Khủng hoảng oxy y tế

Thủy Vy
Thiếu hụt oxy y tế đang là vấn đề đáng báo động đối với các bệnh viện trên thế giới, nhưng các chuyên gia cho rằng vẫn chưa quá muộn để vượt qua cuộc khủng hoảng này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ấn Độ thời gian qua đã phải trải qua tình trạng thiếu hụt oxy y tế trầm trọng. (Nguồn: Tribune India)
Ấn Độ thời gian qua đã phải trải qua tình trạng thiếu hụt oxy y tế trầm trọng. (Nguồn: Tribune India)

Những tuần gần đây, với số ca mắc Covid-19 tăng đột biến, Ấn Độ đang lao đao do các bệnh viện không đủ trữ lượng oxy để cung cấp cho bệnh nhân. Nhiều người dân nước này đã phải chứng kiến người thân ra đi trong vô vọng.

Không chỉ riêng tại Ấn Độ, trong thời gian qua, các bệnh viện ở Brazil, Peru, Nigeria, Jordan, Italy và nhiều nơi khác cũng vướng phải tình trạng đáng báo động này. Tại các bệnh viện thuộc thành phố New York và California của Mỹ, trữ lượng oxy đã có lúc xuống thấp báo động.

Sự thiếu hụt oxy y tế ở Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung không phải là một hiện tượng mới, nhưng tình hình ngày một nghiêm trọng hơn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Các chuyên gia cho biết, đại dịch đã phơi bày ra những “lỗ hổng” trong khả năng tiếp cận oxy y tế, gây ra vô số ca tử vong không đáng có ở các nước thu nhập thấp và trung bình.

Thực trạng này đã dấy lên những hồi chuông cảnh tỉnh về tầm quan trọng của việc cung cấp đầy đủ oxy, một trong những yếu tố cơ bản nhất của sự sống, trong điều trị y tế.

Yếu tố bị lãng quên

Oxy y tế là một dạng đậm đặc hơn oxy có trong không khí. Trên thực tế, nitơ chiếm phần lớn bầu khí quyển Trái đất, chỉ 21% không khí thông thường là oxy. Tuy nhiên, oxy y tế chứa tối thiểu 82% thành phần là oxy tinh khiết, được tạo ra thông qua các quy trình hóa học. Oxy đã được áp dụng như một loại thuốc điều trị cho binh lính tiếp xúc với hơi cay tại các chiến hào trên khắp châu Âu kể từ Thế chiến I.

Liệu pháp thở oxy đặc biệt quan trọng đối với các bệnh đường hô hấp như Covid-19 hoặc viêm phổi. Biến chứng gây tử vong chính của viêm phổi là hạ oxy máu. Đây là tình trạng lượng oxy có trong máu và các động mạch ở dưới mức bình thường, khiến cho các cơ quan trong cơ thể bắt đầu ngừng hoạt động.

Hạ oxy máu có thể là biến chứng của mọi căn bệnh, từ sốt rét ác tính, bệnh tim mạch cho đến chấn thương do mất máu quá nhiều. Việc bổ sung oxy cho cơ thể bệnh nhân sẽ giúp các bác sĩ có thêm thời gian để điều trị tận gốc vấn đề. Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho bệnh nhân được gây mê trong phẫu thuật thở oxy.

Michael Hawkes, Phó Giáo sư Nhi khoa tại Đại học Alberta cho biết tế bào con người cần oxy để tồn tại. Đó là lý do các bệnh viện luôn có lượng máu dự trữ, nhằm cung cấp oxy cho các tế bào.

Tuy có vô số công dụng trong điều trị y tế, nhưng oxy không phải lúc nào cũng sẵn có ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Năm 2014, một nghiên cứu tại các bệnh viện ở Malawi cho thấy chỉ có 22% bệnh nhân được thở oxy. Qua một cuộc khảo sát năm 2019, các bệnh viện ở Tây Nam Nigeria cũng cho biết họ chỉ có thể cung cấp oxy cho 20% trẻ em cần.

