Không chỉ bởi khí đốt Nga ngừng chảy qua đường ống Nord Stream, đây là lý do khiến kinh tế Đức không còn bị cả thế giới ‘ghen tị’

Hải An
Từ chỗ được cả thế giới ngưỡng mộ, giờ đây nước Đức có nguy cơ trở thành nền kinh tế phát triển hoạt động kém hiệu quả nhất. Chuyện gì đã và đang xảy ra với nền kinh tế lớn nhất châu Âu này?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tuabin gió phía sau nhà máy nhiệt điện Westfalen thuộc công ty RWE Generation SE đã ngừng hoạt động ở Hamm, Đức, ngày 10/8/2023. (Nguồn: AP)
Tuabin gió phía sau nhà máy nhiệt điện Westfalen thuộc công ty RWE Generation SE đã ngừng hoạt động ở Hamm, Đức, ngày 10/8. (Nguồn: AP)

Trong nửa cuối thế kỷ XX và 2 thập niên đầu thế kỷ XXI, nước Đức đã đạt được hết thành công kinh tế này đến thành công khác, thống trị thị trường toàn cầu về các sản phẩm cao cấp như ô tô hạng sang và máy móc công nghiệp, bán nhiều sản phẩm cho phần còn lại của thế giới đến nỗi một nửa nền kinh tế đã dựa vào xuất khẩu.

Việc làm dồi dào, ngân khố tăng lên khi các nước châu Âu khác vướng nợ nần. Đã có nhiều cuốn sách viết về những điều các nước khác có thể học hỏi từ Đức.

Tuy nhiên giờ đây, ánh hào quang này không còn nữa. Đức là nền kinh tế phát triển lớn hoạt động kém nhất thế giới, khiến cả Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU) đều dự đoán nền kinh tế này sẽ suy giảm trong năm nay.

Tình trạng này diễn ra sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine khiến Berlin mất nguồn cung khí đốt tự nhiên giá rẻ của Moscow. Đây được coi là một cú sốc chưa từng có đối với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng của cường quốc sản xuất châu Âu.

Cú sốc từ bên ngoài

Sự hoạt động kém hiệu quả đột ngột của nền kinh tế lớn nhất châu lục đã gây ra làn sóng chỉ trích và tranh luận về con đường đi phía trước.

Ông Christian Kullmann, Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Đức Evonik Industries AG, cho biết, nước này có nguy cơ “phi công nghiệp hóa” khi chi phí năng lượng cao và sự thờ ơ của chính phủ đối với các vấn đề như khả năng dịch chuyển các nhà máy sản xuất đi nơi khác.

Tin liên quan
Việt Nam-Hoa Kỳ: Bắt tay viết tiếp câu chuyện thành công trong thương mại và đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ: Bắt tay viết tiếp câu chuyện thành công trong thương mại và đầu tư

Từ văn phòng trên tầng 21 của mình ở thị trấn Essen phía Tây nước Đức, ông Kullmann nhắc tới những biểu tượng từng rất thành công trên khắp khu vực công nghiệp Thung lũng Ruhr như ống khói từ các nhà máy kim loại, bãi chất thải khổng lồ từ các mỏ than hiện đã đóng cửa, một mỏ dầu của nhà máy lọc dầu BP và cơ sở sản xuất hóa chất rộng lớn của Evonik.

Ngày nay, tại khu vực khai thác mỏ trước đây, nơi bụi than từng nhuộm đen những chiếc quần áo phơi ngoài trời, là biểu tượng của quá trình chuyển đổi năng lượng, điểm xuyết bằng các tua-bin gió và không gian xanh.

Ông Kullmann nói rằng, việc mất nguồn khí đốt tự nhiên giá rẻ của Nga, vốn cần thiết cho các nhà máy điện, đã “gây tổn hại nặng nề đến mô hình kinh doanh của nền kinh tế Đức”.

Sau khi Nga cắt phần lớn nguồn cung khí đốt sang EU, gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng trong khối 27 quốc gia (vốn mua 40% nhiên liệu từ Moscow), Berlin đã yêu cầu công ty Evonik tiếp tục kéo dài thời gian vận hành nhà máy nhiệt điện than, đã hoạt động từ những năm 1960.

