Khủng hoảng tài chính Châu Á: Trách nhiệm kép

Trái ngược những dự báo khá lạc quan cách đây nửa năm rằng các nền kinh tế châu Á có nhiều cơ hội tránh được hậu quả của cơn địa chấn tài chính toàn cầu, nay các nước châu Á đang phải hợp sức chống khủng hoảng tài chính.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa cho rằng kinh tế khu vực này đang đối mặt với một năm đặc biệt khó khăn, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển sẽ giảm từ 6,9% năm 2008 xuống 5,8% vào năm 2009.

 

Theo báo cáo mới nhất của ADB, các nước Đông Á mới nổi sẽ tăng trưởng khoảng 5,7% vào năm tới, giảm so với mức 6,9% trong năm nay. Nam Á có thể chỉ tăng trưởng kinh tế 6,8% năm nay và 6,1% năm 2009. Ngày 12/12, Thủ tướng Nhật Bản Aso đã phải công bố gói biện pháp kích thích kinh tế bổ sung, trị giá khoảng 242 tỷ USD nhằm giải quyết những khó khăn của thị trường việc làm, vực dậy thị trường bất động sản đang sa sút và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trước đó, Trung Quốc và nhiều nước khác, kể cả Việt Nam đã quyết định kích cầu. Tại Hàn Quốc, tình hình cũng không khả quan khi tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm và GDP thực trong quý III/2008 giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Việc giảm cầu toàn cầu đã gây tác hại lớn đối với cả khu vực vốn coi xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng và từ đó tác động mạnh đến các ngành sản xuất công nghiệp. Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 11 vừa qua đã sụt giảm 2,2% so với tháng trước đó, là mức giảm mạnh nhất trong vòng gần 15 trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc hiện cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua. Cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu cũng đang thử thách khả năng của các ngân hàng châu Á trong việc duy trì hoạt động cho vay, mặc dù các nước châu lục này đã tích lũy được một lượng dự trữ ngoại tệ khá lớn kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.

 

Nhận thức được nguy cơ suy thoái kinh tế, các nền kinh tế mạnh của châu Á đang hợp sức đối phó khủng hoảng tài chính. Ngày 13/12, lãnh đạo cấp cao các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã gặp nhau trong Hội nghị thượng đỉnh Bắc Á tại Nhật Bản để bàn biện pháp đối phó. Một trong những kết quả quan trọng của Hội nghị này là 3 bên nhất trí tăng cường các thoả thuận trao đổi tiền tệ song phương trong khu vực và quyết định tổ chức Hội nghị Thống đốc ngân hàng trung ương thường niên nhằm tăng cường ổn định tài chính khu vực.

 

Trong lúc khó khăn, mục tiêu toàn cầu hóa dường như đang nhường chỗ cho các nỗ lực song phương và khu vực. Trung Quốc, Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận trao đổi tiền tệ song phương trị giá 180 tỷ Nhân dân tệ (26,2 tỷ USD), nhằm cung cấp đủ lượng tiền mặt cho hệ thống tài chính của hai nước. Bên cạnh đó, nhiều nước đã thấy cấp bách hơn trong việc hình thành đồng tiền chung Châu Á hoặc tìm cách trao đổi thương mại bằng tiền bản địa. Nhiều nhà phân tích vẫn tin rằng bằng những nỗ lực tập thể, lần này các nền kinh tế châu Á sẽ thoát hiểm nhờ hệ thống tài chính đã được kiện toàn ngay sau thời kỳ khủng hoảng 1997-1998.

 

Còn nhớ cách đây 10 năm, sau nhiều năm tăng trưởng diệu kỳ, các “con rồng, con hổ” Đông Á đã rơi vào khủng hoảng tài chính trầm trọng và suýt nữa đã kéo cả thế giới vào một cuộc khủng hoảng kinh tế. Chính những năm tăng trưởng nóng đó đã làm tích tụ nhiều vấn đề phức tạp. Nhiều giấy tờ có giá và bất động sản đã được mua bán bằng tiền vay nợ. Sự lạc quan thái quá và nguồn vốn giá rẻ đã làm bùng lên bong bóng đầu tư. Theo ước tính, cho đến giữa năm 1997, các nước Đông Nam Á đã vay nợ tới 389,4 tỷ USD. Sau sự suy sụp của các con hổ châu Á và sự đảo lộn của nền tài chính Nga, nhiều nhà dự báo cho rằng nền kinh tế thế giới đã ở bên bờ sụp đổ. May thay, đã có vị cứu tinh xuất hiện, đó là sự bùng phát của thị trường các nước phương Tây nhờ công nghệ mới và Internet xuất hiện.

