Nhỏ Bình thường Lớn

Khủng hoảng năng lượng: Mỹ có thứ châu Âu cần - nhưng chưa đủ

Khi châu Âu “từ mặt” nguồn năng lượng của Nga, nhu cầu về khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của châu lục này đã tăng lên mức chưa từng có.
Khủng hoảng năng lượng: Mỹ có thứ châu Âu cần - nhưng chưa đủ
Nhu cầu năng lượng của châu Âu tăng vọt châu lục này tìm cách phá bỏ sự phụ thuộc vào khí đốt Nga. Trong ảnh: Cơ sở khí hóa lỏng Sabine Pass, bang Louisiana, Mỹ. (Nguồn: AP)

Mỹ hiện là quốc gia xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, tuy nhiên các giới hạn về chính trị, kinh tế và kỹ thuật đã ngăn cản nước này trở thành “vị cứu tinh” toàn diện của Liên minh châu Âu (EU).

Khủng hoảng năng lượng cận kề

Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt đã ảnh hưởng đến châu Âu kể từ khi châu lục này tìm cách phá bỏ sự phụ thuộc vào khí đốt Nga.

Giá đã tăng 25% trong tuần trước khi Nga thông báo đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) đến Đức sẽ chỉ cung cấp 20% công suất bình thường.

Tháng 5/2022, Moscow đã đáp trả các lệnh trừng phạt của châu Âu bằng cách ngăn chặn hoàn toàn các dòng khí đốt đến châu Âu thông qua đường ống Yamal.

Các quốc gia châu Âu đang nỗ lực tích trữ khí đốt khi mùa Đông đến gần. Châu lục này phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên để phục vụ sưởi ấm cho các hộ gia đình, sản xuất điện và đảm bảo hoạt động của các ngành công nghiệp.

Nhiều người lo ngại, khủng hoảng năng lượng có thể dẫn đến suy thoái kinh tế.

Hiện tại, EU đang ban hành một số sáng kiến ​​để giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp giảm áp lực bởi hóa đơn tiền điện.

"Siêu anh hùng" giải cứu châu Âu...

Theo Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA), Mỹ đã củng cố vị trí là nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới trong nửa đầu năm 2022.

Tin liên quan
Nỗ lực Nỗ lực 'giải vây' khí đốt Nga, EU vẫn cận kề vùng nguy hiểm

Xuất khẩu LNG trung bình hàng ngày của nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng 12% trong 6 tháng năm 2022, lên 11,2 tỷ Feet khối mỗi ngày. Anh và EU đã nhận được 71% lượng hàng xuất khẩu đó. Ở chiều ngược lại, châu Á đang phải trả một khoản tiền lớn cho LNG.

Các quốc gia nghèo hơn như Brazil hoặc Bangladesh không thể cạnh tranh với châu Âu ở mức giá hiện tại.

Một số nhà xuất khẩu thậm chí đã phá vỡ hợp đồng với các quốc gia nghèo hơn để chuyển hướng nhiên liệu sang châu Âu, thu về khoản lợi nhuận cao hơn, bất chấp các hình phạt. Ví dụ, Bỉ đã chứng kiến ​​nhập khẩu LNG của Mỹ tăng khoảng 650%, trong khi xuất khẩu từ Mỹ sang Pakistan giảm 72%.

Eugene Kim, Giám đốc nghiên cứu tại bộ phận nghiên cứu khí đốt châu Mỹ của Wood Mackenzie nhận định, Mỹ đã nổi lên như một trong những nhà cung cấp LNG an toàn nhất.

Giám đốc Eugene Kim nhấn mạnh: "Trong tương lai, Qatar và Bắc Mỹ là khu vực tăng trưởng duy nhất về nguồn cung LNG".

Tuy nhiên, vấn đề năng lực ở cả hai bờ Đại Tây Dương đang hạn chế khả năng đóng vai "siêu anh hùng" của Mỹ.

Tháng 3/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ xuất khẩu nhiều LNG hơn sang châu Âu và quốc gia này đang "mạnh tay" tăng công suất khai thác. Bên cạnh đó, châu Âu phụ thuộc vào các đường ống dẫn khí đốt từ Nga. Phần lớn các quốc gia trong khối này thiếu cơ sở hạ tầng để nhận đầy đủ LNG, ngay cả khi Mỹ có thể xuất khẩu nhiều hơn.

Trong ngắn hạn, xuất khẩu LNG của Mỹ dự kiến ​​sẽ giảm đáng kể do vụ nổ hồi tháng 6/2022 tại cơ sở Freeport - một trong những nhà máy sản xuất LNG lớn nhất của Mỹ ở Texas.