Một giải pháp được tranh luận sôi nổi: Mức trần giá điện công nghiệp do chính phủ tài trợ để đưa nền kinh tế vượt qua quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo.

Đề xuất của Phó Thủ tướng Robert Habeck của đảng Xanh đã vấp phải sự phản đối của Thủ tướng Olaf Scholz, thuộc đảng Dân chủ xã hội. Các nhà môi trường nói rằng, kế hoạch này sẽ chỉ kéo dài sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Ông Kullmann ủng hộ nhận định trên, đồng thời cho rằng, chính những quyết định chính trị đã khiến chi phí năng lượng tăng cao. Giá gas tăng gần gấp đôi so với năm 2021, gây tổn hại cho các công ty sử dụng nhiên liệu này để phục vụ sản xuất.

Bên cạnh bị Nga cắt nguồn khí đốt, Đức còn bị ảnh hưởng khi khi đối tác thương mại quan trọng của nước này là Trung Quốc đang trải qua thời kỳ suy thoái sau nhiều thập niên tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Vấn đề nội tại

Những cú sốc bên ngoài này đã bộc lộ những “vết nứt” trong nội tại của nước Đức, vốn bị bỏ qua trong nhiều năm dưới hào quang thành công, bao gồm cả việc chậm trễ trong sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong hoạt động của chính phủ và doanh nghiệp, cũng như phải mất quá nhiều thời gian để phê duyệt các dự án năng lượng tái tạo cấp bách.

Quyết định đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân còn lại của Đức năm 2011 đã bị đặt dấu hỏi trong bối cảnh lo ngại về giá điện và tình trạng thiếu điện. Trong khi đó, các công ty phải đối mặt với tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động có tay nghề.

Và việc dựa vào nguồn khí đốt của Nga thông qua các đường ống Nord Stream dưới Biển Baltic đã được chính phủ Đức thừa nhận một cách muộn màng là một sai lầm.

Giờ đây, các dự án năng lượng sạch đang bị chậm lại. Đường dây điện trị giá 10 tỷ Euro (10,68 tỷ USD) đưa năng lượng gió từ vùng phía Bắc có nhiều gió hơn đến khu công nghiệp ở phía Nam đã phải đối mặt với sự chậm trễ gây tốn kém. Việc hoàn thành hạ ngầm dây truyền tải điện bị kéo dài đến năm 2028 thay vì năm 2022 theo kế hoạch.

Trong khi đó, tại Mỹ, các khoản trợ cấp năng lượng sạch khổng lồ mà chính quyền ông Biden đưa ra cho các công ty đầu tư vào nước này đã làm dấy lên sự ghen tị và cảnh báo rằng Berlin đang bị bỏ lại phía sau.

Ông Kullmann cho biết: “Chúng ta đang chứng kiến sự cạnh tranh trên toàn thế giới giữa các chính phủ nhằm giành lấy những công nghệ tương lai hấp dẫn nhất - hấp dẫn nghĩa là mang lại nhiều lợi nhuận nhất, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng”.

Doanh nhân này nhắc tới quyết định của công ty điện Evonik về việc xây dựng một cơ sở sản xuất lipid trị giá 220 triệu USD ở Lafayette, Indiana, Mỹ. Lipid là thành phần chính trong vaccine ngừa Covid-19. Ông nói, sự chấp thuận nhanh chóng và khoản trợ cấp lên tới 150 triệu USD của Mỹ đã tạo ra sự khác biệt sau khi các quan chức Đức tỏ ra ít quan tâm.

Công nhân bên trong mỏ muối, nơi đang xây dựng đường dây điện SuedLink dài 700 km để vận chuyển điện gió từ bờ biển phía Bắc đến phía Nam đất nước, dự kiến bắt đầu hoạt động từ năm 2028, tại mỏ muối Suedwestdeutsche Salzwerke ở Heilbronn, Đức, ngày 12/9.
Công nhân bên trong mỏ muối, nơi đang xây dựng đường dây điện SuedLink dài 700 km để vận chuyển điện gió từ bờ biển phía Bắc đến phía Nam đất nước, dự kiến bắt đầu hoạt động từ năm 2028, tại mỏ muối Suedwestdeutsche Salzwerke ở Heilbronn, Đức, ngày 12/9. (Nguồn: Reuters)

CEO Kullmann nói: “Tôi muốn thấy thêm một chút về chủ nghĩa thực dụng đó... ở Brussels và Berlin”.

