Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng: Nét duyên của Lung Trời giữa đồng bằng

Hà Lâm
Đã không ít người thắc mắc cái tên Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng có từ đâu? Theo tiếng địa phương thì có thể diễn giải nôm na đó là “Vùng đất trũng ngập nước của ông Trời”. Hãy một lần bước chân đến nơi mệnh danh là “lá phổi xanh” của vùng ĐBSCL để tìm hiểu vì sao nơi đây lại gây quyến luyến, thương nhớ trong lòng du khách đến vậy?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cuộc nói chuyện của PV báo cùng ông Lư Xuân Hội - Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng sẽ phần nào lý giải được điều này.

Lung Ngọc Hoàng có hệ sinh thái phong phú với nhiều loài động thực vật quý hiếm
Lung Ngọc Hoàng có hệ sinh thái phong phú với nhiều loài động thực vật quý hiếm.

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, được biết đến là nơi bảo tồn đa dạng sinh học với nhiều hệ động thực vật phong phú đặc trưng vùng sông nước miền Tây Nam Bộ. Ông vui lòng giới thiệu với độc giả trong nước và quốc tế, những nét độc đáo cùng các danh lam thắng cảnh, cũng như các dịch vụ tiện ích tại đây?

Dân gian tương truyền, ngày xưa nơi đây có nhiều đàn voi (tượng) di chuyển, kiếm ăn từ nơi này sang nơi khác, những bầy voi đi làm lún đất, sụt lở, tạo thành những lung, vũng, mương, bàu, lạch. Lâu lâu Ngọc Hoàng hạ giới xuống trần du ngoạn tại đây nên dần dần lung này có tên Lung Ngọc Hoàng!

Không chỉ được mệnh danh là “lá phổi xanh” của ĐBSCL, Lung Ngọc Hoàng còn là nơi bảo tồn đa dạng sinh học độc đáo nhất cả nước hiện nay. Nơi đây có đầy đủ các hệ thực vật thuộc hệ sinh thái đất ngập nước là quần thể rất đa dạng, bao gồm các loài chiếm ưu thế như dây Choại, Lác, Sậy, Bồng bông; thực vật thuộc hệ sinh thái trên cạn gồm Trâm sắn, Ngái lông, Gáo trắng, Gừa, Đủng đỉnh, cây Mua; thực vật thuộc hệ sinh thái dưới nước như: Lục bình, bông súng, bông sen, các loại bèo… Với số loài thực vật phong phú như vậy, Lung Ngọc Hoàng sẽ là nơi nghiên cứu khoa học, bảo vệ các thảm thực vật quý, đồng thời kết hợp phát triển du lịch sinh thái, tái tạo các mảng sinh cảnh trên vùng đất ngập nước hiếm hoi còn sót lại của khu vực ĐBSCL. Không chỉ vậy, Khu bảo tồn còn có trên 200 loài thuộc các lớp Bò sát, Chim, Thú và loài Lưỡng cư; và đến hàng chục loài thú trong đó 5 loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở quy mô toàn cầu như Dơi chó, Chồn mực, Chồn cáo mèo, Rái cá, Rái móng, nổi bật nhất là Rái cá lông mũi và Rùa nắp, Rắn hổ mang nằm trong Sách đỏ thế giới; 10 loài bò sát trong đó tiêu biểu có Rắn mái gầm, Rắn cạp nong…; 135 loài chim nước trong đó có 9 loài quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam như Bạc má, Giang sen, Già đẫy, Cà cuốc, Cò ốc, Cò lạo xám, Ác là, Le khoang cổ, nhiều nhất là Vạc với mỗi bầy đến hàng ngàn con... Đặc biệt Lung Ngọc Hoàng xưa nay vẫn nổi tiếng là vựa cá, vựa rắn, vựa các loài động vật hoang dã lớn nhất khu vực ĐBSCL, còn phải kể đến Ong mật với những tổ to lớn trong rừng tràm tạo thành nét riêng rất độc đáo.

Lung Ngọc Hoàng là vùng đất ngập nước mang đầy vẻ hoang sơ, huyền bí
Lung Ngọc Hoàng là vùng đất ngập nước mang đầy vẻ hoang sơ, huyền bí.

