Nhỏ Bình thường Lớn

Khủng hoảng dầu mỏ kịch tính nhất thế kỷ XX từng diễn ra sau xung đột Trung Đông, giờ đây kịch bản có lặp lại?

Mỗi khi Trung Đông xảy ra xung đột là lúc thị trường năng lượng được dự báo sẽ có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp khi nhiều quốc gia là nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Xung đột Trung Đông leo thang, thế giới sắp chứng kiến một cuộc khủng hoảng năng lượng kịch tính?
Xung đột Trung Đông nếu tiếp tục leo thang căng thẳng được dự báo có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường năng lượng thế giới. (Nguồn: MarketWatch)

Các cuộc tấn công của lực lượng Hamas tại Israel vào cuối tuần qua đẩy toàn bộ khu vực vào một kỷ nguyên mới vô cùng bất ổn, cả về chính trị.

Các nhà phân tích thị trường năng lượng đang theo dõi sát sao diễn biến của cuộc xung đột có thể ảnh hưởng đến giá dầu toàn cầu, vốn đã đi theo quỹ đạo kịch tính kể từ năm 2020 do đại dịch Covid-19 và cuộc chiến ở Ukraine.

Ngay thời điểm cuộc tấn công xảy ra, giá dầu thô tăng gần 5%, lên 89 USD/thùng vào hôm 9/10. Sự không chắc chắn xung quanh các nguồn cung tiềm năng đã gây ra sự tăng đột biến, nhưng giá sau đó dần ổn định trở lại.

Gita Gopinath, quan chức cấp cao của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nói với Bloomberg: “Nếu cuộc xung đột lan rộng và khiến giá dầu tăng cao, điều này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng bày tỏ lo ngại khả năng cuộc xung đột sẽ phát triển và lan rộng.

Ngược dòng lịch sử

Nhìn lại lịch sử, cuộc khủng hoảng dầu mỏ kịch tính nhất thế kỷ XX cũng từng diễn ra sau khi xung đột ở Trung Đông bùng phát. Cuộc chiến Yom Kippur năm 1973 khi đó chứng kiến một số quốc gia Arab tấn công Israel. Các nhà sản xuất dầu lớn nhất khu vực, dẫn đầu là Saudi Arabia, đã áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với các quốc gia ủng hộ Israel, như Mỹ, Anh, Canada, Nhật Bản và Hà Lan, dẫn đến một cuộc khủng hoảng dầu mỏ lan rộng trên toàn cầu, khiến giá dầu tăng hơn 300%.

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lớn thứ hai diễn ra vào năm 1979 sau cuộc Cách mạng Hồi giáo ở Iran. Sự sụt giảm sản lượng dầu sau đó diễn ra ở nước này. Cuộc khủng hoảng này đã chứng kiến nguồn cung dầu toàn cầu giảm khoảng 4%, với giá một thùng dầu thô tăng hơn gấp đôi.

Tính đến nay, có rất ít dấu hiệu cho thấy những gì đã xảy ra ở Israel sẽ gây ra những cuộc khủng hoảng tương tự. Giá hiện nay thấp hơn nhiều so với con số 97 USD/thùng được ghi nhận hồi cuối tháng 9. Thời điểm đó, những gợi ý cho rằng giá sẽ sớm vượt ngưỡng 100 USD/thùng giờ đây có vẻ sai lầm.

Khủng hoảng dầu mỏ kịch tính nhất thế kỷ XX từng diễn ra sau xung đột Trung Đông, giờ đây kịch bản có lặp lại?
Cuộc khủng hoảng giá dầu toàn cầu từng lan rộng vào năm 1973, sau khi cuộc xung đột ở khu vực ở Trung Đông bùng phát. (Nguồn: AP)

“Cả dầu ngọt nhẹ WTI và dầu Brent đều giảm vào phiên ngày 10/10 do những lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung đột ngột và bất ngờ đã bị gạt sang một bên”, Tamas Varga, chuyên gia phân tích của công ty giao dịch dầu mỏ PVM Oil Associates, nói với Reuters hôm 11/10.

