TIN LIÊN QUAN | |
Phó Thủ tướng yêu cầu ĐSQ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người Việt ở Thổ Nhĩ Kỳ | |
Khởi hành chuyến đi về nguồn cội |
Người chắp cầu nối cho họ chính là những tình nguyện viên nhiệt tình của tổ chức Liên hiệp các công đoàn Hàn Quốc (UCC).
Được khởi xướng từ năm 2012, chương trình của UCC đã trở thành một hoạt động thường niên, thu hút sự tham gia hỗ trợ của nhiều doanh nghiệp, tổ chức của Hàn Quốc và Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc với mong muốn rút ngắn khoảng cách giữa các cô dâu Việt Nam và gia đình.
Gia đình cô dâu Phạm Thị Liên mặc trang phục truyền thống Hàn Quốc. (Ảnh: T.T). |
Không chỉ đoàn tụ qua trực tuyến, năm nay gia đình các cô dâu Việt Nam còn được trực tiếp trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc thông qua các hoạt động và chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. UCC cũng tiến hành hoạt động khám bệnh miễn phí (do đoàn bác sĩ bệnh viện Đại học Bundang Seoul thực hiện) và tổ chức cho các gia đình tham quan du lịch nội thành Hà Nội . Ngoài ra, các thành viên của UCC còn đến các trường tiểu học và trại trẻ mồ côi ở Hà Nội để thực hiện hoạt động tình nguyện như giặt đồ, quét dọn, trao học bổng và đồ dùng học tập.
Đến với cuộc giao lưu này, người thân và gia đình các cô dâu Việt còn được tham gia các trò chơi truyền thống Hàn Quốc hay giải trí bằng công nghệ tiên tiến của tập đoàn viễn thông KT... Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là họ được gặp gỡ, chia sẻ sự đồng cảm của những ông bố, bà mẹ, những anh chị em có người thân làm dâu ở xứ người.
Tại đây, gia đình cô dâu Phạm Thị Liên đến từ Thủy Nguyên, Hải Phòng đã được mặc trang phục truyền thống và thưởng thức bữa ăn Hàn Quốc để có thể hiểu hơn về cuộc sống xa xứ của cô con gái. Bố của cô dâu 24 tuổi cho biết con gái lấy chồng được 4 năm nhưng ít có cơ hội được về Việt Nam. Bản thân cô dâu chia sẻ rằng, thời gian đầu làm dâu ở Hàn Quốc gặp rất nhiều khó khăn vì nhớ nhà và phải làm làm quen với văn hóa cũng như phong tục tập quán mới lạ. Đến nay, cuộc sống của cô đã tốt hơn khi được chính phủ Hàn Quốc quan tâm giúp đỡ và có thể hòa nhập tốt vào cuộc sống của gia đình chồng.
Bố của cô dâu Trịnh Thị Hà (đang sinh sống ở Seoul) từ Quảng Ninh lên Hà Nội để gặp mặt trực tuyến với con gái. Ông chia sẻ, con gái đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc từ 1995, sau đó về nước và có cơ duyên lấy chồng Hàn Quốc từ năm 2003. Khi sang Seoul sinh sống, con ông gặp nhiều khó khăn vì bất đồng văn hóa và không tìm được việc làm phù hợp. Dù sống xa cách, nhưng ông yên tâm về cuộc sống của con gái vì gia đình bên thông gia luôn tỏ ra quý trọng con dâu. Gia đình ông cũng may mắn vì có chàng rể Hàn Quốc hiền lành và hiếu thảo với bố mẹ vợ.
Trưởng đoàn tình nguyện UCC Choi Jang Bok cho biết, đây là lần thứ 5 ông sang Việt Nam để tổ chức chương trình cho các gia đình cô dâu Việt. Mỗi năm, đều có khoảng 45-48 gia đình các cô dâu Việt được lựa chọn tham gia vào cuộc gặp gỡ trực tuyến này. Để tổ chức sự kiện, Bộ Phụ nữ và Gia đình Hàn Quốc và các cơ quan hỗ trợ cho các gia đình đã lựa chọn từ đăng ký của các cô dâu Việt đến từ 17 thành phố vì điều kiện họ không được về thăm gia đình thường xuyên.
Ông Choi Jang Bok cũng khẳng định, tại Hàn Quốc hiện có rất nhiều chương trình giúp đỡ cô dâu người nước ngoài, trong đó các cô dâu Việt Nam. Cá nhân ông cảm thấy rất vui vì đã đóng góp phần nhỏ bé của mình vào chương trình giúp đỡ cho các cô dâu Việt cũng như sự phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Đề nghị tỉnh Okinawa tiếp nhận thêm thực tập sinh người Việt Nam Từ ngày 18-20/7, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Okinawa, tỉnh cực Nam ... |
Chưa có thông tin về người Việt bị nạn ở Nice Đó là khẳng định của Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Lý Quốc Tuấn chiều 15/7. |
Khai mạc Trại Hè Việt Nam 2016 Tối 12/7, Lễ Khai mạc Trại hè Việt Nam 2016 với chủ đề “Tuổi trẻ kiều bào với di sản văn hóa dân tộc” đã ... |