Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Tổng thống khẳng định không sai, bị đảng cầm quyền 'lạnh nhạt'

Bảo Minh
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã lần đầu tiên lên tiếng sau khi ông ban bố rồi dỡ bỏ thiết quân luật trong đêm 3/12 và rạng sáng 4/12.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khủng hoảng chính trị Hàn Quốc: Tổng thống khẳng định không sai, bị đảng cầm quyền 'từ mặt'
Người dân theo dõi tin tức về tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tại Ga Seoul, ngày 4/12. (Nguồn: Korea Times)

Ngày 4/12, báo The Korea Times cho biết, những phát biểu của Tổng thống Yoon Suk Yeol, được đưa ra trong cuộc họp với các nhân vật chính trị chủ chốt, bao gồm Thủ tướng Han Duck Soo và Chủ tịch đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền Han Dong Hoon.

Tin liên quan
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cho biết, việc ban bố thiết quân luật tuân thủ các thủ tục hiến pháp, pháp lý và "không có hành vi sai trái" nào, đồng thời nhấn mạnh, động thái này chỉ nhằm mục đích ngăn chặn những gì ông mô tả là "hành động luận tội liều lĩnh" của đảng Dân chủ Hàn Quốc (DP) đối lập chính.

Khi được các phóng viên hỏi liệu thiết quân luật có phải là lời cảnh báo đối với DP hay không, nhà lãnh đạo đã nói rằng: "Thiết quân luật không thể chỉ được sử dụng như một lời cảnh báo".

Trong khi đó, theo hãng tin Yonhap cùng ngày, phát biểu với phóng viên sau cuộc gặp ở Văn phòng Tổng thống, Chủ tịch đảng PPP Han Dong-hoon cho biết, ông đã chuyển yêu cầu kêu gọi Tổng thống Yoon Suk Yeol ra khỏi đảng vì ảnh hưởng từ lệnh thiết quân luật.

Theo truyền thông Hàn Quốc, trong cuộc họp, các nghị sĩ PPP đã nhất trí về việc nội các từ chức cũng như sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun, người được xem là có trách nhiệm chính trong đề xuất áp đặt thiết quân luật. Tuy nhiên, các nhà lập pháp vẫn chia rẽ về việc Tổng thống Yoon Suk Yeol rời khỏi đảng.

Trước đó, trong cuộc họp do Thủ tướng Han Duck-soo triệu tập sáng 4/12, hầu hết các thành viên nội các, bao gồm Bộ trưởng Tài chính Choi Sang-mok và Bộ trưởng Giáo dục Lee Ju-ho, đều bày tỏ ý định từ chức để chịu trách nhiệm về tuyên bố của tổng thống và việc dỡ bỏ thiết quân luật sau đó.

Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun đã tuyên bố từ chức từ trước đó trong khi các trợ lý cấp cao tại Văn phòng tổng thống, bao gồm cả Chánh Văn phòng, đã đệ đơn từ chức.

Đêm 3/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã ban bố lệnh thiết quân luật vào khoảng 22h30. Sau khi có nghị quyết yêu cầu bãi bỏ của Quốc hội, rạng sáng 4/12, Tổng thống Yoon đã tuyên bố dỡ bỏ thiết quân luật. Vụ việc đã khiến ông đối mặt với nguy cơ luận tội do phe đối lập đề nghị.

Theo The Korea Times, động thái luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol liên quan lệnh thiết quân luật, được 190 nhà lập pháp của đảng đối lập và một nhà lập pháp độc lập đệ trình, sẽ được báo cáo lên phiên họp toàn thể của Quốc hội vào ngày 5/12, một thủ tục tạo tiền đề cho cuộc bỏ phiếu toàn thể ngay trong tuần này.

Theo luật, một động thái phải được đưa ra bỏ phiếu trong 24-72h sau thủ tục báo cáo. Việc bỏ phiếu cho động thái có thể được tiến hành sớm nhất là 12h49 sáng thứ Sáu.

