Không thể thờ ơ

Không thể thờ ơ hơn nữa với tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán của Việt Nam, bởi đó là một trong ba ngòi nổ của khủng hoảng kinh tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên


Đó là quan điểm của Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển các ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), ông Lê Xuân Nghĩa.

Cán cân thanh toán của Việt Nam thời điểm này, theo ông, có đáng lo ngại chưa?

- Cán cân thanh toán của một quốc gia là một trong ba ngòi nổ của khủng hoảng kinh tế (bên cạnh tình trạng bong bóng trên thị trường bất động sản và tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng - NV).

Người ta đang nói nhiều về cán cân thanh toán của Mỹ trong đó thâm hụt thương mại lên tới trên 700 tỉ đô la, là vấn đề trầm trọng không chỉ với kinh tế Mỹ. Nhưng mức thâm hụt đó mới chỉ bằng 5% GDP của Mỹ, tuy cao nhưng chưa nguy hiểm. Trong khi Việt Nam hiện thâm hụt thương mại lên tới 16-17% GDP và quí 1 năm nay, mức thâm hụt lên đến 7,4 tỉ đô la Mỹ, là mức lớn nhất từ trước tới nay.

Cái tai hại của thâm hụt thương mại là được tài trợ bởi luồng vốn ngắn hạn. Trong trường hợp các luồng vốn ngắn hạn này ra khỏi Việt Nam (đảo chiều), các khoản nợ sẽ rất nghiêm trọng, lúc bấy giờ muốn phục hồi cán cân thương mại thì phải phá giá đồng tiền và mất ổn định kinh tế vĩ mô.

Vì sao cán cân thanh toán của Việt Nam có vấn đề?

- Theo tính toán của chúng tôi, có mấy con đường khiến cán cân thanh toán ngày càng trở nên trầm trọng. Thứ nhất, vốn nước ngoài vào làm thu nhập dân cư trong nước tăng lên trong khi các khoản đầu tư khác của Nhà nước vào khu vực sản xuất, hay đầu tư công của Chính phủ tuy lớn nhưng chưa cho ra sản phẩm và thu nhập ngay. Chính vì vậy, cầu tiêu dùng được đẩy lên rất lớn.

Thống kê về nhập khẩu được công bố cho thấy nhập khẩu hàng tiêu dùng không nhiều nhưng tôi cho rằng đó là con số thống kê không chính xác, bởi hàng hóa nước ngoài đang tràn ngập trên thị trường. Đại bộ phận hàng tiêu dùng hiện nay đều được nhập từ Thái Lan và Trung Quốc nhưng không biết đường nào, kể cả gạo. Hàng nhập qua đường tiểu ngạch chưa được thống kê, song phải nói là rất lớn.

Quí 1 vừa qua, một số nhà xuất khẩu có ngoại tệ không bán được cho ngân hàng nên tìm cách nhập hàng về bán trong nước lấy tiền đồng, vừa bán được ngoại tệ vừa có lợi nhuận nhờ nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam có giấy phép xuất nhập khẩu nên làm việc đó đơn giản. Điều đó khiến nhà nhập khẩu chuyên nghiệp khan hiếm ngoại tệ, phải vay trên thị trường ngân hàng. Và gần đây, thanh khoản ngoại tệ của ngân hàng bắt đầu khó khăn.

Một yếu tố khác, hầu hết hàng xuất khẩu Việt Nam có hàm lượng nhập khẩu lớn. Nhiều nguyên liệu gần đây trở nên đắt đỏ, giá trị nhập khẩu cũng tăng lên rất nhanh. Với việc kiên quyết chống lạm phát thì một ngày nào đó giá đầu ra sẽ không thể bù đắp chi phí đầu vào nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít sẽ gặp khó khăn lớn, thậm chí có thể làm đình đốn một số cơ sở sản xuất trong nước.

Nếu xét theo một chuẩn khác thì trước khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, một loạt các nước Đông Nam Á có chỉ tiêu kinh tế vĩ mô lành mạnh, song chỉ có hai điểm không lành mạnh là bong bóng bất động sản và thâm hụt thương mại lên tới 12-13% GDP. Một số nhà kinh tế đã dự báo đó sẽ là ngòi nổ khủng hoảng, nhưng không mấy ai tin, và thực tế đã đúng vậy. Việt Nam hiện cũng vậy, ngoài những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chung như thâm hụt ngân sách, lạm phát, ICOR cao thì chúng ta cũng gặp bong bóng bất động sản.

