Côte d'Ivoire cần huy động 22 tỷ USD để đối phó với biến đổi khí hậu. (Nguồn: AFP) |
Trong hội nghị bàn tròn quốc tế diễn ra mới đây ở Abidjan, Thủ tướng Côte d'Ivoire Robert Beugré Mambé tuyên bố các nguồn lực cần thiết để huy động nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu vào năm 2030 ước tính khoảng 22 tỷ USD.
Khoản tiền này sẽ giúp Côte d'Ivoire giảm tình trạng dễ bị tổn thương và đối mặt với những thách thức mà đất nước đang gặp phải, cụ thể là lũ lụt, hạn hán, xói mòn bờ biển và nạn phá rừng.
Ông Beugré Mambé yêu cầu sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế là các tổ chức tài chính, nhà tài trợ và nhà đầu tư tư nhân để tăng cường nỗ lực của chính phủ và đạt được các mục tiêu về khí hậu đặt ra cho năm 2030.
Cam kết của Côte d'Ivoire đối với khí hậu đã được tăng cường thông qua các chiến lược cụ thể và nhiều sáng kiến khác nhau, đặc biệt là Chương trình Di sản Abidjan, được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước Đa dạng sinh học (COP 15) năm 2022, nhằm chống sa mạc hóa và hạn hán thông qua tăng cường hợp tác để quản lý đất đai bền vững và tăng cường khả năng phục hồi khí hậu.
Năm 2015, Côte d'Ivoire cam kết giảm đáng kể 34% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030. Côte d'Ivoire đã nhận được 35 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 6 vừa qua vì đã thành công trong việc giảm 7 triệu tấn lượng khí thải carbon.
Lượng khí thải CO2 năm 2022 là 14.492 megaton, đưa Côte d'Ivoire trở thành quốc gia đứng thứ 89 trong bảng xếp hạng 184 quốc gia tính theo lượng khí thải CO2, trong đó các quốc gia được xếp hạng từ ít nhất đến nhiều nhất.
Theo ông Beugré Mambé, Côte d'Ivoire có thể thiệt hại từ 2,7 - 5,5 tỷ USD tài sản và ghi nhận ít nhất 1 triệu người sống dưới mức nghèo nếu không có biện pháp nào được thực hiện.
WB cho rằng khoản đầu tư cần thiết mỗi năm ở Côte d'Ivoire để đạt được các mục tiêu về khí hậu vào năm 2050 ở mức gần 0,4% GDP.
Theo ước tính của WB năm 2023, GDP của Côte d'Ivoire ước đạt gần 80 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân 6,5% trong giai đoạn 2024-2026.
| Việt Nam phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu tại khóa họp 56 Hội đồng Nhân quyền Bảo đảm sinh kế bền vững, đặc biệt cho nhóm dễ bị tổn thương chịu tác động của biến đổi khí hậu, là ưu tiên ... |
| Khu vực Caribe 'oằn mình' chống chịu siêu bão Beryl, cảnh báo khẩn về tình trạng biến đổi khí hậu Beryl trở thành cơn bão đầu tiên của mùa bão Đại Tây Dương năm 2024 và nhanh chóng mạnh lên thành cấp 4, gây thiệt ... |
| So găng mức độ tàn phá của 18 cơn bão dữ dội nhất lịch sử nước Mỹ Mới đây, Beryl, cơn bão thứ 2 trong mùa bão Đại Tây Dương đã gợi nhớ lại lịch sử các cơn bão kinh hoàng đổ ... |
| Khung cảnh như ‘ngày tận thế’ sau khi siêu bão Beryl càn quét qua vùng Caribe Ở Đại Tây Dương, Beryl là cơn bão cấp 5 hình thành sớm nhất được ghi nhận trong lịch sử, làm dấy lên lo ngại ... |
| Cháy rừng nghiêm trọng ở California, Mỹ Trong khi khu vực Nam Mỹ oằn mình chống chọi với siêu bão Beryl thì Mỹ lại phải đối mặt với đám cháy rừng dữ ... |