📞

Khung cảnh hạn hán tồi tệ nhất trong 1.200 năm qua ở California

Kha Ninh 21:52 | 16/10/2022
Người dân bang California đang phải đối mặt với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử, nhiều hồ chứa nước lớn bị khô cạn, các cánh đồng khô héo, kéo theo tình trạng sa mạc hoá.

Bang California đang hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thế kỷ, khiến mực nước ở các hồ dần khô cạn. Theo hãng tin Reuters, hạn hán kéo dài đã khiến phần lớn gỗ và cây bụi của California bị khô, làm xảy ra cháy rừng nghiêm trọng nhiều năm qua ở khắp tiểu bang. Trong ảnh: Xác một chiếc thuyền bị đắm lộ ra tại vùng khô cạn của hồ nước mặn Salton. (Nguồn: Reuters)

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change cho thấy giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2021 là thời kỳ khô hạn nhất trong 1.200 năm ở miền Tây nước Mỹ. Trong ảnh: Hồ Elizabeth ở Los Angeles bị khô cạn trong mấy năm qua. (Nguồn: Reuters)

Các nhà nghiên cứu cho biết mức độ nghiêm trọng của đợt hạn hán năm ngoái là quá bất thường, và tất cả các dấu hiệu cho thấy tình trạng khí hậu khắc nghiệt sẽ còn tiếp diễn. Trong ảnh: Đàn gia súc kiếm ăn trên cánh đồng khô cằn ở Madera. (Nguồn: Reuters)

Những cột gỗ neo đậu tàu thuyền ở hồ nước mặn Salton, hồ nội địa lớn nhất California, từng bị ngập nước nay lại trơ trọi trên vùng đất khô cạn. (Nguồn: Reuters)
Ảnh chụp từ trên không cho thấy, các bến tàu cũ ở hồ Salton cách xa mép nước. Lượng nước bốc hơi đã gây ra một cuộc khủng hoảng sinh thái tại đây. Vùng đất ngập nước xưa kia nay chỉ còn mặt đất nứt nẻ. (Nguồn: Reuters)
Hồ Oroville, hồ chứa nước lớn thứ hai của bang California vốn đáp ứng 1/4 lượng nước sản xuất nông nghiệp của toàn bang này, cũng ghi nhận mực nước thấp chưa từng thấy. Trong ảnh: Các du thuyền quy tụ về một vị trí trong lòng hồ Oroville do mực nước xuống thấp. (Nguồn: Reuters)
Tình trạng thiếu nước đã và đang làm giảm sản lượng nông nghiệp của khu vực vì nông dân buộc phải bỏ ruộng và để các vườn cây ăn trái khô héo. Trong ảnh: Vườn cà chua từ một trang trại ở Los Banos, khô héo do thiếu nước. (Nguồn: Reuters)
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, ước tính có khoảng 215.000 ha đất nông nghiệp không thể trồng trọt được trong năm nay vì thiếu nước tưới. Trong ảnh: Cánh đồng hoa hướng dương gần Sacramento cũng cùng chung số phận. (Nguồn: Reuters)
Hạn hán khiến tình trạng thiếu nước càng trở nên trầm trọng. Những nông dân phải giảm diện tích trồng trọt để tiết kiệm nước tưới tiêu. (Nguồn: Reuters)
Hồ Folsom gần Sacramento cũng dần cạn kiệt. (Nguồn: Reuters)
Con đập Folsom bị bỏ hoang do lòng hồ khô cạn. (Nguồn: Reuters)
Hồ Shasta, hồ nước lớn nhất ở bang California, chỉ chứa lượng nước bằng khoảng 34% dung tích thực. (Nguồn: Reuters)
Cả vùng đất rộng lớn ở Indio, đang dần bị sa mạc hoá. (Nguồn: Reuters)
Một chiếc thuyền mắc cạn trên gò đất trong lòng hồ Hensley, Madera, California. Thuyền bè không thể hoạt động trên hồ Hensley do nhiệt độ lên cao và hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng tới các nguồn nước ở bang này. (Nguồn: Reuters)
(theo Reuters)