Không có nhiều lựa chọn, một số quốc gia Đông Nam Á đang từ bỏ chiến lược zero Covid-19

Linh Chi
Sau nhiều tháng đóng cửa, các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á đang từ bỏ chính sách zero Covid-19 (loại bỏ hoàn toàn đại dịch Covid-19) và vạch ra con đường sống chung với virus SARS-CoV-2.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hành khách quét một ứng dụng để theo dõi tình trạng sức khỏe trước khi lên du thuyền ở Langkawi, Malaysia, ngày 17/9.
Hành khách quét một ứng dụng để theo dõi tình trạng sức khỏe trước khi lên du thuyền ở Langkawi, Malaysia ngày 17/9. (Nguồn: CNN)

Covid-19 đã quét qua khu vực Đông Nam Á vào mùa Hè này, với biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao. Các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đã tăng mạnh vào tháng 7/2021 và đạt đỉnh ở hầu hết các quốc gia vào tháng 8/2021.

Hiện tại, chính phủ các quốc gia Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đang tìm cách phục hồi nền kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch bằng cách từ bỏ chiến lược zero Covid-19 và chọn sống chung với đại dịch.

Yanzhong Huang, thành viên cấp cao về y tế toàn cầu tại tổ chức tư vấn của Hội đồng Quan hệ đối ngoại có trụ sở tại Mỹ cho biết, nếu tỷ lệ tiêm chủng không đủ cao, với các loại vaccine đạt hiệu quả cao trước khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ, hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Đông Nam Á có thể nhanh chóng trở nên quá tải.

Tuy nhiên, đối với phần đông các doanh nghiệp và người dân trong khu vực, dường như họ không có nhiều lựa chọn.

Jean Garito, một nhà điều hành trường học lặn ở đảo Phuket của Thái Lan cho hay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang khao khát được mở cửa trở lại. Ông Garito nói: “Không chắc ngành du lịch của đất nước có thể tồn tại được bao lâu nữa".

Kết thúc zero Covid-19

Từ tháng 6-8/2021, nhiều quốc gia Đông Nam Á đã đưa ra các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhằm cố gắng kiểm soát làn sóng Covid-19.

Malaysia và Indonesia đã áp đặt phong tỏa trên toàn quốc, trong khi Thái Lan và Việt Nam thực hiện giãn cách ở các khu vực có nguy cơ cao. Theo những hạn chế này, hàng triệu người dân được yêu cầu ở nhà, các trường học đóng cửa, giao thông công cộng cũng phải tạm dừng và các cuộc gặp gỡ, tụ tập đều bị cấm.

Nhờ các biện pháp hạn chế, các ca mắc Covid-19 đã giảm nhưng vẫn ở mức cao. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins (JHU), Philippines mỗi ngày công bố gần 20.000 ca mắc mới, trong đó Thái Lan, Việt Nam và Malaysia đều ghi nhận khoảng hơn 10.000 ca mắc mới mỗi ngày.

Thái Lan có kế hoạch mở lại Bangkok và các điểm đến lớn khác cho khách du lịch nước ngoài trong tháng 10 tới với hy vọng sẽ vực dậy ngành du lịch chiếm hơn 11% GDP của đất nước này. Khoảng 21% dân số Thái Lan đã được tiêm phòng đầy đủ.

Tại Indonesia, quốc gia đã tiêm chủng cho hơn 16% dân số cũng đã nới lỏng các biện pháp hạn chế, cho phép các không gian công cộng mở cửa trở lại và các nhà máy hoạt động trở lại hết công suất. Du khách nước ngoài có thể đến một số điểm du lịch, bao gồm cả đảo Bali trong tháng 10/2021.

Còn tại Malaysia, quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trong khu vực với hơn 56% dân số được đầy đủ 2 mũi vaccine Covid-19 đã mở cửa trở lại Langkawi - điểm đến hàng đầu của đất nước. Một số thành phố tại Malaysia cũng đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế đối với những người đã được tiêm vaccine Covid-19.

Việc các quốc gia tại Đông Nam Á đang thay đổi chiến lược chống dịch cho thấy, các chính phủ đang cân nhắc tính bền vững và lâu dài của chiến lược mới.

Tin liên quan

Ít nhất 5 quốc gia đang mở cửa và sống chung với Covid-19, bí quyết là gì?