Một quan chức của NHNN tuyên bố rằng dư nợ tín dụng bất động sản chỉ khoảng 10%, hình như ông quá lo về ngòi nổ này?

- Bong bóng bất động sản ở Mỹ so với giá trị thực chỉ có 10% đã nguy hiểm còn ở Việt Nam, bong bóng này so với giá trị thực bao nhiêu không ai biết. Bởi cơ chế quản lý, giá nhà nước một đường thị trường một nẻo, quyền mua bán thuộc chính quyền địa phương và những ai chạy được dự án mới có cơ hội nắm cung bất động sản. Đây mới là những cái lớn, nhà hoạch định chính sách cần để ý chứ không phải mấy cá nhân mua nhà này bán nhà kia. Hầu hết các dự án có được nhờ xin-cho mới là nơi tập trung phần lớn vốn bất động sản.

Bất động sản đang căng thẳng vì thiếu vốn, vì chứng khoán, vì những tác động xấu bên ngoài. Thị trường bất động sản nếu sụp đổ sẽ đánh thẳng vào hệ thống ngân hàng, nơi cả cho vay, cả thế chấp đang lên tới 50-60% tổng tài sản của các ngân hàng. Không ngân sách nào của Việt Nam chịu đựng nổi. Đó là điều rất đáng lo ngại.

NHNN liệu có đưa ra một Chỉ thị 03 bất động sản?

- Không, từng ngân hàng thương mại cũng sợ và đã cẩn thận hơn trong cho vay bất động sản. Song, cần nói lại là khả năng kiểm soát của NHNN cũng đáng nghi ngờ bởi đáng lẽ khi phát sinh những khoản đầu tư vào bất động sản anh phải biết rồi chứ không phải để chúng lên rất cao rồi mới thanh tra, cũng như khi phát hiện có ngân hàng cho vay chứng khoán quá nhiều rồi anh mới điều tra, mới công bố biện pháp thì quá chậm. Hệ thống thông tin quản lý quá yếu và không có công cụ nên chính sách giật cục là vì thế.

Vậy là chúng ta sẽ không thể đảo chiều thâm hụt thương mại ngay lập tức?

- Việc giảm thâm hụt thương mại có tác động kinh tế vĩ mô rất quan trọng, giúp kinh tế ổn định và giúp các doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa không bị tiêu diệt bởi hàng hóa ngoại. Một mình thâm hụt thương mại không ghê gớm nhưng nếu cộng với cân đối vĩ mô khác và bong bóng bất động sản, với tình trạng ta đã mở cửa thị trường vốn (vốn vào và ra đều có thể rất nhanh) nên đã đến lúc chúng ta không thể thờ ơ.

Chính phủ dường như đã nhận ra điều này và bắt đầu có nhiều biện pháp giảm nhập khẩu. Đó là những điều cần thiết. Điều quan trọng nhất trong điều kiện mở cửa là dự báo và phản ứng trước, nếu sai cũng đừng đột ngột quay trở lại mà phải từ từ vì không có gì đột ngột mà thành công được.

Bao nhiêu năm trời, chúng ta mới thâm hụt đến mức ấy, muốn đảo chiều thâm hụt thương mại mạnh mẽ nhất là làm tiền đồng yếu đi một cách quyết liệt, có thể đến mức 17.000 đồng hay 18.000 đồng ăn 1 đô la Mỹ. Lúc đó nhập khẩu có thể giảm ngay nhưng cái giá về tỷ giá phải trả là rất lớn. Cần phải thăm dò sức chịu đựng của thị trường trước khi đưa ra chính sách.

Chính chúng ta đã đẻ ra lạm phát do chạy theo tăng trưởng, vì vậy khi lạm phát đã lên cao rồi thì hãy lặng lẽ kéo về, không thể nóng vội bằng những biện pháp khẩn cấp. Lạm phát như cholesterol trong máu, khi tỷ lệ này quá cao ta phải hạ từ từ xuống, nhưng thanh khoản lại là máu, không có nó thì chống cholesterol vô nghĩa. Thanh khoản mà lung lay thì vô phương cứu chữa.

Nhưng chúng ta còn những khoản tài trợ khác với cán cân thanh toán?