Trong khi đó, các công ty sử dụng nhiều năng lượng đang tìm cách đối phó với cú sốc giá.

Drewsen Spezialpapiere, công ty sản xuất giấy hộ chiếu, giấy tem, ống hút giấy… đã mua ba tuabin gió gần nhà máy của họ ở miền Bắc nước Đức để đáp ứng khoảng một phần tư nhu cầu điện khi họ dừng sử dụng khí gas.

Công ty thủy tinh đặc biệt Schott AG, chuyên sản xuất các sản phẩm từ mặt bếp, chai vaccine cho đến tấm kính dài 39 mét (128 foot) cho đài quan sát thiên văn ở Chile, đã thử nghiệm thay thế khí gas bằng hydro không phát thải.

Nhà máy hoạt động được - nhưng chỉ ở quy mô nhỏ, với khí hydro được cung cấp bằng xe tải. Sẽ cần một lượng lớn hydro được sản xuất bằng điện tái tạo và phân phối bằng đường ống, nhưng hiện yêu cầu này chưa thể đáp ứng.

Thủ tướng Scholz đã kêu gọi quá trình chuyển đổi năng lượng diễn ra theo “nhịp độ của Đức”, mức độ khẩn cấp tương tự việc thiết lập bốn trạm khí đốt tự nhiên nổi trong nhiều tháng để thay thế lượng khí đốt bị mất của Nga. Khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đến các nhà ga bằng tàu từ Mỹ, Qatar và các nơi khác đắt hơn nhiều so với nguồn cung cấp qua đường ống của Nga, nhưng nỗ lực này cho thấy Berlin có thể làm gì khi cần thiết.

Tuy nhiên, sự tranh cãi trong chính phủ liên minh về trần giá năng lượng và luật cấm các lò năng lượng hóa thạch mới đã khiến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp không hài lòng.

Nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Berenberg Holger Schmieding cho biết, Đức dường như ngày càng tự mãn trong “thập niên vàng” tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010-2020 dựa trên những cải cách dưới thời Thủ tướng Gerhard Schroeder năm 2003-2005 nhằm giảm chi phí lao động và tăng khả năng cạnh tranh.

Ông Schmieding nói: “Nhận thức về sức mạnh của Đức cũng có thể góp phần dẫn đến các quyết định sai lầm là thoát khỏi năng lượng hạt nhân, cấm khai thác khí đốt tự nhiên và đặt cược vào nguồn cung cấp khí đốt từ Nga. Đức đang phải trả giá cho chính sách năng lượng của mình”.

Chuyên gia này cho biết, bước quan trọng nhất trước mắt là chấm dứt tình trạng bất ổn về giá năng lượng, thông qua việc áp trần giá để giúp không chỉ các công ty lớn mà cả các công ty nhỏ hơn.

Có thể nói, nước Đức, từ chỗ là tấm gương phát triển kinh tế của toàn thế giới, đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn hoạt động kém hiệu quả nhất. Đã có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Và nói như nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Berenberg Holger Schmieding, dù chính sách nào được chọn, “sẽ rất hữu ích nếu chính phủ có thể nhanh chóng có quyết định để các công ty biết họ cần làm gì và có thể lập kế hoạch phù hợp thay vì trì hoãn các chính sách đầu tư”.

Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/9): EU có thể gỡ trừng phạt 3 doanh nhân Nga, dầu Moscow 'ào ào' chảy tới Triều Tiên, CPI Mỹ tăng mạnh

Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/9): EU có thể gỡ trừng phạt 3 doanh nhân Nga, dầu Moscow 'ào ào' chảy tới Triều Tiên, CPI Mỹ tăng mạnh

Lượng dầu Nga xuất sang Triều Tiên tăng 4 lần, Ukraine gặp ‘cửa khó’ trong việc bán ngũ cốc, CPI Mỹ tăng mạnh nhất hơn ...

Giá tiêu hôm nay 19/9/2023, nhận định triển vọng xuất khẩu, tiêu Việt có lợi thế cạnh tranh tại EU

Giá tiêu hôm nay 19/9/2023, nhận định triển vọng xuất khẩu, tiêu Việt có lợi thế cạnh tranh tại EU

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 70.000 – 72.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 20/9/2023, hơn 46% tiêu Việt xuất khẩu ‘hạ cánh’ thị trường Mỹ-Trung Quốc; không hoàn thành mục tiêu tỷ USD

Giá tiêu hôm nay 20/9/2023, hơn 46% tiêu Việt xuất khẩu ‘hạ cánh’ thị trường Mỹ-Trung Quốc; không hoàn thành mục tiêu tỷ USD

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 70.000 – 72.500 đồng/kg.

Bất động sản mới nhất: Sức hút từ Tây Nam Bộ, ngày càng nhiều người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam, tiềm năng lớn ở Móng Cái

Bất động sản mới nhất: Sức hút từ Tây Nam Bộ, ngày càng nhiều người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam, tiềm năng lớn ở Móng Cái

Cơ hội cho nhà đầu tư ở thị trường Tây Nam Bộ, ngày càng nhiều người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam, nhiều ...

Điểm tin thế giới sáng 20/9: Hàn Quốc triệu Đại sứ Nga, Đan Mạch tặng 45 xe tăng cho Ukraine, Mỹ-Thụy Sỹ huấn luyện trên không

Điểm tin thế giới sáng 20/9: Hàn Quốc triệu Đại sứ Nga, Đan Mạch tặng 45 xe tăng cho Ukraine, Mỹ-Thụy Sỹ huấn luyện trên không

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 20/9.

(theo AP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong hai ngày 25-26/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đã tổ chức lễ viếng và mở sổ tang tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
XSMN 28/7, kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/7/2024. xổ số hôm nay 28/7

XSMN 28/7, kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 28/7/2024. xổ số hôm nay 28/7

XSMN 28/7 - Trực tiếp Kết quả xổ số miền Nam Chủ nhật ngày 28/7/2024. KQSXMN. SXMN 28/7. xổ số hôm nay 28/7. Kết quả xổ số ngày 28 tháng ...
XSMB 28/7, kết quả xổ số miền bắc Chủ nhật 28/7/2024, dự đoán XSMB 28/7/2024

XSMB 28/7, kết quả xổ số miền bắc Chủ nhật 28/7/2024, dự đoán XSMB 28/7/2024

XSMB 28/7 - Trực tiếp Kết quả xổ số miền Bắc Chủ Nhật ngày 28/7/2024. SXMB 28/7. xổ số hôm nay 28/7. dự đoán xổ số miền Bắc Chủ Nhật
XSMT 28/7, kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ nhật 28/7/2024. SXMT 28/7/2024

XSMT 28/7, kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ nhật 28/7/2024. SXMT 28/7/2024

XSMT 28/7 - xổ số hôm nay 28/7. Trực tiếp Kết quả xổ số miền Trung hôm nay, Chủ Nhật ngày 28 tháng 7 năm 2024. KQSXMT. SXMT 28/7. XSMT ...
Tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh cập cảng Algeria, thăm Syria

Tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh cập cảng Algeria, thăm Syria

Hạm đội phương Bắc thông báo một tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu thanh tối tân ngày 26/7 đã cập cảng Algeria thực hiện cuộc 'chuyến thăm công ...
Chuyển nhượng cầu thủ hôm nay: MU chi 80 triệu Euro để thuyết phục Real Madrid 'nhả' Eduardo Camavinga

Chuyển nhượng cầu thủ hôm nay: MU chi 80 triệu Euro để thuyết phục Real Madrid 'nhả' Eduardo Camavinga

Chuyển nhượng cầu thủ hôm nay: MU tìm cách lôi kéo Camavinga, Man City muốn có Musiala, Antoine Griezmann xem xét gia nhập bóng đá Mỹ.
Giá cà phê hôm nay 27/7/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh cuối tuần; thị trường sẽ còn tăng cho đến giữa năm 2025?

Giá cà phê hôm nay 27/7/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh cuối tuần; thị trường sẽ còn tăng cho đến giữa năm 2025?

