Không cần Nord Stream, khí đốt Nga vẫn ‘có cửa’ chảy mạnh sang châu Âu, Moscow thu đậm từ chiến thuật gây áp lực

Hải An
EU yêu cầu Hungary mua càng ít dầu khí từ Nga càng tốt nhưng không hỗ trợ nguồn thay thế. Trong khi đó, Moscow đề nghị Budapest thực hiện cơ chế thanh toán trả chậm cho bất kỳ đợt giao khí đốt bổ sung nào.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) dẫn khí đốt Nga tới một số nước châu Âu trong đó có Hungary. (Nguồn: Hungarytoday)
Đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) dẫn khí đốt Nga tới một số nước châu Âu trong đó có Hungary. (Nguồn: Hungarytoday)

Bước đi của Hungary

Tuần trước, tại một cuộc họp báo ở Budapest, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết, nước này đã đảm bảo được nguồn cung cấp khí đốt nhờ đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) đi qua Biển Đen chứ không phải qua Ukraine.

Hungary, một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), vốn phụ thuộc nhiều nhất vào nhập khẩu khí đốt của Nga. Khí đốt qua đường ống TurkStream được xuất khẩu sang khu vực phía Nam và Đông châu Âu - gồm các nước Hungary, Hy Lạp, Bosnia & Herzegovina, Romania và Serbia.

Bộ trưởng Szijjarto cho biết: “Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Bulgaria và Serbia rằng Hungary sẽ xây dựng đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, đóng vai trò như một tuyến đường thay thế để cung cấp khí đốt của Nga, không phải qua Ukraine, đến Trung Âu, trong đó có Hungary.

Tin liên quan
Nga nhường bước, bật đèn xanh cho Bắc Kinh trở thành ‘người chơi chính’ ở Bắc Cực, đây là lý do Nga nhường bước, bật đèn xanh cho Bắc Kinh trở thành ‘người chơi chính’ ở Bắc Cực, đây là lý do

Theo quan chức trên, bất chấp sức ép bởi các lệnh trừng phạt Moscow từ EU, Hungary vẫn bám sát lợi ích quốc gia vì nước này biết rằng, nếu phụ thuộc vào một tuyến đường giao hàng duy nhất, họ có thể gặp rắc rối không nhỏ.

Ông Szijjarto khẳng định: “Những diễn biến đáng tiếc và đáng buồn vừa qua đã chứng minh rằng, chúng tôi đã đưa ra quyết định đúng đắn khi kiên trì với ý tưởng xây dựng đường ống TurkStream vì nếu không, giờ đây chúng tôi sẽ gặp một vấn đề rất, rất nghiêm trọng. Hiện phần lớn khí đốt tới Hungary đang được vận chuyển qua đường ống TurkStream”.

Sau khi đường ống dẫn khí đốt Nord Stream dừng hoạt động do hư hỏng bởi các vụ nổ, một thỏa thuận đã đạt được vào tháng 10/2022 nhằm tăng cường cung cấp khí đốt của Nga dọc theo tuyến đường phía Nam - TurkStream và nhánh của nó qua Bulgaria và Serbia. Năm ngoái, Hungary đã nhận được 4,8 tỷ m3 khí đốt của Nga qua đường ống này.

TurkStream bao gồm hai tuyến ngoài khơi dài 930 km kéo dài từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen. Ngoài khí đốt, Hungary cũng mua dầu của Nga thông qua nhánh phía Nam của đường ống Druzhba, được miễn lệnh trừng phạt của EU.

TurkStream có thể cung cấp 31,5 tỷ m3 khí đốt tự nhiên mỗi năm, với một nửa đến Thổ Nhĩ Kỳ và nửa còn lại đến Balkan và Trung Âu. Serbia và Hungary là những khách hàng chính ở châu Âu.

Trước đó, vào tháng 8/2023, trong một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Szijjarto nhấn mạnh, Hungary coi an ninh năng lượng là một vấn đề vật chất, chứ không phải là vấn đề ý thức hệ hay chính trị và coi đa dạng hóa nguồn tài nguyên càng nhiều càng tốt, chứ không phải “thay đổi hướng địa lý” của sự phụ thuộc năng lượng.

Năm 2021, Hungary đã ký thỏa thuận 15 năm với gã khổng lồ khí đốt Gazprom của Nga để cung cấp 4,5 tỷ m3 khí đốt/năm. Nhưng khi mùa Đông 2022 còn chưa đến, Budapest đã nhập khẩu từ Nga hết lượng khí đốt ký hợp đồng trong 1 năm vì muốn đảm bảo an ninh nguồn cung trước mùa lạnh giá.