Hiện nay vườn sưu tập thực vật đã được xây dựng hoàn thành, là nơi lưu giữ các loài thực vật đặc hữu, và là nơi trưng bày các mẫu động, thực vật quý hiếm hiện có tại Khu bảo tồn. Với điều kiện tự nhiên đặc hữu và giàu có, khu bảo tồn thiên nhiên này trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên. Trong đó, lúc 7h đến 9h sáng bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng và ngắm nhìn rất nhiều loài chim tụ tập tới đây vui đùa, nhảy nhót, hót líu lo. Sau đó, đến 16h – 18h chiều, bạn có thể đi lên tháp canh cao trên 20m để ngắm nhìn từng đàn chim đang bay trở về tổ.

Không chỉ vậy, nếu có dịp hãy đi xuồng len lỏi trong rừng tràm rợp mát, xem tận mắt những gốc tràm to lớn, xòe bộ rễ như chiếc đầm độc đáo… Du khách sẽ gặp những cánh đồng hoang vu xa tít tận phía chân trời với những bầy le le, cò trắng chập chờn tung cánh. Càng vô sâu khung cảnh càng trở nên hoang dã và thơ mộng. Và thật thú vị khi được sống “đúng chất nông dân”, được trải nghiệm cùng người dân địa phương câu cá, kéo vó, đặt lờ, lộp bắt cá…

Để phát triển bền vững thì cần song song việc khai thác với bảo tồn?

Có thể ví von Lung Ngọc Hoàng như “viên ngọc thô” đang chờ người “mài dũa”. Song, dù chú trọng thu hút đầu tư ra sao, theo hướng nào, thì điều Khu bảo tồn quan tâm là phát triển du lịch phải gắn với nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, khai thác tiềm năng môi trường sinh thái tự nhiên của rừng đặc dụng và giá trị tự nhiên, nguyên sơ, tạo môi trường trong lành, mát mẻ và hấp dẫn. Do đó, ban lãnh đạo đơn vị luôn chú trọng vào việc phát triển du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng phải phù hợp với các quy định của Luật Lâm nghiệp, Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Lâm nghiệp. Hiện nay Đề án du lịch sinh thái chưa thể triển khai thực hiện do phải rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 – 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Lung Ngọc Hoàng đang được đánh giá là một trong những khu vực độc đáo nhất của ĐBSCL, song, nơi đây vẫn cần phải tìm hướng đi khác biệt?

Đã mang tên khu bảo tồn thì cần phải được bảo vệ, tuy nhiên để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái thì không thể đơn điệu, trầm lắng. Không thể để du khách tìm đến vì tò mò và “một đi không trở lại” vì sự nhàm chán, đơn điệu. Do đó, ngay từ các khâu, đặc biệt là khâu xác định đối tượng khách hàng, chúng tôi đã quyết định phát triển sản phẩm độc đáo hướng tới thị trường khách quốc tế và khách trẻ, khách nghiên cứu khám phá, khách học sinh, sinh viên; đồng thời đẩy mạnh mục tiêu bảo tồn. Tuy có ưu điểm bền vững và độc đáo nhưng định hướng này cần thời gian lâu dài để mang lại hiệu quả cao.

Toàn cảnh rừng tràm bát ngát – Ảnh Lý Anh Lam
Toàn cảnh rừng tràm bát ngát (ảnh: Lý Anh Lam).

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã nhấn mạnh rằng Khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng là tài sản quý hiếm của tỉnh nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung. Do vậy, để phát triển đúng hướng, đúng tầm trong thời gian tới, Khu bảo tồn rất cần sự quan tâm của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, đặc biệt là trong vấn đề đầu tư mở rộng, nâng cấp đường và cầu vào Lung Ngọc Hoàng để thuận lợi cho phát triển du lịch sắp tới và phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Không chỉ vậy, vấn đề tiếp cận với nguồn vốn phi chính phủ cũng rất quan trọng để thực hiện các dự án bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen….; cũng như tổ chức các chương trình tập huấn, hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ Khu bảo tồn cũng cần thiết không kém. Đặc biệt trong giai đoạn 2023 – 2025, chúng tôi sẽ thực hiện nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, con người để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian sắp tới.