- Thâm hụt thương mại được bù đắp một phần bằng kiều hối. Rất may là nguồn kiều hối của Việt Nam khá lớn. Trong cán cân thanh toán quốc tế năm 2007, kiều hối khoảng 6,5 tỉ đô la, bằng vốn đầu tư gián tiếp (FII). Nguồn này tương đối ổn định, không chạy ra chạy vào kiểu đầu cơ. Gần như một nửa thâm hụt thương mại của chúng ta được tài trợ bởi kiều hối.

NHNN có kế hoạch tăng dự trữ ngoại hối ra sao?

- Chính phủ đang tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam so với các nước trong khu vực hiện đang thấp, bằng khoảng một phần ba tổng kim ngạch nhập khẩu trong khi Thái Lan, Singapore hay Malaysia tỷ lệ này là hai phần ba đến ba phần tư.

Chúng ta mở cửa thị trường tài chính, nên nhà đầu tư sẽ nhìn vào dự trữ ngoại hối. Họ cần biết nếu họ tháo chạy (bằng ngoại tệ) thì liệu quốc gia đó có đủ ngoại tệ bán cho họ hay không. Dự trữ ngoại tệ là bảo lãnh cho đầu tư, đặc biệt là cho những nhà đầu tư gián tiếp. Dự trữ ngoại tệ có thể là nguồn tài trợ thương mại quan trọng trong trường hợp khẩn cấp và đối trọng với nợ nước ngoài. NHNN vẫn tiếp tục mua vào dự trữ ngoại tệ.

Cấp hạn ngạch cho vốn nước ngoài như một số ý kiến đề xuất lên Thủ tướng có phải là cách khôn ngoan?

- Tiền gián tiếp là thế, phải để nó ra nhanh thì nó mới vào, mình không thể tỏ ra khôn ngoan hơn nhà đầu tư được. Nếu thấy không an toàn họ sẽ không vào. Chúng ta phải sống với thói quen ấy, còn chuyện nó ra nhanh là lỗi của anh, không phải tội của nhà đầu tư gián tiếp.

Tất cả những kịch bản để quản lý vốn gián tiếp đều chứng minh rất tốn kém tiền của mà hiệu quả rất thấp, không thể quản lý được. Dòng vốn này có thể đi nhiều đường, qua nhiều người, có cấp hạn ngạch ta cũng không thể quản lý được vì nó có thể đứng tên nhiều người, khai nhiều kiểu.

Trung Quốc đã thất bại với kiểu làm như thế. Vốn gián tiếp vào Việt Nam đang là bao nhiêu? Trung Quốc từ năm 2005 đến nay chỉ số chứng khoán tăng từ 1.200 lên 6.000 thì chúng ta mới tăng gấp đôi nay lại về điểm xuất phát. Đồng tiền gián tiếp vào chứng khoán của ta rất nhỏ, chưa ghê gớm và chưa cần phải hốt hoảng.

Thuế là phương tiện sàng lọc tốt hơn cả. Nó có thể sàng lọc được loại vốn nào cho vào loại nào hạn chế theo trung, dài và ngắn hạn.

Có thể có những kịch bản gì khi vốn gián tiếp đảo chiều?

- Malaysia đã đóng cửa thị trường lại khi vốn gián tiếp bị rút quá nhiều. Một số nước khác dùng những hàng rào kỹ thuật, ví dụ đưa biên độ xuống thấp cũng là một cách. Hay bán ngoại tệ theo hạn mức, không bán ồ ạt cho mọi nhu cầu.

Biện pháp nhiều nước thành công nhất là áp dụng tỷ giá hối đoái kép, mua ngoại tệ của nhà xuất khẩu với tỷ giá có lợi cho họ, ví dụ mua 16.500 đồng/đô la Mỹ trong khi tôi mua ngoại tệ bên ngoài chỉ 15.500 đồng/đô la Mỹ. NHNN có đủ số liệu để biết ngoại tệ nào từ nguồn nào. Đài Loan, Singapore hay Malaysia đã một thời làm thế. Tất nhiên có sự rò rỉ chút ít, nhưng không quan trọng. Thụy Điển khi dòng vốn đảo chiều đã tăng lãi suất lên 100% khiến nhà đầu tư không thể ra đi vì “hời” quá.

Vậy chúng ta nên chấp nhận suy thoái kinh tế một thời gian?

