Không phải Trung Quốc hay Ấn Độ, đây mới là nơi dòng dầu Nga ồ ạt chảy tới, Moscow thành công né trừng phạt?

Hải An
Một "cuộc tranh giành châu Phi" đã tăng tốc kể từ khi nổ ra xung đột tại Ukraine. Giới chức Moscow hay các công ty năng lượng Nga ngày càng “để mắt” đến thị trường lục địa đang phát triển và tiềm năng hàng đầu thế giới này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Không phải Trung Quốc hay Ấn Độ, đây mới là nơi dòng dầu Nga ồ ạt chảy tới, Moscow thành công né trừng phạt?
Nhờ nguồn cung dầu từ Nga, các quốc gia châu Phi có thể đáp ứng nhu cầu trong nước về nhiên liệu giá rẻ bằng cách xuất khẩu hàng hóa của chính họ với giá cao hơn. (Nguồn: cepr.org)

Lượng dầu Nga sang châu Phi tăng vọt

Sau lệnh trừng phạt từ các quốc gia phương Tây liên quan tới xung đột tại Ukraine, Nga đã tăng mạnh doanh số bán dầu sang châu Phi.

Xuất khẩu sản phẩm dầu tinh chế của Nga sang châu Phi đã tăng vọt kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (vào tháng 2/2022), tăng gấp 14 lần chỉ trong hơn một năm, sau một “chiến dịch ngoại giao” vào lục địa này của các quan chức Nga.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (7/7-13/7): Nga thử nghiệm đồng Ruble kỹ thuật số, châu Âu lo ngại về căng thẳng Mỹ-Trung Quốc, Hàn Quốc tụt hạng Kinh tế thế giới nổi bật (7/7-13/7): Nga thử nghiệm đồng Ruble kỹ thuật số, châu Âu lo ngại về căng thẳng Mỹ-Trung Quốc, Hàn Quốc tụt hạng

Trước xung đột, Nga xuất khẩu 33.000 thùng dầu tinh chế mỗi ngày sang châu Phi, phần lớn là xăng. Đến tháng 3/2023, con số đó đã tăng lên 420.000 thùng/ngày.

Vào tháng 6 vừa qua, mức bán dầu của Nga sang châu Phi đã giảm xuống còn 250.000 thùng/ngày, tuy nhiên, đây vẫn là một con số rất lớn.

Nhờ nguồn cung dầu từ Nga, các quốc gia châu Phi có thể đáp ứng nhu cầu trong nước về nhiên liệu giá rẻ bằng cách xuất khẩu hàng hóa của chính họ với giá cao hơn.

Các chuyến hàng đến các quốc gia châu Phi như Nigeria, Tunisia và Libya đã tăng mạnh vào tháng 2/2023, khi Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh cấm vận đối với các sản phẩm dầu của Nga.

Lệnh cấm vận được đưa ra sau các quyết định từ nhiều nước phương Tây nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu dầu của Nga.

Các biện pháp trừng phạt này đã buộc Moscow phải chuyển khối lượng xuất khẩu dầu đáng kể sang các thị trường thay thế, bao gồm cả châu Phi. Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang ngày càng trở thành những thị trường xuất khẩu quan trọng của Nga.

Các chuyên gia cho biết, một "cuộc tranh giành châu Phi" mới đã tăng tốc kể từ khi nổ ra xung đột tại Ukraine. Trung Quốc, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia vùng Vịnh và các cường quốc thuộc địa cũ của Anh và Pháp đều tranh giành ảnh hưởng đối với châu lục đang phát triển nhanh nhất thế giới này.

Năm ngoái, chỉ trong vòng 1 tháng (tháng 6-7), Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã đến thăm 7 quốc gia châu Phi. Nói với công ty năng lượng S&P Global Commodity Insights, nhà phân tích độc lập về Nga Timur Kulakhmetov nhận định, chuyến công du của ông Lavrov nhằm củng cố mối quan hệ với các nước quan trọng và mở ra thị trường mới cho các sản phẩm dầu mỏ của Nga.