Để thông qua động thái này, cần có 2/3 trong tổng số 300 số phiếu trong Quốc hội tán thành. Số lượng các nhà lập pháp đối lập, bao gồm Chủ tịch Quốc hội Woo Won-sik và Dân biểu độc lập Kim Jong-min, là 192, trong khi số lượng các nhà lập pháp từ đảng PPP cầm quyền là 108.

Để thông qua động thái này, cần có sự ủng hộ của tám nhà lập pháp của PPP, tuy nhiên, đảng cầm quyền đã đưa ra quyết định chống lại động thái luận tội.

Tin thế giới 4/12: Ông Trump nhúng tay, Ukraine có nhượng lãnh thổ để ngừng bắn? NATO phát cảnh báo Triều Tiên giữa lúc Hàn Quốc như 'vạc dầu sôi'

Tin thế giới 4/12: Ông Trump nhúng tay, Ukraine có nhượng lãnh thổ để ngừng bắn? NATO phát cảnh báo Triều Tiên giữa lúc Hàn Quốc như 'vạc dầu sôi'

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Dư luận quốc tế trước những diễn biến nhanh chóng ở Hàn Quốc: Nga nói đáng lo ngại, Nhật Bản sốc, Mỹ 'nhẹ nhõm' khi tình hình đỡ căng

Dư luận quốc tế trước những diễn biến nhanh chóng ở Hàn Quốc: Nga nói đáng lo ngại, Nhật Bản sốc, Mỹ 'nhẹ nhõm' khi tình hình đỡ căng

Hàn Quốc ban bố thiết quân luật, phong tỏa Quốc hội rồi gỡ bỏ lệnh trên chỉ trong khoảng 6-7 giờ đồng hồ từ đêm ...

Chính trường Hàn Quốc: Hàng loạt cố vấn từ nhiệm, phe đối lập dọa luận tội Tổng thống nếu không từ chức, Mỹ khẩn cấp hoãn hai hoạt động chung

Chính trường Hàn Quốc: Hàng loạt cố vấn từ nhiệm, phe đối lập dọa luận tội Tổng thống nếu không từ chức, Mỹ khẩn cấp hoãn hai hoạt động chung

Rạng sáng 4/12, dù Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã dỡ bỏ lệnh thiết quân luật mà ông ban bố trước đó chỉ ...

Tăng rủi ro sau lệnh thiết quân luật 'gây sốc', nền kinh tế Hàn Quốc thêm bế tắc trước ’gió mạnh' từ Mỹ và Trung Quốc

Tăng rủi ro sau lệnh thiết quân luật 'gây sốc', nền kinh tế Hàn Quốc thêm bế tắc trước ’gió mạnh' từ Mỹ và Trung Quốc

Ước tính 4.000 người tức giận đổ ra đường bất chấp thời tiết lạnh giá, bao quanh tòa quốc hội ở Quận Yeouido, Seoul, khiến ...

Hàn Quốc: Đình công toàn quốc vô thời hạn, phe đối lập thông qua dự luật luận tội Tổng thống, Mỹ cảnh báo khẩn, ai đứng sau lệnh thiết quân luật?

Hàn Quốc: Đình công toàn quốc vô thời hạn, phe đối lập thông qua dự luật luận tội Tổng thống, Mỹ cảnh báo khẩn, ai đứng sau lệnh thiết quân luật?

Tình hình căng thẳng ở chính trường Hàn Quốc vẫn tiếp tục có chiều hướng gia tăng khi phe đối lập quyết định tiến hành ...