Ít nhất 5 quốc gia đang mở cửa và sống chung với Covid-19, bí quyết là gì?

Abhishek Rimal, điều phối viên y tế khẩn cấp khu vực tại Liên đoàn Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) cho biết: "Đã có những cuộc thảo luận giữa các nhà khoa học trên khắp thế giới về sự tồn tại của Covid-19. Một kịch bản có thể xảy ra là Covid-19 có thể trở thành phần tất yếu trong cuộc sống".

Có nên vội vàng mở cửa?

Nhận định về chiến lược mới của các quốc gia Đông Nam Á, các chuyên gia cảnh báo, tỷ lệ tiêm chủng thấp ở khu vực này có thể khiến việc mở cửa trở lại gặp nhiều rủi ro hơn so với phương Tây.

Nhiều quốc gia phương Tây đã tiêm phòng cho phần lớn cho người dân như Anh với tỷ lệ 65% và Canada là gần 70%. Các quốc gia phương Tây vẫn đang ghi nhận các ca nhiễm mới tăng đột biến sau khi mở cửa trở lại nhưng số ca tử vong và nhập viện vẫn ở mức thấp. Điều này cho thấy hiệu quả của vaccine Covid-19.

Ông Rimal cho rằng, ở Đông Nam Á, tỷ lệ dương tính với virus SARS-CoV-2 ở mức cao đáng lo ngại. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, các quốc gia nên duy trì tỷ lệ dương tính ở mức 5% hoặc thấp hơn trong ít nhất hai tuần trước khi mở cửa trở lại. Nhưng con số đó tại khu vực Đông Nam Á lên tới 20-30%.

Điều phối viên y tế khẩn cấp khu vực tại ICRC nói thêm, WHO cũng khuyến cáo, các chính phủ chỉ mở cửa trở lại nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát và nếu hệ thống y tế của họ đủ khả năng phát hiện, xét nghiệm, cách ly và điều trị các ca bệnh.

"Một số quốc gia mở cửa trở lại và không đáp ứng được các tiêu chuẩn kể trên. Điều đó đồng nghĩa với việc các quốc gia này có thể thấy sự lây lan của Covid-19", ông Rimal nhấn mạnh.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á không có nhiều lựa chọn. Nguồn cung vaccine vẫn ở mức thấp. Một số quốc gia có thu nhập trung bình (bao gồm Thái Lan và Malaysia) không đủ điều kiện để hưởng mức trợ cấp từ sáng kiến ​​vaccine toàn cầu COVAX.

Trong khi đó, cuộc sống và sinh kế của người dân đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong gần hai năm nay.

Ông Rimal nói: “Hàng triệu người đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Lực lượng lao động khổng lồ ở châu Á phụ thuộc vào tiền lương và họ đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra".

Điều phối viên y tế khẩn cấp khu vực tại ICR cũng cho hay, mở cửa trở lại là tình thế tiến thoái lưỡng nan mà các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo thế giới ở Đông Nam Á đang phải đối mặt.

Ông nhấn mạnh: "Vaccine Covid-19 sẽ là một câu trả lời chính. Đó là lý do tại sao các tổ chức nhân đạo đang kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu cung cấp nhiều vaccine hơn cho các quốc gia có thu nhập thấp và bị ảnh hưởng nặng nề ở Đông Nam Á.

Điều rất quan trọng là các quốc gia có thu nhập cao chia sẻ vaccine càng sớm càng tốt cho các nước Nam Á và Đông Nam Á để chúng ta có thể thoát khỏi đại dịch và tiếp tục với cuộc sống bình thường mới. Nhưng trong thời gian chờ đợi, nếu các quốc gia Đông Nam Á bắt đầu mở cửa trở lại, chính phủ nên tăng cường tất cả các biện pháp khác để ứng phó với đại dịch như các biện pháp y tế công cộng, xét nghiệm và truy vết".

Kiên định với chiến lược zero Covid-19, Trung Quốc có thể đẩy kinh tế thế giới rơi vào bất ổn

Kiên định với chiến lược zero Covid-19, Trung Quốc có thể đẩy kinh tế thế giới rơi vào bất ổn

Với vai trò là "công xưởng sản xuất toàn cầu", việc nền kinh tế Trung Quốc suy yếu do kiên định thực hiện chiến lược ...