Trong khi đó, nhóm lính đánh thuê Wagner đã hoạt động tại các quốc gia châu Phi nhằm đảm bảo an ninh để đổi lấy các hợp đồng khai thác béo bở. Ngoài ra, các công ty năng lượng Nga cũng đã “để mắt” đến các khoản đầu tư vào lục địa này.

Bằng chứng rõ ràng nhất về mối quan hệ Moscow-châu Phi ngày càng được củng cố chính là lượng xuất khẩu ngày càng tăng các sản phẩm dầu tinh chế của Nga kể từ khi lệnh cấm vận từ EU đối với việc nhập khẩu dầu mỏ Nga có hiệu lực vào ngày 5/2/2023.

Cùng thời điểm đó, mức trần giá do Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7), EU và Australia áp dụng đối với các sản phẩm dầu tinh chế của Nga là 100 USD/thùng, bao gồm xăng và gas, cũng có hiệu lực. Cũng trong ngày 5/2/2023, phương Tây áp mức trần giá 45 USD/thùng đối với các sản phẩm giá rẻ hơn của Nga, như dầu nhiên liệu.

Chuyên gia Kulakhmetov cho biết, điều này khiến Moscow “phải vật lộn để giữ chỗ đứng trong bảng xếp hạng các nhà xuất khẩu nguyên liệu thô, bằng cách tìm kiếm thị trường mới cho hàng hóa”.

Trước đó, hồi tháng 12/2022, EU và G7 cũng đã áp mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô xuất khẩu của Nga vận chuyển bằng đường biển.

Thông qua biện pháp áp các mức trần giá năng lượng này, các nước phương Tây muốn siết chặt nguồn thu tài chính của Nga để buộc nước này phải chấm dứt chiến dịch quân sự tại quốc gia láng giềng Ukraine.

Mặc dù xuất khẩu dòng sản phẩm tinh chế của Nga giảm nhẹ sau xung đột nhưng vẫn đạt mức cao nhất trong 7 năm là 1,9 triệu thùng/ngày vào tháng 3/2023.

Chuyển hướng dòng chảy thương mại dầu

Và trong khi các chuyến hàng chở dầu đến các nước châu Âu, như Pháp và Bỉ, đã giảm trong những tháng gần đây, thì lượng hàng đến các quốc gia châu Phi, đặc biệt là khu vực phía Bắc, đã tăng vọt, nhất là sau khi lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm từ Nga của EU có hiệu lực.

Không phải Trung Quốc hay Ấn Độ, đây mới là nơi dòng dầu Nga ồ ạt chảy tới, Moscow thành công né trừng phạt?
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây là nguyên nhân khiến Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu sang các thị trường thay thế, như Ấn Độ, Trung Quốc và cả châu Phi. (Nguồn: Shutterstock)

Nhà phân tích cấp cao về thị trường dầu mỏ ngắn hạn tại S&P Global Rebeka Foley cho biết: “Trước khi EU áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga, nước này là nhà cung cấp sản phẩm chính cho thị trường châu Âu, đặc biệt là dầu diesel, dầu nhiên liệu và naphtha”.

Tuy nhiên, theo chuyên gia trên, thị trường đã tái cân bằng - do các lệnh trừng phạt. Dầu diesel của Nga đã hướng đến châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông và khu vực Mỹ Latinh”.

Theo dữ liệu của S&P Global Commodities at Sea, trong quý đầu tiên của năm 2022, Tunisia chỉ nhập khẩu 2.700 thùng/ngày các sản phẩm của Nga. Đến quý I năm nay, con số này đã tăng lên 66.300 thùng/ngày.

Trong khi đó, Nigeria - nhà sản xuất dầu lớn nhất châu Phi, quốc gia đông dân hàng đầu châu lục cũng đã chứng kiến lượng nhập khẩu tăng gần gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, lên 57.400 thùng/ngày trong 3 tháng đầu năm 2023.