 

Cuộc khủng hoảng lần này không nổ ra từ châu Á mà là từ Mỹ. Mỹ cũng chưa cứu nổi mình, cho nên châu Á phải tự cứu mình và hơn thế còn phải thực hiện vai trò chia sẻ hiểm họa của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

 

Trong tuyên bố chung về vấn đề tài chính, tiền tệ quốc tế và kinh tế, các nhà lãnh đạo ba nước Trung-Nhật-Hàn nhấn mạnh một loạt hội nghị quốc tế và nỗ lực hợp tác nhằm ổn định thị trường tài chính-tiền tệ, khôi phục tăng trưởng toàn cầu là vô cùng quan trọng và một lần nữa xác nhận ba nước sẽ thực hiện Tuyên bố Hội nghị Thượng đỉnh Thị trường Tài chính - Tiền tệ và Kinh tế thế giới, bao gồm kế hoạch hành động, nguyên tắc chung chỉ đạo cải cách thị trường tài chính-tiền tệ. Các nhà lãnh đạo ba nước cho rằng thế giới bên ngoài trông đợi các nước châu Á - trung tâm tăng trưởng kinh tế toàn cầu - phát huy vai trò, xoay chuyển xu thế đi xuống của kinh tế thế giới và làm cho nó trở lại quỹ đạo phát triển bền vững.

 

Để phản đối chủ nghĩa bảo hộ, các nhà lãnh đạo ba nước tuyên bố sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy nghị trình phát triển Doha sớm đạt kết quả đầy đủ, cân bằng và toàn diện. Các nhà lãnh đạo ba nước còn cho rằng trong 12 tháng tới Chính phủ ba nước nên tránh gây ra trở ngại mới cho đầu tư, mậu dịch hàng hóa và dịch vụ, tránh áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu mới, tránh dùng những biện pháp kích thích xuất khẩu không phù hợp với nguyên tắc WTO.

 

Bằng nỗ lực chung, châu Á đang nỗ lực giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

 

Xuân Nguyên

Đọc thêm

Bộ Ngoại giao phản hồi về khả năng Việt Nam gia nhập BRICS

Bộ Ngoại giao phản hồi về khả năng Việt Nam gia nhập BRICS

Chiều 9/1, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã phản hồi về khả năng Việt Nam gia nhập BRICS.
Xuân Quê hương 2025: Cổ vũ động viên kiều bào đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Xuân Quê hương 2025: Cổ vũ động viên kiều bào đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Xuân Quê hương là sự kiện để vinh danh sự cống hiến, đóng góp lớn lao của người Việt Nam ở nước ngoài trong công cuộc xây dựng, phát triển ...
Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chiều ngày 9/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng thông tin một số hoạt động bảo hộ công dân tại Hàn Quốc và Trung Quốc.
BTV Quang Minh đóng vai khách mời phim Tết Âm lịch 2025

BTV Quang Minh đóng vai khách mời phim Tết Âm lịch 2025

Biên tập viên Quang Minh có tạo hình già nua, tóc dài bí ẩn cùng trang phục thầy đồng trong phim 'Đèn âm hồn' của đạo diễn Hoàng Nam.
Armenia chính thức khởi động tiến trình gia nhập EU, khẳng định chắc chắn về số phận căn cứ Nga

Armenia chính thức khởi động tiến trình gia nhập EU, khẳng định chắc chắn về số phận căn cứ Nga

Chính phủ Armenia đã thông qua dự luật về quá trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Đỗ Lê Hải Băng: Danh hiệu quán quân Tìm kiếm Đại sứ Văn hóa du lịch nhí không phải là may mắn

Đỗ Lê Hải Băng: Danh hiệu quán quân Tìm kiếm Đại sứ Văn hóa du lịch nhí không phải là may mắn

Sinh ra trong một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, Đỗ Lê Hải Băng lại yêu thích các chương trình thời trang, biểu diễn nghệ thuật.
Đức đã có nguồn cung khí đốt mới, không phải từ Nga; 'bóng ma' lạm phát lại đeo bám Berlin

Đức đã có nguồn cung khí đốt mới, không phải từ Nga; 'bóng ma' lạm phát lại đeo bám Berlin

Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng hàng năm tại Đức đã tăng lên 2,8% trong tháng 12/2024, cao hơn đáng kể so với mức 2,4% của tháng 11/2024.
Kinh tế thế giới nổi bật: Nga-Iran thắt chặt hợp tác tài chính, quốc gia Đông Nam Á hưởng lợi khi vào BRICS, châu Âu cạn khí đốt

Kinh tế thế giới nổi bật: Nga-Iran thắt chặt hợp tác tài chính, quốc gia Đông Nam Á hưởng lợi khi vào BRICS, châu Âu cạn khí đốt

Thẻ thanh toán Mir của Nga sắp được sử dụng tại Iran, BRICS mang lại nhiều lợi ích cho Indonesia… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Chính thức là nhân tố mới của BRICS, quốc gia Đông Nam Á này đã 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây?