Hãy ghé thăm Lung ngọc Hoàng để thấy “Vùng đất trũng ngập nước của ông Trời” đang thay chiếc áo mới đầy sức hút như thế nào. Chắc chắn đây sẽ là điểm dừng chân ấn tượng cho những người mê du lịch, thích khám phá những nơi hoang dã và muốn bảo tồn những giá trị văn hóa nước nhà.

Xin cảm ơn ông!

Á hậu Huyền My thanh lịch cùng thời trang hàng hiệu khi dạo phố và đi du lịch

Á hậu Huyền My thanh lịch cùng thời trang hàng hiệu khi dạo phố và đi du lịch

Á hậu Huyền My thường xuyên diện những bộ cánh cả trăm triệu đồng, phối cùng phụ kiện tiền tỷ khi ra phố.

Tuần Văn hóa-Du lịch Hà Nam 2023:  Tam Chúc đón hàng chục nghìn người trong ngày khai mạc

Tuần Văn hóa-Du lịch Hà Nam 2023: Tam Chúc đón hàng chục nghìn người trong ngày khai mạc

Tuần Văn hóa-Du lịch Hà Nam năm 2023 và chương trình giao lưu biểu diễn nghệ thuật truyền thống Việt Nam-Nhật Bản kéo dài đến ...

(thực hiện)

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (4/5): Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên chiều, tối mưa to cục bộ; Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (4/5): Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên chiều, tối mưa to cục bộ; Nam Bộ có nơi trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (4/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Chính phủ mới của Serbia ra mắt, khẳng định mục tiêu chiến lược gia nhập EU

Ngày 2/5, Quốc hội Serbia đã phê chuẩn chính phủ liên minh mới của nước này do Thủ tướng đắc cử Milos Vucevic đứng đầu.
Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và Tiến trình' của G.S Bùi Xuân Bào

Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và Tiến trình' của G.S Bùi Xuân Bào

Viện Pháp tại Hà Nội sẽ tổ chức tọa đàm ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và Tiến trình' của G.S Bùi Xuân Bào.
Tài sản Nga bị phong tỏa: 'Thời cơ chín muồi' để đáp trả phương Tây, điều gì khiến Moscow 'chùn bước'?

Tài sản Nga bị phong tỏa: 'Thời cơ chín muồi' để đáp trả phương Tây, điều gì khiến Moscow 'chùn bước'?

Khả năng của Nga trong việc đáp trả phương Tây tịch thu tài sản đóng băng đã bị xói mòn do đầu tư nước ngoài ngày càng giảm.
Hướng dẫn cách đổi tên Facebook đơn giản, nhanh chóng nhất

Hướng dẫn cách đổi tên Facebook đơn giản, nhanh chóng nhất

Sau một thời gian sử dụng, bạn muốn đổi tên Facebook cá nhân nhưng chưa biết phải làm sao. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách đổi tên ...
Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Mỹ-Nhật Bản chung sức phát triển tên lửa đánh chặn vũ khí siêu thanh

Đây là lần thứ hai Nhật Bản và Mỹ quyết định cùng nhau phát triển tên lửa đánh chặn sau tên lửa SM-3 Block 2A.
Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và Tiến trình' của G.S Bùi Xuân Bào

Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và Tiến trình' của G.S Bùi Xuân Bào

Viện Pháp tại Hà Nội sẽ tổ chức tọa đàm ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và Tiến trình' của G.S Bùi Xuân Bào.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Mặc dù có một lịch sử ngắn hơn so với các quốc gia ở lục địa già, Mỹ vẫn có những nhà văn xuất sắc đã được phản ánh trong 200 năm qua.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 4]

Văn học Mỹ về chiến tranh Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam ảnh hưởng đến cả dân tộc Mỹ, khối lượng trước tác Mỹ về đề tài này rất lớn.
Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Với cảnh quan tuyệt đẹp nằm cạnh đồi thông thơ mộng cùng không gian thanh tịnh, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam là điểm đến yêu thích của du khách.
Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Từng làm việc tại Tòa Thượng thẩm Paris, là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, nhưng trọn cuộc đời luật sư Phan Nhuận cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Italy: Thành phố Rome tưng bừng lễ hội mừng ‘sinh nhật’ 2.777 tuổi

Rome là một trong những thành phố văn hóa lịch sử nổi tiếng thế giới, trở thành thủ đô của Italy vào năm 1871.
Phiên bản di động