Morocco, Libya và Ai Cập cũng ghi nhận sự gia tăng lớn trong nhập khẩu các sản phẩm dầu của Nga.

Chuyên gia Kulakhmetov nhận định: “Các hoạt động ngoại giao rầm rộ của Ngoại trưởng Lavrov khẳng định mục tiêu chuyển hướng dòng chảy thương mại dầu rất rõ ràng. Đây là các động thái cho thấy Moscow đang tìm kiếm các thị trường xuất khẩu hàng hóa thay thế cho châu Âu. Các quốc gia Bắc Phi đang đóng một vai trò quan trọng đối với Nga trong việc giảm thiểu tác động của lệnh cấm dầu thô và sản phẩm dầu mỏ”.

Trung tâm của các dòng chảy thương mại mới là Litasco, chi nhánh có trụ sở tại Geneva (Thụy Sỹ) của công ty dầu mỏ Lukoil của Nga, đã hoạt động ở châu Phi trong nhiều thập niên.

Các tập đoàn vận chuyển hàng đầu thế giới, như Vitol và Guvnor, thuộc sở hữu của phương Tây cũng vẫn tiếp tục vận chuyển các sản phẩm của Nga. Ngoài ra, nhiều tổ chức thương mại ở Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore đã mọc lên trong những tháng gần đây.

Thêm vào đó, việc Nga định hướng lại dòng sản phẩm xuất khẩu đã vô tình được hỗ trợ bởi việc giảm nhập khẩu xăng Hà Lan vào châu Phi sau khi các cơ quan quản lý ở quốc gia châu Âu này áp đặt các quy định mới về hàm lượng lưu huỳnh, benzen và mangan đối với xuất khẩu nhiên liệu.

Có thể nói, các biện pháp trừng phạt của phương Tây là nguyên nhân khiến Nga chuyển hướng xuất khẩu dầu sang các thị trường thay thế, như Ấn Độ, Trung Quốc và cả châu Phi. Sau hơn 1 năm triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, Moscow đã tăng cường hoạt động ngoại giao chưa từng có đối với châu Phi, mở ra nhiều lĩnh vực hợp tác với các quốc gia ở lục địa đang phát triển và giàu tiềm năng này.

Bất động sản mới nhất: Nhà liền kề Tây Hà Nội cắt lỗ ồ ạt, mời thầu dự án gần 3.000 tỷ đồng, quy định thế chấp chung cư chưa sổ hồng

Bất động sản mới nhất: Nhà liền kề Tây Hà Nội cắt lỗ ồ ạt, mời thầu dự án gần 3.000 tỷ đồng, quy định thế chấp chung cư chưa sổ hồng

Rao bán cắt lỗ nhà liền kề dự án từng “hot” nhất phía Tây Hà Nội, Bắc Giang mời thầu dự án gần 3.000 tỷ ...

Giá tiêu hôm nay 17/7/2023, thị trường ảm đạm, Trung Quốc giảm nhập, Mỹ là nhà mua lớn nhất của tiêu Việt

Giá tiêu hôm nay 17/7/2023, thị trường ảm đạm, Trung Quốc giảm nhập, Mỹ là nhà mua lớn nhất của tiêu Việt

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 67.000 – 70.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 18/7/2023, vụ tiêu 2024 có thể bị ảnh hưởng lớn, giá tiêu Việt xuất khẩu 6 tháng đầu năm giảm gần 30%

Giá tiêu hôm nay 18/7/2023, vụ tiêu 2024 có thể bị ảnh hưởng lớn, giá tiêu Việt xuất khẩu 6 tháng đầu năm giảm gần 30%

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 67.000 – 70.000 đồng/kg.