- Những dự báo lạc quan nhất cho rằng kinh tế Mỹ suy thoái từ nay đến tháng 9. Nếu vậy thì may cho cả Việt Nam. Nhưng nếu Mỹ suy thoái kéo dài hơn (điều này nhiều khả năng hơn) thì quả là khó khăn. Nói Việt Nam phụ thuộc kinh tế Mỹ ở đây không phải phụ thuộc có tính chất hữu hình mà là lòng tin của thị trường. Nếu chỉ có chuyện trước đây xuất khẩu 6 tỉ đô la nay còn 3 tỉ thì quá đơn giản. Không đơn giản như vậy. Khủng hoảng tài chính không phải chỉ là tổn thương thực thể mà là lòng tin của con người.

Những dự báo lạc quan nhất cho rằng kinh tế Mỹ suy thoái từ nay đến tháng 9. Nếu vậy thì may cho cả Việt Nam. Nhưng nếu Mỹ suy thoái kéo dài hơn (điều này nhiều khả năng hơn) thì quả là khó khăn. Nói Việt Nam phụ thuộc kinh tế Mỹ ở đây không phải phụ thuộc có tính chất hữu hình mà là lòng tin của thị trường. Nếu chỉ có chuyện trước đây xuất khẩu 6 tỉ đô la nay còn 3 tỉ thì quá đơn giản. Không đơn giản như vậy. Khủng hoảng tài chính không phải chỉ là tổn thương thực thể mà là lòng tin của con người.

Kinh tế của Việt Nam sẽ suy giảm là chắc chắn, chỉ còn xem sẽ đến mức độ nào. Dự đoán của tôi, GDP năm nay chỉ khoảng 5,1-5,2%. Với con số này, nhiều người có thể cho rằng đó là suy thoái nhưng so với nhiều nước vẫn là mức cao.

Xin cảm ơn ông !

Nguồn tin TBKTSG

Đọc thêm

Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ tại tọa đàm Chuyển đổi xanh trong Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024

Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ tại tọa đàm Chuyển đổi xanh trong Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024

Ngày 20/12/2024, được mời chia sẻ tại phiên tọa đàm về Chuyển đổi Xanh trong khuôn khổ Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024 ...
Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/12/2024: Giá vàng vững bước đi lên, căng thẳng địa chính trị 'thổi lửa', thị trường 'sáng cửa' tăng

Giá vàng hôm nay 27/12/2024: Giá vàng vững bước đi lên, căng thẳng địa chính trị 'thổi lửa', thị trường 'sáng cửa' tăng

Giá vàng hôm nay 27/12/2024 ghi nhận thị trường thế giới được thúc đẩy bởi căng thẳng địa chính trị.
Cục Lễ tân Nhà nước tiếp nhận bản sao Ủy nhiệm thư bổ nhiệm Đại sứ Zimbabwe tại Việt Nam

Cục Lễ tân Nhà nước tiếp nhận bản sao Ủy nhiệm thư bổ nhiệm Đại sứ Zimbabwe tại Việt Nam

Ngày 25/12, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ ...
Trung Quốc phát hiện tàn tích con đường trong thành phố cổ niên đại hơn 3.000 năm

Trung Quốc phát hiện tàn tích con đường trong thành phố cổ niên đại hơn 3.000 năm

Các nhà khảo cổ học phát hiện ra tàn tích của một con đường cổ có niên đại hơn 3.000 năm tại di tích Yin, ở tỉnh Hà Nam, miền ...
Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam-Australia đạt 20 tỷ USD trong năm 2025

Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam-Australia đạt 20 tỷ USD trong năm 2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh Việt Nam luôn coi Australia là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong chiến lược ngoại giao.
Giá vàng hôm nay 27/12/2024: Giá vàng vững bước đi lên, căng thẳng địa chính trị 'thổi lửa', thị trường 'sáng cửa' tăng

Giá vàng hôm nay 27/12/2024: Giá vàng vững bước đi lên, căng thẳng địa chính trị 'thổi lửa', thị trường 'sáng cửa' tăng

Giá vàng hôm nay 27/12/2024 ghi nhận thị trường thế giới được thúc đẩy bởi căng thẳng địa chính trị.
Thái Lan 'gật đầu' với BRICS, hy vọng là thành viên chính thức trong tương lai

Thái Lan 'gật đầu' với BRICS, hy vọng là thành viên chính thức trong tương lai

Thái Lan chấp nhận lời mời gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) với tư cách quốc gia đối tác.
Tương lai vận chuyển khí đốt phụ thuộc vào Ukraine và EU, Nga nắm trong tay ưu thế hấp dẫn

