Tình trạng "ô nhiễm trắng" ở vùng ven biển Việt Nam. (Nguồn: Hanoimoi) |
Theo WWF, Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó ô nhiễm rác thải nhựa hay còn gọi là “ô nhiễm trắng” đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, Cuộc thi mong muốn tìm kiếm các mô hình, ý tưởng khả thi hướng đến thay đổi hành vi trong sử dụng và thải loại rác nhựa cũng như tăng tỷ lệ và hiệu quả quản lý, xử lý, tái chế rác nhựa.
Cụ thể, Cuộc thi tập trung vào hai mục tiêu chính: Giải pháp 3T (Tiết giảm, Tái sử dụng và Tái chế) thực hiện tại 3 tỉnh/thành phố (Đà Nẵng, Rạch Giá và Phú Yên); Nâng cấp, tối ưu hóa giá trị của rác thải nhựa thành các sản phẩm thân thiện với môi trường tại huyện đảo Phú Quốc.
Cuộc thi được thiết kế nhằm tạo cơ hội cho các cá nhân, nhóm và doanh nghiệp khởi nghiệp trên toàn quốc thể hiện trí tuệ, tài năng và sự sáng tạo. Đây cũng là môi trường học tập và rèn luyện thông qua chương trình hướng dẫn và hỗ trợ từ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ươm mầm, tăng tốc và quản lý doanh nghiệp.
12 đội thi sẽ được lựa chọn vào vòng Chung kết sẽ có 2 tuần làm việc với các chuyên gia để hoàn thiện các đề xuất trước khi trình bày ý tưởng. 4 đội thắng cuộc sau đó sẽ tiếp tục được các chuyên gia tư vấn để triển khai dự án một cách hiệu quả trong giai đoạn tăng tốc.
Cuộc thi Sáng kiến giảm rác thải nhựa gồm hai vòng đánh giá để lựa chọn những giải pháp tiềm năng nhất. Vòng nhận hồ sơ trực tuyến sẽ được mở đến hết ngày 15/6 tại:www.tiny.cc/giamracnhua. Vòng thuyết trình chung kết dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 8 năm 2020 tại Phú Quốc.
Cuộc thi Sáng kiến giảm rác thải nhựa gồm hai vòng đánh giá để lựa chọn những giải pháp tiềm năng nhất. Vòng nhận hồ sơ trực tuyến sẽ được mở đến hết ngày 15/6 tại:www.tiny.cc/giamracnhua. Vòng thuyết trình chung kết dự kiến diễn ra trong tháng 8 năm 2020 tại Phú Quốc. |
Tổng giải thưởng Cuộc thi lên đến 400 triệu đồng, được chia đều cho 4 đội thắng cuộc với giải thưởng lên đến 100 triệu đồng mỗi đội để triển khai ý tưởng thực tế tại địa bàn dự thi. Ngoài ra, mỗi đội thắng cuộc cũng sẽ nhận được cố vấn kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia trong trong vòng 1 năm cùng nhiều quyền lợi khác.
Bà Nguyễn Thị Diệu Thuý - Lãnh đạo Chương trình Giảm thiểu rác nhựa của WWF-Việt Nam, cho biết: “Công nghệ là một chìa khoá quan trọng để giải quyết vấn nạn rác thải nhựa, bên cạnh việc thay đổi chính sách của chính phủ, cách vận hành của doanh nghiệp cũng như hành vi sử dụng nhựa của các cá nhân.
WWF tin rằng các mô hình, sản phẩm khởi nghiệp xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng sẽ có tính thực tiễn cao và có cơ hội phát triển rộng rãi. Hy vọng rằng, sau cuộc thi chúng ta sẽ có thêm những giải pháp giảm thiểu tối đa lượng rác nhựa thải ra môi trường, không chỉ tại các tỉnh/thành phố đồng hành cùng cuộc thi mà còn có thể áp dụng rộng rãi trên toàn quốc”.