Hiện nay, cả dầu thô Brent và WTI là hai loại dầu được giao dịch nhiều nhất trên thế giới. Giá dầu thô Brent là tiêu chuẩn cho dầu thô ở châu Phi, châu Âu và Trung Đông trong khi giá của WTI là tiêu chuẩn cho Bắc Mỹ.

Carole Nakhle, Giám đốc điều hành của Công ty tư vấn năng lượng Crystol Energy nói với DW: “Áp lực tăng giá phần lớn là do ‘lo ngại’ về sự gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng. Cho đến nay, chưa có kịch bản nào như vậy xảy ra”.

Tuy nhiên, thị trường vẫn còn lo lắng vì nguy cơ xung đột trở nên tồi tệ và lan rộng. Magid Shenouda, Phó giám đốc điều hành của công ty kinh doanh hàng hóa Thụy Sỹ Mercuria nhận định giá có thể vượt mức 100 USD/thùng nếu tình hình tiếp tục leo thang căng thẳng.

Vai trò chiến lược của Israel

Mặc dù Israel không phải là nhà sản xuất dầu lớn như các quốc gia Arab nhưng nước này đóng vai trò quan trọng trong ngành khí đốt toàn cầu. Sau các cuộc tấn công của Hamas, nước này đã đóng cửa mỏ khí đốt tự nhiên Tamar, cách bờ biển phía Nam khoảng 25 km.

Israel xuất khẩu một lượng lớn khí đốt sang các nước láng giềng là Ai Cập và Jordan. Việc đóng cửa đã dẫn đến lo ngại rằng thị trường khí đốt toàn cầu sẽ trở nên căng thẳng hơn so với thời gian gần đây.

Khủng hoảng dầu mỏ kịch tính nhất thế kỷ XX từng diễn ra sau xung đột Trung Đông, giờ đây kịch bản có lặp lại?
Dù không phải là nhà sản xuất dầu lớn như các quốc gia Arab nhưng Israel lại đóng vai trò quan trọng trong ngành khí đốt toàn cầu. (Nguồn: Getty)

Ai Cập sử dụng khí đốt của Israel cho một số hoạt động xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và việc đóng cửa ở Tamar có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu LNG của Ai Cập sang châu Âu và các nơi khác.

Tuy nhiên, mỏ khí đốt lớn nhất Israel Leviathan vẫn tiếp tục hoạt động bình thường. Sự không chắc chắn nằm ở việc mỏ Tamar sẽ ngừng hoạt động trong bao lâu. Các chuyên gia cho biết việc đóng cửa kéo dài sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khối lượng xuất khẩu của Israel sang Ai Cập và Jordan, gây tác động dây chuyền đến thị trường LNG toàn cầu do Ai Cập đóng vai trò là nhà xuất khẩu LNG và tiềm năng nhập khẩu từ nơi khác sang Jordan.

Nhân tố Iran

Cuộc khủng hoảng ở Israel xảy ra vào đúng thời điểm thị trường năng lượng toàn cầu vốn đã căng thẳng, do tình trạng bất ổn bởi cuộc xung đột ở Ukraine, hậu quả của đại dịch cùng nhiều yếu tố khác.

Giá dầu đã giảm từ mức đỉnh 115 USD/thùng ghi nhận vào tháng 6/022, bất chấp việc cắt giảm sản lượng từ Saudi Arabia và các đồng minh của nước này trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Ngày 4/10, vài ngày trước cuộc tấn công ở Israel, OPEC xác nhận họ sẽ duy trì việc cắt giảm sản lượng cho đến cuối năm 2023. Việc cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia, các thành viên OPEC khác và Nga có nghĩa là thế giới sẽ có công suất dự phòng đáng kể trong trường hợp nguồn cung dầu bất ngờ bị cắt giảm. Tuy nhiên, vẫn chưa chắc chắn về khả năng Riyadh có thể phản ứng trước những căng thẳng gần đây với Mỹ.

