Khủng hoảng năng lượng đang tác động mạnh đến kinh tế châu Âu. (Nguồn: DW) |
Giá năng lượng - được xác định bởi giá dầu thô, khí đốt tự nhiên và than đá - bắt đầu tăng vọt vào năm ngoái khi các biện pháp hạn chế vì Covid-19 được dỡ bỏ, sau đó là chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC)
Do tác động tiêu cực của việc tăng giá năng lượng đối với mức sống và sức mua, có thể dự đoán được rằng, các cuộc biểu tình sẽ xảy ra.
Trong thư mời dự hội nghị gửi các nhà lãnh đạo châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel bày tỏ hy vọng hội nghị sẽ giải quyết các can thiệp thị trường ngắn hạn và dài hạn khác, chẳng hạn như một khuôn khổ của EU để giới hạn giá khí đốt cho sản xuất điện.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu nhấn mạnh, triển vọng kinh tế của châu Âu sẽ phụ thuộc phần lớn vào cách mà châu lục này quản lý cuộc khủng hoảng năng lượng.
Theo ông Charles Michel, các nhà lãnh đạo 27 quốc gia EU nên tập trung vào việc điều phối các phản ứng chính sách kinh tế một cách hiệu quả, bao gồm cả sự hỗ trợ của các giải pháp chung của châu Âu.