Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. (Nguồn: PTI) |
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) khai mạc ngày 17/1 ở Davos (Thụy Sỹ), ông Modi đã đề cập một số vấn đề cấp bách như đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, tiền điện tử, các sáng kiến và biện pháp cải cách do chính phủ thực hiện để tạo thuận lợi cho kinh doanh.
Thủ tướng Modi nêu rõ: “Ấn Độ đang thúc đẩy việc tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh. Bằng cách giảm thuế doanh nghiệp, chúng tôi đang làm cho thuế này trở nên cạnh tranh nhất".
Theo nhà lãnh đạo, khả năng thích ứng với công nghệ mới của người Ấn Độ, tinh thần khởi nghiệp của họ có thể mang đến cho tất cả đối tác toàn cầu nguồn năng lượng được làm mới và "đây là thời điểm tốt nhất để đầu tư vào Ấn Độ”.
Số lượng các công ty khởi nghiệp ở Ấn Độ đã tăng từ chưa đầy 500 chỉ 5 năm trước lên hơn 60.000 công ty hiện nay. Các công ty này đang hoạt động trên gần 55 lĩnh vực và đang “làm thay đổi luật chơi".
Tại một cuộc họp trực tuyến với sự tham dự của hơn 150 nhà khởi nghiệp vào cuối tuần qua, ông Modi bày tỏ tin tưởng kỷ nguyên vàng của các công ty khởi nghiệp Ấn Độ hiện đang bắt đầu. New Delhi đang nhanh chóng tiến tới thế kỷ của những công ty kỳ lân và đó là dấu hiệu của một Ấn Độ tự tin và tự cường.
Bên cạnh đó, Ấn Độ không chỉ chú trọng tới việc tạo thuận lợi kinh doanh mà còn tập trung vào đầu tư và sản xuất. Với cách tiếp cận này, ngày nay, Ấn Độ đã triển khai các chương trình khuyến khích liên kết sản xuất (PLI) trị giá 26 tỷ USD trong 14 lĩnh vực.
Ông Modi đồng thời cho rằng, giai đoạn tăng trưởng này sẽ là “xanh và sạch” cũng như “bền vững và đáng tin cậy”. Quốc gia Nam Á đã đặt ra các mục tiêu về tăng trưởng cao cũng như cung cấp đầy đủ phúc lợi và y tế trong 25 năm tới.
Thủ tướng Ấn Độ cho biết thêm, hiện nước này đang xúc tiến ký kết các hiệp định thương mại tự do với nhiều nước trên thế giới, gần đây nhất là việc khởi động tiến trình đàm phán thương mại tự do với Anh với dự định ký một thỏa thuận vào cuối năm nay.
| Đàm phán Nga với phương Tây không đột phá, Anh và Canada tự đi bước riêng ở Ukraine Sau khi các cuộc đàm phán an ninh giữa Nga và phương Tây kết thúc mà không có đột phá trong việc giải quyết căng ... |
| Tin thế giới 17/1: Ukraine gửi 'mệnh lệnh đạo đức' tới Đức? Nga nói Ukraine khó hiểu; Nhật Bản cứng rắn với Trung Quốc Căng thẳng Nga-Ukraine, đề xuất an ninh, quan hệ Đức với Ukraine và Nga, Nga-Mỹ, chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong thời gian ... |