Không phải xung đột Nga-Ukraine hay nhu cầu yếu đáng thất vọng, đây mới là thủ phạm khiến giá dầu và khí đốt ‘rẻ bèo’

Hải An
“Cơn ác mộng” về khủng hoảng năng lượng vào năm ngoái khó có thể lặp lại. Mặc dù vậy, chỉ cần một tin xấu cũng có thể khiến giá dầu và khí đốt tăng chóng mặt.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bồn chứa dầu tại Nhà máy lọc dầu Duna của Hungary, nơi tiếp nhận dầu thô của Nga thông qua đường ống Druzhba - Ảnh: AFP
Giới phân tích nhận định, chỉ cần một tin xấu cũng có thể khiến giá dầu và khí đốt tăng chóng mặt. Trong ảnh: Bồn chứa dầu tại Nhà máy lọc dầu Duna của Hungary, nơi tiếp nhận dầu thô của Nga thông qua đường ống Druzhba. (Nguồn: AFP)

Đừng đổ hết lỗi cho nhu cầu yếu

Trong thời gian sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (tháng 2/2022), bất kỳ tin xấu nào cũng khiến giá năng lượng tăng vọt.

Năm ngoái, khi xuất hiện những thông tin như hỏa hoạn buộc một nhà máy sản xuất khí đốt của Mỹ phải đóng cửa, tình trạng đình công làm tắc nghẽn các kho cảng dầu của Pháp, Nga yêu cầu châu Âu trả tiền nhiên liệu bằng đồng Ruble hay thời tiết có vẻ xấu hơn bình thường… thị trường lập tức trở nên náo nhiệt.

Tuy nhiên, kể từ tháng 1/2023, mọi thứ đã khác. Dầu thô Brent dao động quanh mức 75 USD/thùng, so với 120 USD/thùng một năm trước. Tại châu Âu, giá khí đốt ở mức 35 Euro (khoảng 38 USD) mỗi megawatt giờ (mwh), thấp hơn 88% so với mức đỉnh vào tháng 8/2022.

Không phải xung đột Nga-Ukraine hay nhu cầu yếu đáng thất vọng, đây mới là thủ phạm khiến giá dầu và khí đốt mãi ‘rẻ bèo. (Nguồn: The Economist)
Biểu đồ giá dầu và giá khí đốt từ 2021-2023, (Nguồn: The Economist)

Trong bối cảnh đó, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+) đã tuyên bố cắt giảm sản lượng nhằm nâng giá dầu.

Trong khi đó, ở Mỹ, số lượng giàn khoan dầu khí hoạt động đã giảm trong 7 tuần liên tiếp. Một số cơ sở khí đốt của Na Uy - hiện rất quan trọng đối với châu Âu - đang dừng hoạt động để bảo trì kéo dài. Hà Lan cũng đóng cửa mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng (12-18/6): Nga từ chối đề xuất của châu Phi, phương Tây lần đầu nhận định về chiến dịch phản công của Ukraine, đụng độ ở Bờ Tây Ảnh ấn tượng (12-18/6): Nga từ chối đề xuất của châu Phi, phương Tây lần đầu nhận định về chiến dịch phản công của Ukraine, đụng độ ở Bờ Tây

Tuy nhiên, bất chấp các động thái trên, giá năng lượng vẫn ở mức thấp, chu kỳ tăng giá dù có cũng rất ngắn ngủi. Vậy điều gì đang ghìm giá dầu và khí đốt ở mức thấp như thế?

Nhu cầu tiêu dùng thấp hơn kỳ vọng có thể là một phần của câu trả lời.

Trong những tháng gần đây, kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã bị cắt giảm. Sự sụp đổ của một số ngân hàng vào mùa Xuân vừa qua đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái sắp xảy ra ở Mỹ.

Trong khi đó, lạm phát đang “vùi dập” người tiêu dùng ở châu Âu. Ở cả hai nơi, tác động của việc tăng lãi suất vẫn chưa được cảm nhận đầy đủ.

Tại Trung Quốc, sự phục hồi sau đại dịch đang tỏ ra yếu hơn nhiều so với dự kiến. Sự tăng trưởng kém đang làm giảm nhu cầu nhiên liệu.

Tuy nhiên, nhìn kỹ hơn, ta thấy câu chuyện nhu cầu yếu không hoàn toàn thuyết phục. Bất chấp sự phục hồi đáng thất vọng, Trung Quốc đã tiêu thụ 16 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong tháng 4, một mức kỷ lục. Sự phục hồi trong lĩnh vực vận tải đường bộ, du lịch và lữ hành sau khi dỡ bỏ chính sách Zero Covid đồng nghĩa với việc sử dụng nhiều dầu diesel, xăng và nhiên liệu máy bay hơn.

