Bên trong cơ sở cung cấp khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal, Nga. (Nguồn: AFP) |
Mùa Đông năm ngoái đã trôi qua mà không xảy ra tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng nhờ các hành động kịp thời và cấp bách của các thành viên Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, trong bài viết trên The Conversation gần đây, Giáo sư năng lượng toàn cầu Michael Bradshaw tại Trường Kinh doanh Warwick, Đại học Warwick, Vương quốc Anh cảnh báo, vấn đề nguồn cung khí đốt còn lâu mới được giải quyết trong những mùa Đông sắp tới.
Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (từ tháng 2/2022) đã gây ra cú sốc năng lượng bất ngờ cho châu Âu. Trước viễn cảnh thiếu hụt nghiêm trọng nguồn khí đốt từ Nga, có lo ngại rằng cơ sở hạ tầng năng lượng của châu Âu sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu cho mùa Đông 2022-2023, khiến các nền kinh tế sụp đổ.
Tin liên quan |
Phương Tây siết trừng phạt Nga, phi USD hóa, sự trưởng thành của BRICS, bản đồ địa chính trị toàn cầu đang được vẽ lại? (Kỳ cuối) |
Tuy nhiên, một mùa Đông với khí hậu ôn hòa và việc EU triển khai dần dần kế hoạch giảm mức tiêu thụ năng lượng, mua thêm từ các nhà cung cấp thay thế đã khiến khu vực này không bị đánh bại trong cơn thiếu năng lượng, mặc dù có đôi chút khó khăn về nguồn cung.
Đức, Italy và các quốc gia khác đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt Nga mà không bị thiếu điện nghiêm trọng.
Kể từ đó, có nhiều tin tích cực hơn đối với châu Âu. Giá năng lượng đã giảm đều đặn vào năm 2023, trong khi mức dự trữ khí đốt của châu lục đạt 90% công suất trước mục tiêu (tháng 11) tới ba tháng và thậm chí có thể đạt 100% vào tháng 9 này.
Theo các chính trị gia như Bộ trưởng Năng lượng Đức Robert Habeck, thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng năng lượng đã qua. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy, vẫn còn hơi sớm để tự tin như vậy.
Lỗ hổng mới
Tỷ trọng nhập khẩu khí đốt qua đường ống của EU từ Nga đã giảm từ 39% xuống chỉ còn 17% trong khoảng thời gian từ đầu năm 2022 đến đầu năm 2023. Để đối phó với sự thay đổi này, EU trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào việc vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) so với trước đây.
Tổng thị phần nhập khẩu LNG của liên minh đã tăng từ 19% vào năm 2021 lên khoảng 39% vào năm 2022, trong bối cảnh cơ sở hạ tầng được nâng cấp nhanh chóng nhằm tăng thêm 1/3 công suất LNG từ năm 2021 đến năm 2024. Thực tế là 13% lượng nhập khẩu LNG vào EU vẫn đến từ Nga, quốc gia có lượng hàng xuất khẩu cũng tăng đáng kể tính từ thời điểm cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra.
Sự gia tăng LNG này đã khiến các nước châu Âu dễ bị tổn thương trước những biến động trên thị trường - đặc biệt khi 70% lượng nhập khẩu được mua trong thời gian ngắn thay vì sử dụng các hợp đồng dài hạn phổ biến ở châu Á.
Ví dụ: Theo thống kê, giá khí đốt chuẩn của châu Âu tăng lên trong những tuần gần đây do lo ngại về các cuộc đình công tại một số nhà máy LNG của Australia. Điều này cho thấy, nguồn cung vẫn khan hiếm và có nhiều khả năng bị gián đoạn trong một thị trường toàn cầu có tính kết nối cao hiện nay.
Để đồng bộ hóa nhu cầu về LNG, Ủy ban châu Âu (EC) đã đưa ra các sáng kiến như Nền tảng năng lượng EU - một nền tảng công nghệ thông tin giúp các công ty cung cấp ở các quốc gia thành viên cùng mua nhiên liệu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không rõ mức độ cung cấp nào có thể được chuyển qua công cụ này vì nó vẫn chưa được kiểm tra. Ngoài ra, cũng đã xuất hiện lo ngại rằng kiểu can thiệp này của nhà nước có thể gây tác dụng ngược và làm suy yếu hoạt động của thị trường.
Về khí đốt qua đường ống, Na Uy đã vượt Nga để trở thành nhà cung cấp hàng đầu châu Âu, đáp ứng 46% nhu cầu cho châu lục này vào đầu năm 2023 (so với 38% một năm trước đó). Tuy nhiên, lượng tải bổ sung này đã gây căng thẳng cho cơ sở hạ tầng khí đốt của Na Uy.
Vào tháng 5 và tháng 6 vừa qua, công việc bảo trì đường ống bị trì hoãn đã khiến dòng chảy chậm lại, làm giá tăng cao. Điều này một lần nữa cho thấy thị trường châu Âu hiện đang thắt chặt như thế nào. Công việc bảo trì kéo dài ở Na Uy dẫn đến nhiều trở ngại hơn trong tương lai rõ ràng là có thể xảy ra.
Trong khi đó, EU dự kiến vẫn phải mua khoảng 22 bcm (tỷ mét khối) khí đốt từ Nga trong năm nay. Trong đó, một phần lớn lượng khí đốt đi qua Ukraine và trong điều kiện thỏa thuận vận chuyển Nga-Ukraine hiện tại khó có thể được gia hạn sau khi hết hạn vào năm 2024, tuyến cung cấp này đang có nguy cơ bị đình trệ.