Chiến lược zero Covid-19 của Trung Quốc có nguy cơ phá sản?

Chiến lược zero Covid-19 của Trung Quốc có nguy cơ phá sản?

Trong khi Trung Quốc kiên định với chiến lược ngăn chặn dịch bệnh không khoan nhượng (chiến lược zero Covid-19), việc liên tục xuất hiện ...

(theo CNN)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 9/5/2024, thị trường biến động không đồng nhất, tăng 30% so với đầu năm, xuất hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng

Giá tiêu hôm nay 9/5/2024, thị trường biến động không đồng nhất, tăng 30% so với đầu năm, xuất hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng

Giá tiêu hôm nay 9/5/2024 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 102.000 - 104.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 9/5/2024: Giá vàng SJC vẫn ở đỉnh, ế 13.400 lượng vàng đấu thầu - vì sao? Thế giới 'lình xình'

Giá vàng hôm nay 9/5/2024: Giá vàng SJC vẫn ở đỉnh, ế 13.400 lượng vàng đấu thầu - vì sao? Thế giới 'lình xình'

Giá vàng hôm nay 9/5/2024 ghi nhận SJC đang ở mức đỉnh lịch sử, neo sát mốc 88 triệu đồng/lượng; trong khi đó, thế giới gần như đi ngang.
Tin thế giới 8/5: Ukraine muốn phương Tây gửi quân, Nga cảnh báo nguy hiểm; Mỹ-Philippines tập trận ở Biển Đông; Serbia nhờ cậy Trung Quốc

Tin thế giới 8/5: Ukraine muốn phương Tây gửi quân, Nga cảnh báo nguy hiểm; Mỹ-Philippines tập trận ở Biển Đông; Serbia nhờ cậy Trung Quốc

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày 8/5.
Phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tại phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế UPR

Phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tại phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế UPR

Báo TG&VN giới thiệu phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tại phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ ...
XSMB 9/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 9/5/2024. dự đoán XSMB 9/5/2024

XSMB 9/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 9/5/2024. dự đoán XSMB 9/5/2024

XSMB 9/5 - SXMB 9/5. Trực tiếp xổ số miền Bắc 9/5/2024. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 5. xổ số ...
XSMT 9/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 9/5/2024. SXMT 9/5/2024

XSMT 9/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 9/5/2024. SXMT 9/5/2024

XSMT 9/5 - trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 9/5/2024. xổ số hôm nay 9/5/2024. xổ số miền Trung thứ 5. SXMT 9/5. KQXSMT thứ 5
Tin thế giới 8/5: Ukraine muốn phương Tây gửi quân, Nga cảnh báo nguy hiểm; Mỹ-Philippines tập trận ở Biển Đông; Serbia nhờ cậy Trung Quốc

Tin thế giới 8/5: Ukraine muốn phương Tây gửi quân, Nga cảnh báo nguy hiểm; Mỹ-Philippines tập trận ở Biển Đông; Serbia nhờ cậy Trung Quốc

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày 8/5.
Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga bắt tay với Trung Quốc, tính đường phát triển nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng

Nga cùng các đối tác Trung Quốc đang xem xét việc vận chuyển và lắp đặt một nhà máy điện hạt nhân trên bề mặt Mặt Trăng trong giai đoạn 2033-2035.
New Zealand 'chạy đua' ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

New Zealand 'chạy đua' ảnh hưởng ở Thái Bình Dương

Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng New Zealand sẽ dẫn đầu phái đoàn chính trị thực hiện chuyến công du khu vực Thái Bình Dương trong tuần tới.
CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

CH Bắc Macedonia bầu cử quốc hội và tổng thống vòng hai

Cử tri nước CH Bắc Macedonia đã đi bỏ phiếu vòng 2 trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội.
Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ tạm dừng chuyển bom tới Israel, dấu hiệu Washington đang mất kiên nhẫn?

Mỹ bắt đầu cân nhắc cẩn trọng đề xuất chuyển giao các loại vũ khí cụ thể, vốn có thể được sử dụng ở Rafah, cho Israel.
Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Cơ quan An ninh Ukraine đã bắt giữ 2 nghi phạm liên quan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky và các quan chức cấp cao
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Phiên bản di động