Kiều bào chia sẻ 'bí kíp' phòng chống dịch Covid-19 với TP. Hồ Chí Minh

Trung Hiếu
Ngày 12/8, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao phối hợp Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo trực tuyến chủ đề “Chuyên gia kiều bào chung sức cùng TP. Hồ Chí Minh chống dịch”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội thảo trực tuyến 'Chuyên gia kiều bào chung sức cùng Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch'
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (trái) chủ trì Hội thảo.

Hội thảo được tổ chức nhằm kêu gọi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục chung tay cùng với TP. Hồ Chí Minh phòng chống dịch, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp chống dịch phù hợp với tình hình dịch Covid-19 hiện nay.

Tham dự Hội thảo, đại diện Lãnh đạo Bộ Ngoại giao có Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

Đại diện Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh có Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Dũng.

Các chuyên gia kiều bào gồm có: Bác sĩ Vũ Ngọc Khuê (kiều bào Mỹ) - cựu bác sĩ Phòng Dịch tễ Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh; ông Trần Trọng Hùng (kiều bào Ba Lan) - Trưởng ban Hỗ trợ và Phòng chống Covid-19 cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan; ông Trần Ngọc Phúc (kiều bào Nhật Bản) - Chủ tịch Metran Japan; Tiến sĩ Nguyễn Đức Thái (kiều bào Mỹ) - đồng sáng lập TransMed-VN; Tiến sĩ, bác sĩ Võ Toàn Trung (kiều bào Pháp) - Bác sĩ các bệnh viện Paris.

Điều phối chương trình là ông Danny Võ Thành Đăng (kiều bào Singapore) - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài - đại diện Intercharm Training Hub.

Phát huy tinh thần tương thân tương ái

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài ghi nhận và trân trọng cảm ơn những nghĩa cử cao đẹp, truyền thống yêu nước, tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách” của bà con kiều bào cùng nhân dân cả nước quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19.

Trước đòi hỏi cấp bách phải khống chế không để dịch lan rộng trong cộng đồng, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp cùng các cơ quan tổ chức chuỗi sự kiện “Kiều bào chung tay cùng đất nước vượt qua đại dịch” và Hội thảo chính là sự kiện mở đầu cho chuỗi sự kiện hoạt động này.

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu mong muốn thông qua Hội thảo, các bác sĩ, chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài sẽ có những chia sẻ thẳng thắn dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn tình hình chống dịch tại các quốc gia, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất, các giải pháp chống dịch phù hợp với tình hình của Việt Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh.

Hội thảo trực tuyến 'Chuyên gia kiều bào chung sức cùng Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch'
Hội thảo được tổ chức nhằm kêu gọi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục chung tay cùng với TP. Hồ Chí Minh phòng chống dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP. Hồ Chí Minh phát biểu: Thông qua sự đóng góp, hỗ trợ kịp thời của bà con, doanh nghiệp kiều bào, Hội đồng Nhân dân Thành phố đã cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh chuyển tới hỗ trợ người dân ở các địa phương, bệnh viện, khu cách ly, tặng các “Bếp nghĩa tình”, “Gian hàng 0 đồng”…

Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh vừa phải đảm bảo chăm lo cho đời sống nhân dân Thành phố, vừa phải tăng cường điều kiện bảo vệ, đảm bảo phương tiện, cơ sở vật chất, phòng hộ cho đội ngũ tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các khu vực, các địa bàn trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và kéo dài.

Hội đồng Nhân dân Thành phố đang kêu gọi thêm các nguồn lực và sẽ hỗ trợ tận tay người dân các phần quà thiết yếu, nhất là những công nhân, người lao động ở các khu nhà trọ lương thực, thực phẩm thiết yếu.

"Chúng tôi trân trọng nghĩa cử cao đẹp của các doanh nghiệp, kiều bào đã cùng chung tay hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh phòng chống dịch Covid-19", ông Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh.

4 tuần cho 4 cốt lõi và 4 mục tiêu

Tại Hội thảo, bác sĩ Vũ Ngọc Khuê (kiều bào Mỹ) chia sẻ chiến lược và kế hoạch khống chế dịch Covid-19 “4 tuần cho 4 cốt lõi và 4 mục tiêu”.

Theo bác sĩ Khuê, 3 chiến tuyến chống dịch bao gồm: người dân tại nơi cư trú; lực lượng y tế, bác sỹ, y tá trong bệnh viện, cơ sở y tế hay khu cách ly điều trị bệnh nhân; quân đội, lực lượng vũ trang, dân quân…

Bác sĩ Khuê nhận định, 4 tuần là thời gian đủ để chấm dứt sự lan truyền dịch bệnh, khử trùng và thanh lọc môi trường. 2 tuần đầu là thời gian cần thiết để nhận ra bệnh nhân phát triệu chứng và thực hiện cách ly. 2 tuần tiếp theo để phát hiện các ca ủ bệnh dài và các ca rải rác, để bao trùm dịch lây lan. Những ca nặng cần nhiều thời gian hơn để điều trị và phục hồi trong bệnh viện hay khu cách ly.

Phải đặt cả nước trong trạng thái chống dịch, mỗi địa phương phải ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh sang địa bàn khác. Người dân cần nghiêm túc thực hiện việc giãn cách tại nhà, tạm dừng những hoạt động không cần thiết để tránh làm lây lan dịch bệnh.