Giá cà phê hôm nay 27/7/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh; thị trường sẽ còn tăng cho đến giữa năm 2025 vì lý do này...
Định vị Việt Nam trên bản đồ công nghệ

Định vị Việt Nam trên bản đồ công nghệ

Công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo đang ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội trên toàn thế giới và trở thành mặt trận cạnh tranh của các nước lớn...
Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Trung Quốc giảm nhu cầu, giá dầu theo đà lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Trung Quốc giảm nhu cầu, giá dầu theo đà lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay 27/7, kết thúc phiên giao dịch ngày 26/7, giá dầu giảm khoảng 1,5% do nhu cầu của Trung Quốc giảm.
Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Giá heo hơi hôm nay 27/7: Đi ngang trên diện rộng; Trung Quốc nhập khẩu mạnh thịt heo từ Nga

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay đi ngang trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 62.000 - 66.000 đồng/kg.
Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Chứng nhận Halal - hiệu quả, minh bạch và toàn diện hơn với công nghệ hiện đại

Thị trường Halal toàn cầu được ước tính trị giá hàng nghìn tỷ USD, nêu bật tầm quan trọng của quy trình chứng nhận Halal đáng tin cậy và hiệu quả.
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
4 quy định về kiểm kê đất đai theo Luật Đất đai 2024

4 quy định về kiểm kê đất đai theo Luật Đất đai 2024

Bài viết dưới đây là các quy định về kiểm kê đất đai được quy định tại Luật Đất đai 2024 như nguyên tắc kiểm kê đất đai; phạm vi, đối tượng kiểm kê đất ...
Bất động sản mới nhất: Niềm tin dần trở lại, dòng tiền sẽ ‘rẽ’ đến sản phẩm ‘sẵn sàng’ giao dịch, sắp điều chỉnh giá đất tại TPHCM

Bất động sản mới nhất: Niềm tin dần trở lại, dòng tiền sẽ ‘rẽ’ đến sản phẩm ‘sẵn sàng’ giao dịch, sắp điều chỉnh giá đất tại TPHCM

Niềm tin đối với thị trường địa ốc Việt Nam đang dần trở lại, sắp điều chỉnh giá đất tại TPHCM… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Lượng giao dịch tăng hơn 10%, Khánh Hòa định lại giá đất 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Ba Luật mới sẽ gỡ 'nút thắt' cho thị trường, Hà Nội đồng ý tiếp tục thực hiện Khu đô thị Thanh Hà A, B… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Từ ngày 1/8, có bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 không?

Từ ngày 1/8, có bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 không?

Có hay không bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 đang được người dân quan tâm khi hiệu lực Luật mới đã điều chỉnh.
Người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu khi lựa chọn chủ đầu tư

Người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu khi lựa chọn chủ đầu tư

Theo Báo cáo của PropertyGuru Việt Nam, khi cân nhắc chủ đầu tư, người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7: USD chưa dứt đà giảm, Yen Nhật được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7: USD chưa dứt đà giảm, Yen Nhật được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7 ghi nhận USD giảm nhẹ, trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đi xuống.
MB cho vay mua ôtô phê duyệt siêu tốc chỉ trong 5 phút

MB cho vay mua ôtô phê duyệt siêu tốc chỉ trong 5 phút

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) triển khai gói vay ưu đãi 5000 tỷ đồng dành cho khách hàng vay mua ô tô với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 7,5%/năm, khách hàng có thể ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7: Yen Nhật 'chiếm sóng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7: Yen Nhật 'chiếm sóng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7 ghi nhận đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tháng so với đồng Yen Nhật.
MB tung gói vay mua nhà miễn trả gốc trong 5 năm đầu – hàng trăm bạn trẻ đã hiện thực hóa ước mơ an cư

MB tung gói vay mua nhà miễn trả gốc trong 5 năm đầu – hàng trăm bạn trẻ đã hiện thực hóa ước mơ an cư

Với gói vay mua nhà linh hoạt, lãi suất ưu đãi và thời gian vay lên đến 35 năm, MB mang đến cơ hội “hiện thực hóa ngôi nhà mơ ước" cho người trẻ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7: Yen Nhật bật tăng, thị trường 'im hơn lặng tiếng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7: Yen Nhật bật tăng, thị trường 'im hơn lặng tiếng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7 ghi nhận đồng USD phản ứng rất ít với dữ liệu doanh số bán nhà hiện tại của Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7: USD lao dốc nhẹ khi nhận tin của Tổng thống Biden rời cuộc đua

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7: USD lao dốc nhẹ khi nhận tin của Tổng thống Biden rời cuộc đua

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch tổng thể trầm lắng.
Phiên bản di động