Ảnh ấn tượng (10-16/7): Tổng thống Nga Putin đề nghị nhóm Wagner một điều, Ukraine thất vọng sau Thượng đỉnh NATO, nụ cười của Thủ tướng Anh và Italy

Ảnh ấn tượng (10-16/7): Tổng thống Nga Putin đề nghị nhóm Wagner một điều, Ukraine thất vọng sau Thượng đỉnh NATO, nụ cười của Thủ tướng Anh và Italy

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Nga đề nghị Wagner lựa chọn tiếp tục phục vụ, Thượng đỉnh NATO không làm thỏa mãn Ukraine, ông Biden ...

Bất chấp căng thẳng, Mỹ kêu gọi Trung Quốc cùng giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu

Bất chấp căng thẳng, Mỹ kêu gọi Trung Quốc cùng giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu

Ngày 17/7, Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Giải Chấn Hoa ...

(theo leadership.ng, Reuters)

Đọc thêm

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'?

Chủ tịch Trung Quốc công du châu Âu lần đầu tiên sau 5 năm vào tuần tới. Xung đột giữa lợi ích và trách nhiệm, có nguy cơ khiến EU ...
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tranh cãi đề minh họa thi lớp 10 'không có sự đổi mới', Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng

Tranh cãi đề minh họa thi lớp 10 'không có sự đổi mới', Sở GD&ĐT Hà Nội lên tiếng

Ngay sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố đề thi minh họa vào lớp 10, nhiều ý kiến cho rằng, đề thi không có sự đổi mới so với ...
Mỹ muốn 'triệt hạ' Arctic LNG 2 của Nga, 'tung đòn' trừng phạt mới, bên thứ ba 'chịu trận'

Mỹ muốn 'triệt hạ' Arctic LNG 2 của Nga, 'tung đòn' trừng phạt mới, bên thứ ba 'chịu trận'

Mỹ nhắm trừng phạt vào các thực thể liên quan đến dự án Arctic LNG 2 - vốn đang phải đối mặt với những trở ngại.
Nội dung chương trình các môn học đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1/6/2024

Nội dung chương trình các môn học đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1/6/2024

Chương trình đào tạo lái xe ô tô gồm những môn học nào? Nội dung chương trình đào tạo lái xe ô tô như thế nào? – Độc giả Trí ...
Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5 ghi nhận miền Bắc tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại Yên Bái, Thái Nguyên và Phú Thọ.
Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5: Giá heo hơi miền Bắc bật tăng nhẹ sau nhiều ngày 'nằm im', thịt heo Mỹ sang Mexico vượt kỷ lục

Giá heo hơi hôm nay 4/5 ghi nhận miền Bắc tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại Yên Bái, Thái Nguyên và Phú Thọ.
VIETSTAR và Đại học Ulsan đồng phát triển chương trình lãnh đạo bền vững cho lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp Việt

VIETSTAR và Đại học Ulsan đồng phát triển chương trình lãnh đạo bền vững cho lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp Việt

Ngày 03/05/2024, tại Đại học Ulsan Hàn Quốc đã diễn ra Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Công ty Cổ phần Tư vấn và Đào tạo Sao Việt (VIETSTAR Training & Consulting JSC) ...
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024, thị trường cán mốc quan trọng, các đợt tăng liên tục tác động tới giá tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024, thị trường cán mốc quan trọng, các đợt tăng liên tục tác động tới giá tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 99.000 – 100.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?

Giá cà phê hôm nay 3/5/2024: Giá cà phê đồng loạt giảm rất mạnh, trong nước 'đổ dốc' 12.500 đồng/kg, ồ ạt bán tháo vì sao?
Bồi dưỡng nhân tài công nghệ, đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu

Bồi dưỡng nhân tài công nghệ, đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Công ty Samsung Việt Nam tổ chức Lễ khai giảng Chương trình phát triển nhân tài công nghệ tại NIC.
Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Dao động trong biên độ hẹp; trong nước biến động nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Dao động trong biên độ hẹp; trong nước biến động nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 3/5, giá dầu dao động trong biên độ hẹp và chịu áp lực từ nhu cầu toàn cầu yếu hơn. Trong nước, giá xăng biến động nhẹ.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Phiên bản di động