Tin liên quan
Bất chấp Bất chấp 'gọng kìm' cấm vận từ Mỹ, Iran vẫn 'sống tốt' nhờ xuất khẩu dầu?

Và lúc này, vai trò của nhân tố Iran được các bên theo dõi chặt chẽ. Dù bị áp đặt lệnh trừng phạt nhưng thời gian gần đây dầu Iran vẫn ào ạt chảy sang Trung Quốc và nhiều nơi khác giúp “xoa dịu” thị trường dầu mỏ sau các hạn chế đối với dầu của Nga.

Tuy nhiên, nếu quốc gia Hồi giáo này tích cực tham gia vào cuộc xung đột với Israel, áp lực sẽ đè nặng lên Mỹ và các nước khác khi phải tăng cường thực thi các biện pháp trừng phạt đối với dầu mỏ của Iran.

Cũng có suy đoán rằng các quốc gia giàu khí đốt như Qatar có thể ngừng xuất khẩu để phản đối hành động quân sự của Israel.

“Thông tin về Qatar vẫn chỉ là tin đồn. Tất nhiên, xuất khẩu khí đốt tự nhiên sẽ mang lại cho một quốc gia như Qatar đòn bẩy chính trị đáng kể nhưng tiểu vương quốc nhỏ này cũng biết rằng việc cố tình cắt giảm nguồn cung có thể gây tổn hại như thế nào đến danh tiếng như một nhà cung cấp đáng tin cậy, điều mà Qatar luôn nỗ lực bảo vệ”, chuyên gia Carole Nakhle bình luận.

Giới phân tích cho rằng, dù hiện tại cuộc khủng hoảng chưa lan sang thị trường năng lượng toàn cầu, nhưng nguy cơ leo thang đã khiến thị trường phải cảnh giác.

Giá dầu thế giới sẽ tăng vọt vì... dầu Nga?

Giá dầu thế giới sẽ tăng vọt vì... dầu Nga?

Ông Mamdouh Salameh, chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng thế giới nhận định, giá dầu Brent trong quý I/2023 có thể vượt trên 100 ...

Châu Âu: Giá dầu đang trở lại đỉnh cao, các đại gia dầu mỏ có lý do 'ngoảnh mặt làm ngơ' với cam kết khí hậu

Châu Âu: Giá dầu đang trở lại đỉnh cao, các đại gia dầu mỏ có lý do 'ngoảnh mặt làm ngơ' với cam kết khí hậu

Khủng hoảng năng lượng và hậu quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến giá dầu mỏ và khí đốt bùng nổ. Chỉ riêng năm ...

OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu: 'Đòn đau' với các quốc gia tiêu thụ và một ‘canh bạc’ phải trả giá cao?

OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu: 'Đòn đau' với các quốc gia tiêu thụ và một ‘canh bạc’ phải trả giá cao?

Quyết định của liên minh các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC+) nhằm cắt mạnh sản lượng và tăng giá dầu thô đã giáng "đòn ...

'Bỏ quên' lệnh cấm vận và giá trần, Nga dự đoán sẽ 'rinh' doanh thu khủng từ dầu khí

'Bỏ quên' lệnh cấm vận và giá trần, Nga dự đoán sẽ 'rinh' doanh thu khủng từ dầu khí

Bộ Tài chính Nga ước tính, doanh thu từ dầu khí sẽ chạm mốc 1 nghìn tỷ Ruble (11 tỷ USD) trong 5 tháng cuối ...

Giá xăng dầu hôm nay 9/10: Xung đột Israel-Palestine kéo giá dầu tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 9/10: Xung đột Israel-Palestine kéo giá dầu tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 9/10, thế giới đã tăng mạnh sau khi xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas của Palestine bùng lên ...

(theo DW)

Tin cũ hơn

Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin? Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin?
AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử
Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc Không chỉ siêu đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, Nga đang 'ấp ủ' dự án khác với Trung Quốc
Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây