Không kích Iraq và Syria, Mỹ chuẩn bị cho 'kịch bản xấu' với Iran?

Minh Vương
Cuộc không kích cho thấy Mỹ đang cố gắng nắm thế chủ động nhằm đối đầu với một Tehran cứng rắn hơn dưới thời Tổng thống đắc cử Iran Ebrahim Raisi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 27/6, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden đã phát lệnh không kích 2 địa điểm tại Syria và 1 địa điểm tại Iraq.

Theo Lầu Năm Góc, các cơ sở này thuộc kiểm soát của Kataib Hezbollah và Kataib Sayyid al-Shuhadam, lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn. Thông cáo khẳng định, hành động trên cho thấy cam kết “bảo vệ các quân nhân Mỹ” của ông Biden.

Chia sẻ với ABC News, một quan chức quốc phòng giấu tên cho biết sau lần không kích của Mỹ ngày 25/2, lực lượng dân quân do Iran bảo trợ đã thực hiện 5 vụ “tấn công bằng UAV một chiều” và “hàng chục vụ tấn công bằng tên lửa” khác vào các lực lượng của xứ cờ hoa và liên quân đồn trú tại khu vực.

Tuy nhiên, trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Iran đang chuyển biến phức tạp sau khi Tehran có Tổng thống đắc cử, nước đi trên của Washington có lẽ không đơn thuần là một hành động đáp trả.

(06.29) Tổng thống đắc cử Iran Ebrahim Raisi. (Nguồn: AP)
Thiết lập thế chủ động trong quan hệ với Tehran dưới thời Tổng thống đắc cử Iran Ebrahim Raisi có thể là một nguyên nhân đằng sau cuộc không kích Iraq và Syria vừa qua của chính quyền Mỹ. (Nguồn: AP)

Đầu tiên, như với các cuộc bầu cử trước đó tại Tehran, Washington đã chỉ trích bầu cử Tổng thống Iran là “không tự do và công bằng”. Đặc biệt, chính quyền ông Joe Biden dường như nỗ lực hạ thấp vai trò của ông Ebrahim Raisi trong đàm phán Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).

Thứ hai, tối ngày 22/6, Bộ Tư pháp Mỹ đã thu hồi tên miền nhiều trang truyền thông lớn của Iran, trong đó có Press TV, Al-Alam hay kênh truyền hình Al-Mashirah của lực lượng vũ trang Yemen.

Đây không phải là lần đầu tiên hàng loạt trang web, tên miền Iran trở thành mục tiêu của Mỹ. Tuy nhiên, xét thời điểm nó diễn ra ngay sau khi ông Ebrahim Raisi đắc cử Tổng thống Iran, đây có thể coi là một hành động khác hạn chế tầm ảnh hưởng của nhân vật có quan điểm cứng rắn này.

Thứ ba, cả chính quyền Tổng thống Hassan Rouhani và người đồng cấp Mỹ Joe Biden đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình đàm phán JCPOA nhằm đạt thỏa thuận cuối cùng.

Trong cuộc gặp đầu tiên tại Rome (Italy) ngày 27/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken được cho là đã cố thuyết phục người đồng cấp Israel Yair Lapid về quyết định trở lại JCPOA của Mỹ.

Trước đó, ngày 25/6, hội đàm với Ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian tại Paris, ông Blinken cũng có ý thúc giục Iran khi khẳng định Washington có thể từ bỏ JCPOA nếu đàm phán không tiến triển.

Đáp lại, viết trên Twitter ngày 26/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh khẳng định Tehran để ngỏ khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân, song sẽ không đàm phán mãi.

Cả Mỹ và Iran đang chạy đua với thời gian để nối lại JCPOA, trước khi ông Ebrahim Raisi chính thức trở thành Tổng thống tháng 8 tới. Song khi không ai chịu nhượng bộ, đây sẽ là nhiệm vụ không hề đơn giản.

Những động thái trên, từ phủ nhận tính hợp hiến của bầu cử, tác động vào truyền thông tới thúc giục Iran đàm phán JCPOA cho thấy nỗ lực của Mỹ nhằm hạ thấp vai trò, hạn chế ảnh hưởng của ông Ebrahim Raisi.

Cuộc không kích ngày 28/6 nhắm vào cơ sở các lực lượng dân quân thân Iran tại Iraq và Syria không nằm ngoài chính sách này.

Từ đó, Washington mong muốn chiếm thế chủ động trong quan hệ với Tehran dưới cựu Bộ trưởng Tư pháp Iran, dù là trên bàn đàm phán, truyền thông hay thực địa. Tuy nhiên, kết quả của chính sách này ra sao, chỉ thời gian mới có thể trả lời.

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Biden hạ lệnh, Mỹ không kích dồn dập Iraq và Syria
Israel e ngại nghiêm trọng về hạt nhân Iran, khẳng định sẽ sửa chữa những sai lầm với Mỹ
Iran ‘khoe’ máy bay không người lái có tầm hoạt động 7.000 km
Iran tuyên bố không cung cấp hình ảnh bên trong các cơ sở hạt nhân cho IAEA
Iran sản xuất lô thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 Sputnik V của Nga

Xem nhiều

Đọc thêm

Trung Quốc: Phát hiện dấu chân một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới

Trung Quốc: Phát hiện dấu chân một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới

Một nhóm nhà khoa học phát hiện tại Trung Quốc những dấu chân của loài deinonychosaur (chim khủng long) lớn nhất được biết đến nay.
Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5 ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng cao nhất 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Từ ngày 15/6/2024, xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ

Từ ngày 15/6/2024, xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ

Xin cho tôi hỏi theo quy định mới xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ đúng không? - Độc giả Bích Ngọc
Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024, Giá vàng SJC tăng, cán mốc cao nhất mọi thời đại. Giá quý kim tăng cao trong bối cảnh tâm lý rủi ro được cải ...
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

Baoquocte.vn. Chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước còn mãi vang dội. Điện Biên ngày ấy giờ đã khoác lên mình diện mạo mới, đang dần vươn tầm mạnh mẽ.
Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina không tìm kiếm xung đột với Anh trong tranh chấp lãnh thổ mà sẽ thúc đẩy một tiến trình đàm phán lâu dài trong khuôn khổ hòa bình.
Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga thông báo sẽ tổ chức một cuộc tập trận, trong đó có khoa mục thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Phong trào Hồi giáo Hamas thông báo chấp thuận đề xuất ngừng bắn với Israel ở Dải Gaza sau gần 7 tháng xung đột.
Điểm tin thế giới sáng 7/5: Trung Quốc-Pháp-EU họp ba bên, tập trận trên Biển Đỏ, kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống Panama

Điểm tin thế giới sáng 7/5: Trung Quốc-Pháp-EU họp ba bên, tập trận trên Biển Đỏ, kết quả sơ bộ bầu cử Tổng thống Panama

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 7/5.
Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Houthi tuyên bố chiến thắng Mỹ ở Biển Đỏ, Czech triệu hồi Đại sứ tại Nga, Philippines nói không sử dụng vòi rồng ở Biển Đông, Hezbollah tấn công căn cứ Israel..
Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nga theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động