Ông Eugene Kim cho hay: “Trước khi xảy ra vụ nổ ở Freeport, sản xuất LNG của Mỹ đã gần đạt công suất tối đa. Giả sử mọi thứ được tăng cường hoàn toàn vào năm 2023, Mỹ vẫn đạt mức xuất khẩu LNG tối đa 11,2 tỷ Feet khối mỗi ngày. Hiện tại, không có dự án mới nào có thể làm tăng lượng xuất khẩu LNG của Mỹ".

Năng lực xuất khẩu LNG của nền kinh tế lớn nhất thế giới bị ràng buộc bởi các hợp đồng dài hạn với các quốc gia ngoài châu Âu và cơ sở hạ tầng. Nhưng ngay cả khi những ràng buộc này được gỡ bỏ, Mỹ vẫn không đủ năng lực để cung cấp nhiên liệu cho châu Âu.

Ngoài những hạn chế về năng lực, các nhóm doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ cũng đang phải chịu giá cao hơn do xuất khẩu LNG của nước này tăng mạnh.

... nhưng vẫn chưa đủ

Bất chấp sự gia tăng LNG, EU vẫn thấy mình ở một vị trí bấp bênh khi bước vào mùa Đông, do Nga tiếp tục đe dọa cắt nguồn cung cấp khí đốt.

Mới đây, EU kêu gọi các nước thành viên cắt giảm sử dụng khí đốt 15%.

Trước đó, tháng 3/2022, Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã thông báo tại Brussels rằng, Mỹ và EC sẽ thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung để giúp EU thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt Nga.

Lượng đặc nhiệm sẽ làm việc nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho Ukraine và EU để chuẩn bị cho mùa Đông tới và những mùa Đông tiếp theo. Đồng thời, lực lượng đặc nhiệm này cũng hỗ trợ mục tiêu của EU là chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga.

Tin liên quan
Hai năm thực thi EVFTA: Việt Nam và châu Âu cùng thắng! Hai năm thực thi EVFTA: Việt Nam và châu Âu cùng thắng!

Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định, sự dịch chuyển xuất khẩu LNG của Mỹ sẽ không kéo dài bởi giá châu Á và Nam Mỹ đang tăng lên để đáp ứng nhu cầu tăng giá của các nhà xuất khẩu.

Henning Gloystein, Giám đốc năng lượng và khí hậu tại Eurasia Group nhận định: "Thực tế thực sự tàn khốc và khắc nghiệt là châu Âu đang định giá phần lớn thị trường LNG. Về lâu dài, điều này không bền vững và có thể gây ra tình trạng thiếu hụt năng lượng ở Nam Á".

LNG ảnh hưởng tới mục tiêu khí hậu

Việc mở rộng năng lực khai thác LNG của Mỹ cũng vấp phải sự phản đối từ các nhà hoạt động khí hậu trong nước và quốc tế.

Các nhóm khí hậu tại Mỹ cho rằng, việc mở rộng cơ sở hạ tầng LNG cần thiết để tăng xuất khẩu sẽ đồng nghĩa với việc đổi mới các mục tiêu hiện tại để giảm phát thải nhiên liệu hóa thạch.

Schneider, một thành viên thuộc chiến dịch vì môi trường Texas cho biết: “Mối quan ngại lớn là các công ty xuất khẩu LNG đang sử dụng cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu như một cái cớ để cố gắng thúc đẩy xuất khẩu".

Các nhà hoạt động khí hậu chỉ ra rằng, LNG chiếm một phần ba lượng khí thải carbon của Mỹ, bao gồm gần một nửa lượng khí thải metan.

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã thông báo, metan là một loại khí nhà kính đặc biệt mạnh, là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng khí hậu. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ rõ, quá trình khai thác và hóa lỏng khí tự nhiên có thể cực kỳ nguy hiểm và gây ô nhiễm.

Cách nào 'pháo đài' kinh tế Nga đang phá vỡ vòng vây trừng phạt từ phương Tây?

Cách nào 'pháo đài' kinh tế Nga đang phá vỡ vòng vây trừng phạt từ phương Tây?

Nga đang vượt qua các lệnh trừng phạt ‘khá thành công’. Khi các lệnh trừng phạt khiến tính 'bất khả xâm phạm' của Pháo đài ...

Nỗ lực 'giải vây' khí đốt Nga, EU vẫn cận kề vùng nguy hiểm

Nỗ lực 'giải vây' khí đốt Nga, EU vẫn cận kề vùng nguy hiểm

Khi Nga thắt chặt nguồn cung khí đốt tự nhiên, châu Âu đang nỗ lực tìm kiếm nguồn năng lượng ở khắp mọi nơi để ...

(theo DW, Reuters)

Tin cũ hơn

Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua
Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi