho những giá trị tốt đẹp của dân tộc bao nghìn năm nay được vun đắp, phát huy, tỏa sáng”.

khoa hoc phai vi dai nghia ma lam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các nhà khoa học được trao Giải thưởng Trần Đại Nghĩa. (Ảnh: VGP).

Trước khi kết thúc phần phát biểu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hỏi có bao nhiêu nhà khoa học dưới 35 tuổi ở trong hội trường. Rất ít cánh tay giơ lên.

“Chúng ta còn nhớ bác Trần Đại Nghĩa được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho làm Cục trưởng Cục Quân giới khi mới 33 tuổi”, Phó Thủ tướng nhắc lại và nhấn mạnh các nhà khoa học trẻ cần được tạo cả điều kiện, lẫn thách thức để vượt qua chính mình, bứt lên khỏi sự ràng buộc của cơ chế, chính sách, có những cống hiến đột phá.

Kể về câu chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hỏi GS.VS Trần Đại Nghĩa có chịu được khổ; có thể hoàn thành công việc trong điều kiện thiếu thốn về con người, phương tiện, vật liệu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đó cũng là hai câu hỏi mà nhiều nhà khoa học trẻ luôn mong muốn được nghe từ lãnh đạo của mình.

“Tôi tin rằng khi hỏi lương thấp như thế, khổ như thế, phương tiện như thế có chịu được không, không phải tất cả nhưng chắc chắn có rất nhiều nhà khoa học trẻ sẽ trả lời là chịu được. Nếu được lãnh đạo giao nhiệm vụ, trong điều kiện như vậy có làm được không, cũng sẽ nhiều nhà khoa học trẻ dũng cảm và trách nhiệm nói rằng làm được. Làm được như vậy cùng với nhiều việc khác tôi rất mong và tin rằng nền khoa học nước nhà sẽ có những khởi sắc mới” Phó Thủ tướng chia sẻ và khẳng định: Nếu ra đề bài, giao nhiệm vụ rõ ràng và được tin tưởng thì nhiều người trẻ luôn sẵn sàng dấn thân để cống hiến cho sự nghiệp phát triển khoa học, công nghệ nước nhà.

khoa hoc phai vi dai nghia ma lam Phát hiện xác tàu ngầm Đức ngoài khơi nước Mỹ

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện xác chiếc tàu ngầm U-576 của phát xít Đức dưới đáy đại dương cùng toàn bộ thủy thủ ...

khoa hoc phai vi dai nghia ma lam Hợp tác khoa học Việt – Pháp: Lĩnh vực không biên giới

Chúng ta đang cùng đi trên một con tàu trong một thế giới “phẳng”. Việc hợp tác nghiên cứu khoa học để tìm ra chìa ...

khoa hoc phai vi dai nghia ma lam Thủ tướng: Kiên quyết không đánh đổi môi trường vì lợi ích trước mắt

Sáng nay (24/8), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo vệ môi trường.

PV. (theo VGP)

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Đoàn đại biểu bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân ...
Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 và vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh ...
Câu chuyện về chiếc đồng hồ vàng của hành khách giàu nhất từng có mặt trên tàu Titanic

Câu chuyện về chiếc đồng hồ vàng của hành khách giàu nhất từng có mặt trên tàu Titanic

Chiếc đồng hồ vàng được tìm thấy từ thi thể của người đàn ông giàu nhất thế giới từng có mặt trên con tàu bi kịch Titanic.
Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển các hoạt động khai thác mỏ bền vững hơn.
Cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone đơn giản có thể bạn chưa biết

Cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone đơn giản có thể bạn chưa biết

Biết cách thêm tài khoản Gmail trên iPhone, người dùng có thể đăng nhập vào không chỉ một mà nhiều tài khoản Gmial trên điện thoại từ đó dễ dàng ...
Review trên mạng xã hội thế nào là đúng?

Review trên mạng xã hội thế nào là đúng?

Những video review (giới thiệu) quán ăn, địa điểm vui chơi ngày càng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội và được đông đảo người dùng tham khảo.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động