Nghiên cứu năm 2020 của ông Trevor Duke, bác sĩ Nhi khoa tại Đại học Melbourne kiêm trợ giảng về sức khỏe trẻ em tại Đại học Papua New Guinea, chỉ ra rằng việc cải thiện chất lượng chương trình oxy y tế tại các cơ sở y tế ở Papua New Guinea đã làm giảm tỷ lệ tử vong đến 40% ở trẻ em và 50% ở bệnh nhân viêm phổi.

Thách thức phức tạp

Mặc dù oxy y tế được chứng minh có thể cứu sống được nhiều người, nhưng hiện thế giới đang gặp phải nhiều thách thức để có thể cung cấp oxy đầy đủ tới những bệnh viện cần chúng. Trong đó bắt nguồn từ những khâu cơ bản như thiếu cơ sở sản xuất, nguồn cung không đủ cầu…

Các cơ sở y tế tại các nước đang phát triển, do không có khả năng kinh tế, buộc phải nhập các bình oxy y tế theo các bình riêng lẻ mà không thể tự xây dựng các hệ thống lưu giữ oxy. Tuy nhiên, các bình oxy này có áp suất cao, rất nặng và nguy hiểm, khiến việc vận chuyển rất tốn kém và khó khăn, nhất là đến những bệnh viện nằm xa các nhà máy sản xuất.

Chính vì vậy, việc thu hẹp khoảng cách tiếp cận oxy y tế giữa các quốc gia đòi hỏi sự quan tâm và đầu tư đáng kể từ cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, theo ông Duke, cộng đồng quốc tế đặt ưu tiên cho các loại thuốc và vaccine mới hơn là oxy y tế.

Cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 phần nào đưa lại nhận thức mới về tầm quan trọng của oxy y tế đối với việc cứu sống con người. Mùa thu năm ngoái, một liên minh các tổ chức phi chính phủ đã ra mắt Công cụ theo dõi nhu cầu oxy Covid-19, cho phép quan sát số mét khối oxy mà các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình cần mỗi ngày.

Kết quả gây sốc đến mức Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cho khởi động Lực lượng khẩn cấp về oxy y tế vào tháng Hai vừa qua. Mục tiêu của lực lượng là gây quỹ tài trợ 90 triệu USD trong thời gian ngắn nhất, nhằm cung cấp oxy cho các nước có thu nhập thấp và trung bình, đồng thời tiếp tục gây quỹ 1,6 tỷ USD để chuẩn bị cho năm tới.

Robert Matiru, Giám đốc chương trình của cơ quan y tế toàn cầu Unitaid thừa nhận rằng các nhà tài trợ chưa thực sự quan tâm đến việc tăng cường trữ lượng oxy y tế toàn cầu.

Ông nhận định: “Đáng lẽ chúng ta cần hành động từ trước khi Ấn Độ rơi vào khủng hoảng. Người dân đã phải hy sinh quá nhiều chỉ để thế giới nhận thức được tầm quan trọng của việc cung cấp đủ oxy”.

Một số chuyên gia khuyến cáo, Việt Nam cũng cần phải rút ra những bài học từ cuộc khủng hoảng oxy y tế trên thế giới.

Nếu không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch cũng như chuẩn bị kỹ càng các vật liệu y tế quan trọng, nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng hoàn toàn có thể xảy ra.

TIN LIÊN QUAN
Mở cửa trở lại sau Covid-19, doanh nghiệp Mỹ đồng loạt nâng lương, đẩy mạnh tuyển dụng
Nhật Bản chi 512 tỷ Yen để mua thêm vaccine ngừa Covid-19
Cập nhật Covid-19 ngày 4/5: Biến thể virus mới từ Ấn Độ 'phủ sóng' 17 quốc gia; Ecuador cấm xuất khẩu oxy y tế; Đức hủy lễ hội bia
Vì sao cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ ngày càng tồi tệ?
Ấn Độ ghi nhận hơn 260.000 ca Covid-19 mới, khủng hoảng y tế ở nhiều nơi
Thủy Vy (theo National Geographic)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động