Bài viết cùng chủ đề

Bán đảo Triều Tiên

Đọc thêm

Dân số Trung Quốc tiếp tục xu hướng giảm

Dân số Trung Quốc tiếp tục xu hướng giảm

Dân số Trung Quốc đã giảm năm thứ ba liên tiếp vào năm 2024, các chuyên gia cũng cảnh báo xu hướng này sẽ gia tăng trong những năm tới.
33 nhà lãnh đạo thế giới thăm Kazakhstan trong năm 2024

33 nhà lãnh đạo thế giới thăm Kazakhstan trong năm 2024

Kazakhstan đã đón tiếp 33 nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ, 4 nhà lãnh đạo, đại diện cấp cao của các tổ chức quốc tế lớn và ...
Kỳ họp mở màn đưa 'tàu' ASEAN 2025 'lăn bánh', hướng tới tương lai bao trùm và bền vững

Kỳ họp mở màn đưa 'tàu' ASEAN 2025 'lăn bánh', hướng tới tương lai bao trùm và bền vững

ASEAN 2025 có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của Cộng đồng cũng như sự tham gia của Việt Nam trong ASEAN.
Niềm hân hoan của hàng nghìn người trên khắp Dải Gaza sau thoả thuận ngừng bắn

Niềm hân hoan của hàng nghìn người trên khắp Dải Gaza sau thoả thuận ngừng bắn

Người dân Palestine đã đổ ra đường phố ở Gaza, nhảy múa để ăn mừng thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel – Hamas sau 15 tháng xung đột.
Tin thế giới 17/1: Nga cam kết đảm bảo an ninh cho Belarus, Tổng thống Iran thăm Nga, Trung Quốc trấn an thế giới về siêu tàu đổ bộ

Tin thế giới 17/1: Nga cam kết đảm bảo an ninh cho Belarus, Tổng thống Iran thăm Nga, Trung Quốc trấn an thế giới về siêu tàu đổ bộ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 22: Brentford vs Liverpool, Arsenal vs Aston Villa, MU vs Brighton

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 22: Brentford vs Liverpool, Arsenal vs Aston Villa, MU vs Brighton

Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mùa giải 2024/2025: Lịch thi đấu vòng 22 Ngoại hạng Anh mùa giải 2024/2025, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Viễn cảnh bán đảo Triều Tiên khi ông Trump trở lại

Viễn cảnh bán đảo Triều Tiên khi ông Trump trở lại

Việc ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ lần hai dự báo sẽ mang đến những thay đổi lớn cho tình thế bế tắc ở bán đảo Triều Tiên.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người bạn lớn được nhân dân Trung Quốc vô cùng kính trọng và cũng là người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
Tạp chí Czech & Slovak LEADER: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Czech

Tạp chí Czech & Slovak LEADER: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Czech

Tạp chí Czech & Slovak LEADER trang trọng đăng bài viết về chuyến thăm Cộng hòa Czech của Thủ tướng Phạm Minh Chính trên trang nhất ấn phẩm đặc biệt
Lý giải nguyên nhân khiến Israel gật đầu với thỏa thuận ngừng bắn: E ngại 'bùng kèo' và tâm lý không thể trì hoãn

Lý giải nguyên nhân khiến Israel gật đầu với thỏa thuận ngừng bắn: E ngại 'bùng kèo' và tâm lý không thể trì hoãn

Lời hứa đưa con tin trở về nhà của Israel buộc nước này phải hành động trước khi quá muộn.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm đà về cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình

Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm đà về cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình

Nhiều nội dung trao đổi giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình với Tổng Bí thư Tô Lâm trong điện đàm được truyền thông Trung Quốc đưa tin
Thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza: Nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, công lớn thuộc về ai?

Thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza: Nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, công lớn thuộc về ai?

Thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza vừa đạt được mang đến hy vọng tươi sáng hơn cho không chỉ xung đột Israel-Hamas mà cả Trung Đông.
'Nước cờ' Greenland của Tổng thống đắc cử Mỹ soi chiếu cuộc cạnh tranh địa chính trị tại Bắc Cực

'Nước cờ' Greenland của Tổng thống đắc cử Mỹ soi chiếu cuộc cạnh tranh địa chính trị tại Bắc Cực

Khi biến đổi khí hậu làm tan băng ở Bắc Cực, mở ra các tuyến đường vận tải mới và cơ hội khai thác tài nguyên, giá trị địa chính trị của Greenland đã tăng ...
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Phiên bản di động