Ngày 3/8, Gazprom nói rằng việc chuyển giao tuabin của Dòng chảy phương Bắc 1 sẽ là bất khả thi vì tình hình liên quan đến các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga. (Nguồn: Zuma) |
Trong một phát biểu ngày 22/8, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã cảm ơn người đồng cấp Canada Justin Trudeau vì đã trả lại cho Berlin tuabin khí - thiết bị được sử dụng trong đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) của Nga - vốn bị "mắc kẹt" ở Canada do các lệnh trừng phạt của Ottawa đối với Moscow.
Ông Scholz nói: "Tôi muốn chân thành cảm ơn Canada vì đã trả lại tuabin được bảo dưỡng cho Đức. Hiện tuabin này đang ở Đức và nó đã sẵn sàng được sử dụng".
Theo Thủ tướng Scholz, quyết định gửi tuabin trở lại Đức được đưa ra sau các cuộc đàm phán kéo dài nhiều tuần và việc Gazprom sau đó từ chối chấp nhận thiết bị là có ý đồ của phía Nga.
Trong khi đó, Thủ tướng Trudeau cho rằng Nga đang cố làm suy yếu sự ủng hộ của các xã hội phương Tây đối với Ukraine bằng cách vũ khí hóa năng lượng.
Cả hai nhà lãnh đạo đồng ý rằng, Nga không còn có thể được coi là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy cho châu Âu vì nước này không giữ vững các cam kết trong hợp đồng.
Vào giữa tháng 7/2022, Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên Canada Jonathan Wilkinson tuyên bố, Ottawa đã quyết định gửi tuabin khí của Nord Stream 1 trở lại Đức.
Ngày 3/8, Gazprom nói rằng việc chuyển giao tuabin của Nord Stream 1 sẽ là bất khả thi vì tình hình liên quan đến các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.
| Từ bỏ khí đốt Nga, châu Âu đối mặt ‘cơn gió ngược’ dai dẳng và bất trị Những sóng gió đối với nền kinh tế châu Âu ngày càng trở nên trầm trọng, nguy cơ suy thoái và lạm phát dần hiện ... |
| Ảnh ấn tượng tuần (15-21/8): Nước Mỹ ‘tuyên chiến’ với lạm phát, đánh bom đẫm máu ở Afghanistan và những dòng sông ‘khát’ nước Xung đột Nga-Ukraine, tên lửa ở Khakov; Tổng thống Mỹ ký ban hành Đạo luật Giảm lạm phát; 1 năm ngày Taliban lên nắm quyền ... |
| Việt Nam nỗ lực chuyển dịch sang năng lượng xanh, chống biến đổi khí hậu Việt Nam đã và đang xây dựng Chương trình chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ tới năm 2050. Nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/8): Kinh tế Nga vẫn ‘sáng cửa’, giá khí đốt sẽ tăng gấp đôi, lạm phát ‘hỏi thăm’ nhà giàu Mỹ, Trung Quốc đón tin vui Giá dầu thế giới hạ nhiệt trong mối lo suy thoái, cải thiện dự báo lạm phát của Nga, giá khí đốt sẽ tăng gấp ... |
| Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Nỗ lực vượt bậc để hiện thực hoá tham vọng Cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về chuyển dịch năng lượng được các nước trên thế giới đánh giá rất cao. Tuy ... |