Ở Mỹ, giá xăng dầu giảm 30% so với một năm trước là dấu hiệu tốt cho mùa Hè, vốn là thời gian đi lại cao điểm. Ở châu Á và châu Âu, nhiệt độ cao dự kiến sẽ kéo dài, làm tăng nhu cầu phát điện chạy bằng khí đốt để làm mát.

Nguồn cung không ngừng tăng

Một lời giải thích thuyết phục hơn có thể được tìm thấy ở phía cung của phương trình. Giá cả tăng cao trong hai năm qua đã khuyến khích tăng sản xuất ở các nước ngoài OPEC.

Dầu đang chảy ra thị trường toàn cầu từ khu vực Đại Tây Dương, thông qua sự kết hợp của các giếng khai thác (ở Brazil và Guyana) và sản xuất đá phiến, cát dầu (ở Mỹ, Argentina và Canada). Na Uy cũng đang bơm nhiều dầu hơn.

Ngân hàng JPMorgan Chase ước tính, sản lượng khai thác của các nước ngoài OPEC sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày vào năm 2023.

Về lý thuyết, điều này được cân bằng bởi việc cắt giảm sản lượng được công bố vào tháng 4 bởi các thành viên cốt lõi của OPEC (1,2 triệu thùng/ngày) và Nga (500.000 thùng/ngày), trong khi Saudi Arabia đã bổ sung 1 triệu thùng/ngày vào tháng 6 này.

Tuy nhiên, trên thực tế, sản lượng khai thác ở các nước này đã không giảm nhiều như cam kết, trong khi các nước OPEC khác đang tăng cường xuất khẩu. Venezuela tăng bán hàng nhờ đầu tư của Chevron, một “gã khổng lồ” năng lượng của Mỹ. Iran đang xuất khẩu ở mức cao nhất kể từ năm 2018, thời điểm Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với quốc gia Hồi giáo này.

Theo thống kê, 1/5 lượng dầu của thế giới hiện nay, có xuất xứ từ các quốc gia bị phương Tây cấm vận, được bán với giá chiết khấu và do đó khiến giá bán giảm.

Đối với khí đốt, tình hình cung cấp phức tạp hơn. Đường ống Nord Stream của Nga bơm hàng cho châu Âu vẫn ngừng hoạt động. Tuy nhiên, Freeport lng, một cơ sở xử lý 1/5 lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) xuất khẩu của Mỹ, vốn bị hư hại do một vụ nổ vào năm ngoái, đã hoạt động trở lại.

Các hoạt động xuất khẩu khác của Nga sang lục địa châu Âu vẫn tiếp tục. Dòng chảy khí đốt của Na Uy sẽ hoàn toàn nối lại vào giữa tháng Bảy.

Quan trọng nhất, các kho dự trữ hiện có của châu Âu đang gần đầy hàng, với tỷ lệ lấp đầy 73% so với 53% một năm trước và đang trên đà đạt mục tiêu 90% trước tháng 12 năm nay. Các nước châu Á giàu có, chẳng hạn như Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng có nhiều khí đốt.

Khi lạm phát tăng vọt và lãi suất vẫn ở mức khiêm tốn, các nhà đầu tư đổ xô vào các loại hàng hóa được coi là hàng rào hấp dẫn chống lại giá cả tăng cao, như dầu thô. Giờ đây, khi các nhà đầu cơ kỳ vọng lạm phát giảm, sức hấp dẫn của dầu thô đã giảm đi.

Lãi suất cao hơn cũng làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ các kho dự trữ dầu thô, vì vậy, các nhà kinh doanh vật chất đang bán bớt hàng trong kho của họ. Khối lượng hàng trong các kho nổi trên toàn cầu giảm từ 80 triệu thùng trong tháng 1 xuống 65 triệu thùng vào tháng 4, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2020.

Giá dầu cũng có thể tăng vào cuối năm nay. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) dự đoán, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ đạt mức kỷ lục 102,3 triệu thùng/ngày vào năm 2023. Nguồn cung dầu cũng sẽ đạt kỷ lục.

Theo một số ngân hàng, thị trường sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt vào nửa cuối năm nay. Khi mùa Đông đến gần, sự cạnh tranh về LNG giữa châu Á và châu Âu sẽ ngày càng gay gắt. Giá vận chuyển hàng hóa cho mùa Đông sẽ tăng như dự kiến.