Chính thức là nhân tố mới của BRICS, quốc gia Đông Nam Á này đã 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây?

Quốc gia Đông Nam Á này đã chính thức là một phần của BRICS - không hẳn ra mặt chống đối phương Tây, vậy họ phải 'tính toán' thế nào để không làm đối tác ...
'Mây mù' bao phủ châu Á, đầu tàu kinh tế chưa hết lung lay, chờ ông Trump trở lại và 'ra đòn'

'Mây mù' bao phủ châu Á, đầu tàu kinh tế chưa hết lung lay, chờ ông Trump trở lại và 'ra đòn'

Năm 2025 sẽ mang lại điều gì cho Trung Quốc? Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump tác động thế nào đến các quốc gia phụ thuộc vào thương mại với Mỹ?
Thủ đô Oslo của Na Uy - kiên định trên con đường xanh

Thủ đô Oslo của Na Uy - kiên định trên con đường xanh

Baoquocte.vn. Thủ đô Oslo của Na Uy - quốc gia Bắc Âu xinh đẹp, đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh.
Indonesia có thể mua dầu Moscow giá rẻ; bước tiến mới của Nga và Iran, quyết 'tẩy chay' đồng USD

Indonesia có thể mua dầu Moscow giá rẻ; bước tiến mới của Nga và Iran, quyết 'tẩy chay' đồng USD

Việc Indonesia trở thành thành viên chính thức của BRICS có thể mở ra cơ hội tiếp cận dầu thô của Nga với giá rẻ hơn.
Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?

Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?

Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 9/1: Thế giới 'quay xe' giảm hơn 1%; trong nước nhiều khả năng giữ đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 9/1: Thế giới 'quay xe' giảm hơn 1%; trong nước nhiều khả năng giữ đà tăng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/1, giá dầu bất ngờ giảm hơn 1%, từ bỏ mức tăng đầu phiên. Trong nước, giá xăng chiều nay được dự báo sẽ giữ đà tăng.
Việt Nam 'rộng đường' phát triển tài chính xanh

Việt Nam 'rộng đường' phát triển tài chính xanh

Baoquocte.vn. Tài chính xanh đang trở thành một xu hướng đầu tư quan trọng toàn cầu, mang lại cơ hội lớn cho nhà đầu tư.
Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025: Thị trường biến động tích cực, đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 9 năm

Giá tiêu hôm nay 9/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Chiều nay (8/1), Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024.
Giá cà phê hôm nay 8/1/2025: Giá cà phê đồng loạt xanh trở lại, robusta lấy lại mốc 5.000 USD, nỗi lo về đường vận tải biển chưa thể hết

Giá cà phê hôm nay 8/1/2025: Giá cà phê đồng loạt xanh trở lại, robusta lấy lại mốc 5.000 USD, nỗi lo về đường vận tải biển chưa thể hết

Giá cà phê hôm nay 8/1/2025: Giá cà phê đồng loạt xanh trở lại, robusta lấy lại mốc 5.000 USD, nỗi lo về đường vận tải biển chưa giảm...
Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Nhận định phân khúc điểm sáng của thị trường năm 2025, đất đấu giá ngoại thành Hà Nội quay đầu giảm mạnh… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Giá chung cư vượt xa giá trị thực, giao dịch vượt nhà phố, căn hộ trung tâm Hà Nội sẽ có lợi nhuận tốt nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Giá nhà đất khó giảm, chuyên gia dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, phát triển nhà ở xã hội trong cả nước thời gian tới sẽ bứt phá...
Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư, chung cư phía Nam 'âm thầm' tăng giá… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1: USD lấy lại mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1: USD lấy lại mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1 ghi nhận đồng USD tăng khi lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục đi lên.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1 ghi nhận đồng USD phục hồi trở lại, trong khi đó, EUR kéo dài đà giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, có thời điểm chạm mốc 107. Trong khi đó, EUR, Nhân dân tệ bật tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1 ghi nhận triển vọng tích cực, sát mốc 109.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1 ghi nhận đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày đầu tiên của năm 2025.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1 ghi nhận USD tiếp tục duy trì đà tăng trước đó.
Phiên bản di động