Tương lai vận chuyển khí đốt phụ thuộc vào Ukraine và EU, Nga nắm trong tay ưu thế hấp dẫn

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, nước này sẵn sàng tiếp tục xuất khẩu khí đốt sang châu Âu qua nhiều tuyến đường.
Kinh tế thế giới nổi bật: Nga nói việc cấp khí đốt cho châu Âu phụ thuộc EU và Ukraine, Nhật Bản lần đầu ‘ra tay’ với doanh nghiệp Mỹ

Kinh tế thế giới nổi bật: Nga nói việc cấp khí đốt cho châu Âu phụ thuộc EU và Ukraine, Nhật Bản lần đầu ‘ra tay’ với doanh nghiệp Mỹ

Quỹ trái phiếu toàn cầu hút vốn, Nga sẵn sàng bơm khí đốt cho châu Âu, Mỹ khởi kiện 3 ngân hàng lớn nhất nước… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Điểm danh các 'hot trend' kinh tế thế giới năm 2024

Điểm danh các 'hot trend' kinh tế thế giới năm 2024

Năm 2024, dù tăng trưởng ở nhiều quốc gia vẫn chậm lại so với mức trước năm 2020, nhưng nền kinh tế thế giới đã dần ổn định trở lại.
Mỹ gửi 1 tỷ USD cho Ukraine, Điện Kremlin nói Washington có hành vi trộm cắp, sẽ tận dụng mọi cơ hội để làm điều này

Mỹ gửi 1 tỷ USD cho Ukraine, Điện Kremlin nói Washington có hành vi trộm cắp, sẽ tận dụng mọi cơ hội để làm điều này

Điện Kremlin tuyên bố, số tiền 1 tỷ USD mà Mỹ chuyển cho Ukraine từ nguồn thu từ tài sản của Nga bị đóng băng là hành vi trộm cắp.
Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ tại tọa đàm Chuyển đổi xanh trong Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024

Chủ tịch Tập đoàn BRG chia sẻ tại tọa đàm Chuyển đổi xanh trong Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024

Ngày 20/12/2024, được mời chia sẻ tại phiên tọa đàm về Chuyển đổi Xanh trong khuôn khổ Diễn đàn Đồng Sáng tạo Kinh tế ASEAN - Nhật Bản 2024 diễn ra tại Tokyo (Nhật ...
Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.000 đồng/kg.
Để thành phố Hạ Long vươn mình trong kỷ nguyên mới

Để thành phố Hạ Long vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hội thảo 'Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc' đã diễn ra sáng 26/12.
Giá cà phê hôm nay 26/12/2024: Giá cà phê có thể điều chỉnh trong ngắn hạn, chuyên gia dự báo thế nào?

Giá cà phê hôm nay 26/12/2024: Giá cà phê có thể điều chỉnh trong ngắn hạn, chuyên gia dự báo thế nào?

Giá cà phê hôm nay 26/12/2024: Giá cà phê có thể điều chỉnh trong ngắn hạn, chuyên gia dự báo thế nào?
Giá heo hơi hôm nay 26/12: Giá lợn hơi bình quân cả nước 66.600 đồng/kg cao hơn Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia

Giá heo hơi hôm nay 26/12: Giá lợn hơi bình quân cả nước 66.600 đồng/kg cao hơn Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay biến động trái chiều tại các khu vực. Hiện tại, heo hơi trên cả nước đang được giao dịch trong khoảng 63.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 26/12: Thế giới chững; trong nước chiều nay giá xăng sẽ tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 26/12: Thế giới chững; trong nước chiều nay giá xăng sẽ tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 26/12, do giá thế giới tuần trước giảm và giá những phiên vừa qua biến động nhẹ nên nhiều khả năng giá xăng dầu trong nước cũng sẽ giảm.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12: USD thấy động lực tăng giá trong ngắn hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12: USD thấy động lực tăng giá trong ngắn hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/12 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12: Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12: Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/12, tăng nhẹ trong phiên giao dịch vừa qua bởi dự kiến ​​lộ trình cắt giảm lãi suất chậm hơn của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12: USD vững vàng, vượt mốc 108; Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12: USD vững vàng, vượt mốc 108; Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/12 ghi nhận đồng USD đã phục hồi đạt trên mốc 108, trong khi đồng EUR giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Phiên bản di động