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), là một phần của chiến lược xoay trục khỏi Nga, EU đã cố gắng giảm mức tiêu thụ khí đốt xuống 13% vào năm 2022 (so với mục tiêu 15%). Trong những tháng tới, các quốc gia EU, vốn mệt mỏi vì xung đột, có thể không hoạt động tốt trên mặt trận này.
Việc giá cả đã giảm cũng như việc một số quốc gia không giảm lượng tiêu thụ vào mùa Đông năm ngoái cũng chẳng ích gì. Chỉ có 14 trong số 27 thành viên EU đưa ra các chính sách cắt giảm năng lượng bắt buộc, trong khi các quốc gia phía Đông như Ba Lan, Romania và Bulgaria hầu như không làm gì để giảm mức tiêu thụ. Nếu xảy ra tình trạng thiếu khí đốt ở châu Âu vào mùa Đông năm nay, điều này có thể làm suy yếu những lời kêu gọi đoàn kết nội khối.
Điều gì sẽ xảy ra?
Thực tế là, nếu muốn tránh giá khí đốt tăng đột biến, trong ít nhất hai hoặc ba mùa Đông nữa, châu Âu sẽ phải hy vọng thời tiết ôn hòa trên khắp Bắc bán cầu mà không có sự gián đoạn lớn đối với nguồn cung LNG toàn cầu.
Ngay cả khi mọi thứ ổn định, giá khí đốt ở châu Âu vẫn cao hơn khoảng 50% so với mức trung bình dài hạn trước cuộc xung đột, điều này đang gây tổn hại về kinh tế cho cả hộ gia đình và doanh nghiệp.
Áp lực về khí đốt ít nhất sẽ giảm bớt từ giữa những năm 2020. |
Vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Đức, cường quốc công nghiệp của EU, khi có ngành công nghiệp ô tô và hóa chất tiêu tốn nhiều năng lượng. Ngày càng có nhiều lo ngại rằng giá năng lượng tiếp tục ở mức cao có thể thúc đẩy quá trình phi công nghiệp hóa khi các ngành sử dụng nhiều năng lượng chuyển đi nơi khác.
Tuy nhiên, tin tốt là áp lực về khí đốt ít nhất sẽ giảm bớt từ giữa những năm 2020. Nguồn cung LNG mới đáng kể sẽ xuất hiện ở Mỹ, Qatar và thị trường sẽ cân bằng lại. Theo kế hoạch cắt giảm năng lượng, nhu cầu khí đốt của châu Âu cũng sẽ giảm đáng kể - giảm 40% vào năm 2030.
Thậm chí còn có tin đồn về tình trạng dư cung vào cuối thập niên này, tùy thuộc vào việc tăng cường triển khai năng lượng tái tạo ở châu Âu và thế hệ nhà máy điện hạt nhân mới sắp đi vào hoạt động. Điều này sẽ làm giảm đáng kể nhu cầu nhập khẩu khí đốt của châu Âu, nhưng sẽ chỉ xảy ra nếu khối này phối hợp hiệu quả.
Người ta đã thấy những gì các quốc gia EU có thể đạt được trong những tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Khi đó, Pháp cung cấp khí đốt cho Đức, giúp Berlin giảm sự phụ thuộc vào Nga, sau đó Đức lại cấp điện cho các thành phố của Pháp để khắc phục tình trạng mất điện do bảo trì nhà máy năng lượng hạt nhân.
Mặc dù vậy, vẫn còn thách thức với khối. Trong khi Pháp cố gắng thu hút sự ủng hộ cho việc hiện đại hóa nhà máy năng lượng hạt nhân ở cả trong nước và các nơi khác ở châu Âu, Paris đang vấp phải sự phản đối từ những nhóm như “Những người bạn đổi mới” do Đức đứng đầu, vốn ủng hộ việc chỉ xây dựng và phát triển năng lượng tái tạo. Sự chia rẽ này có thể là trở ngại nghiêm trọng trong việc đạt được sự chuyển đổi năng lượng nhanh hơn khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Vì vậy, mặc dù đã tìm cách tránh xa khí đốt qua đường ống của Nga, nhưng châu Âu sẽ vẫn phải đối mặt với sự biến động của thị trường toàn cầu, trừ khi các quốc gia giảm đáng kể nhu cầu trong những năm tới.
| Kinh tế thế giới nổi bật (1-7/9): Một quốc gia châu Âu vẫn ‘nghiện’ khí đốt Nga, Đức quyết giảm nợ bằng mọi giá, UAE-ASEAN tăng hợp tác Ô tô Trung Quốc xuất sang Nga lại lập kỷ lục, EU tiếp tục thực hiện phương án mua chung khí đốt, chứng khoán Mỹ ... |
| ASEAN-43: Việt Nam là điểm sáng của tăng trưởng kinh tế sau đại dịch Covid-19 Ngày 5/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab nhân dịp ... |
| Ảnh ấn tượng (28/8-3/9): Đề cập Thế chiến II, ông Putin nói Nga ‘bất khả chiến bại’, tên lửa ở thủ đô Ukraine, Mỹ ủng hộ một quyết định của Nhật Xung đột ở Ukraine, Tổng thống Nga Putin có "những cuộc trò chuyện quan trọng" với các học sinh tiêu biểu, Mỹ ủng hộ Nhật ... |
| Bất động sản mới nhất: Dòng tiền từ các kênh đều ‘trục trặc’, nhiều doanh nghiệp rút lui; quy định sở hữu riêng, chung trong chung cư Doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận nguồn vốn, thị trường ảm đạm; Hòa Bình tìm chủ cho dự án khu đô thị hơn 5.500 ... |
| Giá tiêu hôm nay 7/9/2023, thu nhập thấp nhất trong nhiều loại cây trồng, nông dân thờ ơ với hồ tiêu Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp đà tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 70.000 – ... |