Bộc lộ bất đồng trong nội khối

Nằm dưới mực nước biển 3km, đường ống TurkStream cần có thiết bị chuyên dụng được nhập khẩu từ phương Tây để duy trì hoạt động. Nhưng giờ đây, với các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga, công việc bảo trì và sửa chữa đường ống đang trở nên phức tạp hơn, tiếp tục đe dọa cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu.

Các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng, đây là chiến thuật gây áp lực mà Moscow sử dụng để tạo ra tình trạng thiếu năng lượng ở châu Âu và gây chia rẽ giữa các quốc gia EU về chính sách năng lượng.

Gazprom bắt đầu cắt giảm xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang EU, khiến giá tăng vọt. Năm ngoái, Nga đã dừng các đường ống Yamal-Europe và Nord Stream, đồng thời cắt giảm mạnh việc vận chuyển qua Ukraine.

Trong bối cảnh thiếu hụt này, EU đang gặp khó khăn về nguồn cung cấp năng lượng và nghĩ tới phương án tài trợ cho các tuyến đường thay thế cũng như tăng nguồn cung năng lượng xanh.

Tại cuộc họp báo ở Budapest, Ngoại trưởng Szijjarto cho biết, EU yêu cầu Hungary mua càng ít dầu khí từ Nga càng tốt nhưng không hỗ trợ để có được nguồn cung cấp năng lượng thay thế. Trong khi đó, Moscow đã đề nghị Budapest thực hiện cơ chế thanh toán trả chậm cho bất kỳ đợt giao khí đốt bổ sung nào.

Hình ảnh vụ rò rỉ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream ngoài khơi bờ biển đảo Bornholm của Đan Mạch, ngày 27/9. Các quốc gia phương Tây cho rằng, sự cố rò rỉ ở hai đường ống dẫn khí đốt của Nga, Nord Stream 1 và 2, có khả năng là kết quả của hành động phá ho
Hình ảnh rò rỉ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream ngoài khơi bờ biển đảo Bornholm của Đan Mạch, ngày 27/9/2022. (Nguồn: AP)

Mặt khác, Nga cho biết, ngày càng có bằng chứng cho thấy Mỹ, quốc gia phản đối dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 ngay từ đầu, đã tham gia phá hủy các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream vào tháng 9 năm ngoái. Sau vụ nổ nhân tạo làm hư hỏng đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2, hệ thống này không thể sử dụng được.

Tình trạng thiếu năng lượng đã buộc các chính phủ EU phải đánh giá lại chuyến đường vận chuyển. Việc giao hàng của Nga tới châu Âu bằng đường ống hiện bị giới hạn ở các luồng qua Ukraine vào điểm Sudzha trên biên giới Nga-Ukraine thông qua chuỗi TurkStream của châu Âu.

Đầu tháng 10 này, chính phủ Đức tuyên bố sẽ đưa một số nhà máy than hoạt động trở lại trong nỗ lực tiết kiệm khí đốt và tránh tình trạng thiếu điện trong mùa Đông tới. Điều này sẽ làm tăng lượng khí thải carbon dioxide. Trong khi đó, một quốc gia EU khác là Tây Ban Nha tiếp tục là nước nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất của Nga.

EU vốn đã bất đồng về nhiều vấn đề khác nhau liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, trong đó có các biện pháp trừng phạt Moscow và vấn đề di cư. Tháng 7 năm ngoái, Thủ tướng Hungary Viktor Orban nói EU đã “tự bắn vào phổi mình” bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế thiếu cân nhắc đối với Nga. Theo ông, trừ khi được dỡ bỏ, các biện pháp trừng phạt này có nguy cơ phá hủy chính nền kinh tế châu Âu.

Có suy đoán rằng Thủ tướng Viktor Orbán có thể phủ quyết khoản viện trợ trị giá 50 tỷ Euro của EU cho Ukraine, một vấn đề sẽ được đưa ra bỏ phiếu vào tháng 12 tới. Ủy ban châu Âu (EC) cũng có khả năng phản đối việc tài trợ thêm cho Kiev từ chính phủ Slovakia. Hungary và Serbia là những nước hưởng lợi chính từ dòng chảy TurkStream và có mối quan hệ nồng ấm với Nga.

Khi xung đột tiếp diễn, không thể loại trừ các cuộc tấn công vào TurkStream, tương tự những gì đã xảy ra với Nord Stream. Đầu tháng 5 năm nay, ba tàu cao tốc Ukraine đã cố gắng tấn công tàu chiến Ivan Hurs của Nga khi tàu này đang bảo vệ các đường ống dẫn khí đốt TurkStream và Blue Stream, vận chuyển khí đốt từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, ở Biển Đen gần Bosporus.

Cuối cùng, một thành viên NATO khác, Thổ Nhĩ Kỳ, cũng không đồng tình với EU trong quan điểm trừng phạt Nga. Vào tháng 10/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất thành lập một “trung tâm khí đốt” ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các nước NATO và EU lo ngại, trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu năng lượng của Nga đang bị phương Tây trừng phạt.

Xung đột Israel-Hamas: Mỹ nói về khu vực duy nhất có lệnh ‘không đi lại’, Đức mở cuộc điều tra, Thổ Nhĩ Kỳ ngăn đổ thêm dầu vào lửa

Xung đột Israel-Hamas: Mỹ nói về khu vực duy nhất có lệnh ‘không đi lại’, Đức mở cuộc điều tra, Thổ Nhĩ Kỳ ngăn đổ thêm dầu vào lửa

Những giờ qua, xung đột tại Trung Đông giữa Israel và Hamas tiếp tục căng thẳng, Mỹ bác tin sơ tán công dân, trong khi ...

Giá tiêu hôm nay 10/10/2023, tín hiệu tốt từ xuất khẩu, Việt Nam là khách mua tiêu lớn nhất của quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 10/10/2023, tín hiệu tốt từ xuất khẩu, Việt Nam là khách mua tiêu lớn nhất của quốc gia này

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 68.500 – ...

Giá tiêu hôm nay 11/10/2023, không phải Mỹ hay EU, đây mới là thị trường chính của hồ tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 11/10/2023, không phải Mỹ hay EU, đây mới là thị trường chính của hồ tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 68.000 – 71.000 đồng/kg.

Bất động sản mới nhất: Quan điểm của Bộ Xây dựng về phát triển chung cư mini, thị trường nhà liền thổ vẫn ‘ngủ đông’, biệt thự ven biển ế ẩm

Bất động sản mới nhất: Quan điểm của Bộ Xây dựng về phát triển chung cư mini, thị trường nhà liền thổ vẫn ‘ngủ đông’, biệt thự ven biển ế ẩm

Lấy ý kiến về phát triển chung cư mini, thị trường nhà liền thổ ảm đạm, giá vẫn neo cao, biệt thự ven biển ế ...

Cảnh báo hậu quả mất quyền kiểm soát chính sách tiền tệ, Ba Lan nêu điều kiện gia nhập Eurozone

Cảnh báo hậu quả mất quyền kiểm soát chính sách tiền tệ, Ba Lan nêu điều kiện gia nhập Eurozone

Bất chấp quy định, Ba Lan gia nhập EU năm 2004, song không sử dụng đồng Euro làm tiền tệ.

(theo EurAsian Times)

Đọc thêm

Phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ...
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Vương Đình Huệ.
OECD: Việt Nam- Croatia thúc đẩy hợp tác kinh tế; đàm phán và ký Hiệp định về hợp tác giáo dục, lao động

OECD: Việt Nam- Croatia thúc đẩy hợp tác kinh tế; đàm phán và ký Hiệp định về hợp tác giáo dục, lao động

Bên lề Hội nghị OECD, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao và Các vấn đề châu Âu Croatia Gordon Grlic Radman.
Huyền thoại bóng đá Diego Maradona tử vong có thể liên quan tới cocaine

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona tử vong có thể liên quan tới cocaine

Một báo cáo y tế được đưa ra hôm đầu tuần cho biết, cái chết của huyền thoại bóng đá Diego Maradona có thể liên quan tới cocaine.
Meta ra mắt phiên bản nâng cấp kính thông minh Ray-Ban Stories

Meta ra mắt phiên bản nâng cấp kính thông minh Ray-Ban Stories

Meta, công ty mẹ của Facebook vừa ra mắt phiên bản nâng cấp của chiếc kính thông minh Ray-Ban Stories do hãng phát triển với nhiều tính năng mới hữu ...
OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith

OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Lào phối hợp trong thúc đẩy quan hệ OECD-ASEAN và Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của OECD
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5 lặng sóng trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải thực hiện...
Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5: Giá heo hơi cao nhất 64.000 đồng/kg, người dân chưa mạnh tay tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 1/5/2024 biến động trái chiều, dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg và đang tiếp tục tăng.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Phiên bản di động