Tuy nhiên, “cơn ác mộng” về khủng hoảng năng lượng vào năm ngoái khó có thể lặp lại. Nhiều nhà phân tích kỳ vọng, dầu thô Brent sẽ ở mức gần 80 USD/thùng và không đạt mức ba con số.

Các thị trường khí đốt tương lai ở châu Á và châu Âu chỉ ra mức tăng 30% so với mức hiện nay vào mùa Thu, thay vì bất kỳ điều gì cực đoan hơn. Trong 12 tháng qua, thị trường năng lượng đã thích nghi. Mặc dù vậy, chỉ cần một tin xấu cũng có thể khiến giá dầu và khí đốt tăng chóng mặt.

Giá tiêu hôm nay 21/6/2023, năng suất tại Đắk Nông giảm 30-50%, không phải Mỹ, đây mới là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tiêu Việt

Giá tiêu hôm nay 21/6/2023, năng suất tại Đắk Nông giảm 30-50%, không phải Mỹ, đây mới là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tiêu Việt

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 70.500 – 73.000 đồng/kg.

Bất động sản mới nhất: Việt Nam ‘lọt mắt xanh’ nhà đầu tư ngoại, hàng siêu hiếm càng rao càng ế, quy định về quỹ bảo trì chung cư

Bất động sản mới nhất: Việt Nam ‘lọt mắt xanh’ nhà đầu tư ngoại, hàng siêu hiếm càng rao càng ế, quy định về quỹ bảo trì chung cư

Việt Nam ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư ngoại, giá nhà đất phố cổ Hà Nội cao chót vót, giao dịch trầm lắng, quy ...

Căng thẳng đường đua tới vị trí Tổng thư ký NATO, Mỹ đứng ngoài cuộc?

Căng thẳng đường đua tới vị trí Tổng thư ký NATO, Mỹ đứng ngoài cuộc?

Diễn biến cuộc đua giành vị trí Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vẫn còn là một bí ẩn ...

Nỗ lực vô hiệu hóa lệnh trừng phạt, Nga-Cuba đạt gần 30 thỏa thuận thương mại quan trọng

Nỗ lực vô hiệu hóa lệnh trừng phạt, Nga-Cuba đạt gần 30 thỏa thuận thương mại quan trọng

Nga sẵn sàng cung cấp cho Cuba 1,64 triệu tấn dầu và các sản phẩm dầu hằng năm, giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt ...

Kinh nghiệm ngoại giao dày dặn của tân Đại sứ Đức tại Nga

Kinh nghiệm ngoại giao dày dặn của tân Đại sứ Đức tại Nga

Kể từ khi nổ ra cuộc xung đột tại Ukraine, vị trí Đại sứ Đức tại Nga được coi là một trong những vị trí ...

(theo The Economist)

Xem nhiều

Đọc thêm

G7 ra tuyên bố chung về Nga, Ukraine, Tổng thống Zelensky khẳng định dốc sức kết thúc xung đột trong năm 2025

G7 ra tuyên bố chung về Nga, Ukraine, Tổng thống Zelensky khẳng định dốc sức kết thúc xung đột trong năm 2025

Lãnh đạo Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) nhóm họp tại Italy tái khẳng định cam kết tiếp tục gây sức ép mạnh đối với Nga.
Toàn cảnh lễ đón lãnh đạo các nền kinh tế APEC 2024 dự Hội nghị cấp cao

Toàn cảnh lễ đón lãnh đạo các nền kinh tế APEC 2024 dự Hội nghị cấp cao

Sáng 16/11, Chủ tịch nước Lương Cương đã tham dự lễ đón lãnh đạo các nền kinh tế APEC 2024 dự Hội nghị cấp cao do Tổng thống Peru Dina ...
Các ngành công nghệ cao CT Group xuất hiện tại sự kiện Thủ Đức Innovation Fest

Các ngành công nghệ cao CT Group xuất hiện tại sự kiện Thủ Đức Innovation Fest

Các công ty công nghệ là thành viên Tập đoàn CT Group đã mang đến hàng loạt hoạt động triển lãm, công bố kế hoạch phát triển nhà máy chip… ...
Việt Nam - Hoa Kỳ: Nhìn lại một năm đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới

Việt Nam - Hoa Kỳ: Nhìn lại một năm đánh dấu kỷ nguyên hợp tác mới

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã trải qua một hành trình đáng chú ý, phát triển từ những nền tảng ban đầu để đạt được những tiến bộ ...
Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành của Hòa Bình nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt

Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành của Hòa Bình nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt

Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành, khai mạc Tuần Văn hóa, Du ...
Giá tiêu hôm nay 17/11/2024: Thị trường giằng co, sản lượng toàn cầu sụt giảm, hồ tiêu Việt vẫn có lợi thế riêng

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024: Thị trường giằng co, sản lượng toàn cầu sụt giảm, hồ tiêu Việt vẫn có lợi thế riêng

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.
Các ngành công nghệ cao CT Group xuất hiện tại sự kiện Thủ Đức Innovation Fest

Các ngành công nghệ cao CT Group xuất hiện tại sự kiện Thủ Đức Innovation Fest

Các công ty công nghệ là thành viên Tập đoàn CT Group đã mang đến hàng loạt hoạt động triển lãm, công bố kế hoạch phát triển nhà máy chip… gây ấn tượng tại sự ...
Giá tiêu hôm nay 17/11/2024: Thị trường giằng co, sản lượng toàn cầu sụt giảm, hồ tiêu Việt vẫn có lợi thế riêng

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024: Thị trường giằng co, sản lượng toàn cầu sụt giảm, hồ tiêu Việt vẫn có lợi thế riêng

Giá tiêu hôm nay 17/11/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.
PetroVietnam nỗ lực đạt mục tiêu 1 triệu tỷ đồng doanh thu năm 2024, giữ vững vị trí số một về lợi nhuận

PetroVietnam nỗ lực đạt mục tiêu 1 triệu tỷ đồng doanh thu năm 2024, giữ vững vị trí số một về lợi nhuận

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) nỗ lực với các giải pháp nhằm đạt mục tiêu 1 triệu tỷ đồng doanh thu năm 2024.
Bắc Ninh đối thoại không có khoảng cách với doanh nghiệp, cùng doanh nhân tiến bước

Bắc Ninh đối thoại không có khoảng cách với doanh nghiệp, cùng doanh nhân tiến bước

Sáng 16/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024.
Giá cà phê hôm nay 16/11/2024: Giá cà phê robusta đã ngừng tăng mạnh, hàng Việt có thể tự tin về giá trong cả mùa?

Giá cà phê hôm nay 16/11/2024: Giá cà phê robusta đã ngừng tăng mạnh, hàng Việt có thể tự tin về giá trong cả mùa?

Giá cà phê hôm nay 16/11/2024: Giá cà phê robusta đã ngừng tăng mạnh, hàng Việt có thể tự tin về giá?
Giá xăng dầu hôm nay 16/11: Lo ngại cầu yếu từ Trung Quốc, giá dầu lao dốc hơn 2%

Giá xăng dầu hôm nay 16/11: Lo ngại cầu yếu từ Trung Quốc, giá dầu lao dốc hơn 2%

Giá xăng dầu hôm nay 16/11, giảm hơn 2% khi các nhà đầu tư lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc yếu, Fed chậm tốc độ cắt giảm lãi suất.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý

Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý

Thị trường quý III/2024 vẫn xảy ra tình trạng biến động giá cục bộ, đấu giá đất tại Hà Nội hạ nhiệt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Giá chung cư tăng mạnh, cục bộ lên tới 40% theo quý, thủ tục chuyển đất trồng hoa màu sang đất thổ cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.
Nhà đầu tư chứng khoán hồ hởi khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, vẫn có lý do đảo ngược đà tăng

Nhà đầu tư chứng khoán hồ hởi khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, vẫn có lý do đảo ngược đà tăng

Các chỉ số chứng khoán của Mỹ đã lập đỉnh mới, khi các nhà đầu tư kỳ vọng các chính sách của ông Trump.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/11: USD tăng vọt, Nhân dân tệ và EUR 'dắt tay nhau' đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/11: USD tăng vọt, Nhân dân tệ và EUR 'dắt tay nhau' đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/11 ghi nhận đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 6 tháng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/11: USD bật nhảy, EUR bị đè nặng bởi nỗi lo từ Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/11: USD bật nhảy, EUR bị đè nặng bởi nỗi lo từ Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/11 ghi nhận đồng USD tăng, trong khi đồng EUR giảm xuống mức thấp nhất trong gần 7 tháng.
Lần thứ 8 BIDV được vinh danh ‘Thương hiệu quốc gia’

Lần thứ 8 BIDV được vinh danh ‘Thương hiệu quốc gia’

Thương hiệu BIDV có hệ sinh thái gồm hơn 1.100 chi nhánh, phòng giao dịch, các đơn vị thành viên, hiện diện thương mại tại 5 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Phiên bản di động