Huy động toàn bộ hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội để hỗ trợ cho người dân trong cuộc chiến chống Covid-19. Đội ngũ y tế phải được trang bị đầy đủ về nhân lực, trang thiết bị cùng với môi trường an toàn cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế.

4 mục tiêu đặt ra: Điều trị bệnh nhân tích cực, giảm thiểu tử vong càng thấp càng tốt. Ngăn chặn và chấm dứt lây lan, kéo đường biểu diễn xuống dần và đi tới bằng không. Khử trùng và thanh lọc môi trường để nhân dân sống an toàn và đề phòng tái phát. Mở lại tất cả các hoạt động và kinh doanh khi hội đủ các yêu cầu hết dịch.

Thông điệp 3 phao cứu trợ

Ông Trần Trọng Hùng (kiều bào Ba Lan), Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Ba Lan chia sẻ về “Cẩm nang và 3 phao hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19”:

Trong giai đoạn 3 của dịch Covid-19, Ban Hỗ trợ và Phòng chống Covid-19 hình thành tại Ba Lan đã xây dựng cẩm nang phòng chống Covid-19 dành cho các thành viên của Ban làm cơ sở để thông tin đầy đủ, hỗ trợ bà con cộng đồng. Ban cũng đã hình thành thông điệp 3 phao cứu trợ nhằm chuyển tải tới người bệnh tầm quan trọng của các quyết định cá nhân tới quá trình cứu chữa bệnh ở mỗi gia đình.

Phòng triệt để: Rửa tay, Nước diệt khuẩn, Giữ khoảng cách, Đeo khẩu trang, Hạn chế gặp gỡ, hội họp, ăn uống

Chống ngay lập tức: xác định nhiễm Covid-19 khi có các biểu hiện: sốt, ho, khó thở, đau họng, đau đầu. Liên hệ với bác sỹ Ban Hỗ trợ và phòng chống Covid-19; Làm xét nghiệm Sars-Cov-2; cài ứng dụng Pulso Care Doctor trong khuôn khổ chương trình chăm sóc bệnh nhân tại nhà của Chính phủ Ba Lan dành cho người bệnh trên 55 tuổi;Tập thở - YoGa hỗ trợ phổi, thông đường hô hấp. Thông gió phòng thường xuyên để bảo đảm chất lượng không khí. Giai đoạn này hãy tận dụng cơ hội để chiến thắng CoVy khi nó vẫn còn yếu. Biến đổi bệnh có thể rất nhanh.

Cấp cứu kịp thời: Gọi cấp cứu để được nhập viện khi bắt đầu khó thở (oxy <91) hay nhịp tim quá cao hoặc thấp hoặc cảm giác đuối sức. Hãy để bác sĩ giúp bạn hữu hiệu hơn khi phổi mới bị tổn thương. Khác với đầu dịch, các nhân viên y tế hiện đã được tiêm chủng, họ sẽ chăm sóc bạn tốt hơn. Huyết tương người khỏi bệnh, thuốc hỗ trợ kháng SARS-CoV-2 là những thứ chỉ có trong bệnh viện. Bác sĩ sẽ có thể làm xét nghiệm, chụp phổi... Tất cả mọi người dù đóng bảo hiểm hay không, đều được chữa Covid-19 miễn phí.

Chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh nhằm giảm thiểu thương vong trong cộng đồng, ông Trần Trọng Hùng cho biết: cần phải xây dựng và hoàn thiện các đường dây nóng hoặc các phương tiện trò chuyện để hướng dẫn người dân xử lý tình huống tại nhà.

Bên cạnh đó, mỗi gia đình cũng cần trang bị cho mình những trang thiết bị cần thiết như: các loại thuốc cơ bản, oxymeter, nhiệt kế, máy đo huyết áp. Nhờ những công cụ đơn giản này, người trực đường dây nóng có thể dễ dàng hỗ trợ người bệnh. Thực tế, tại Ba Lan nhờ công cụ đơn giản như Facebook cho business, Ban đã hỗ trợ rất nhiều bà con thoát hiểm kịp thời.

Hội thảo trực tuyến 'Chuyên gia kiều bào chung sức cùng Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch'
Hội thảo đã thu hút được nhiều chuyên gia kiều bào chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp chống dịch phù hợp với tình hình dịch Covid-19 hiện nay.

Kinh nghiệm xét nghiệm diện rộng

TS. Nguyễn Đức Thái (kiều bào Mỹ) - Co-Founder TransMed-VN chia sẻ về “Kinh nghiệm xét nghiệm Covid-19 diện rộng và đề xuất cải tiến - PCR siêu nhạy":

Hiện nay, trong công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam đã và đang sử dụng 3 kỹ thuật chính đó là xét nghiệm kháng thể (thường được biết là xét nghiệm huyết thanh) để biết số lây nhiễm trong công đồng; Xét nghiệm nhanh kháng nguyên tiện lợi dùng tại chỗ; Xét nghiệm PCR chính xác hơn cần phòng thí nghiệm.

Cả 3 phương pháp đã được TP. Hồ Chí Minh kết hợp với truy vết, cách ly, với những kết quả rất tốt đẹp 3 lần Covid-19 đột phá. Nhưng vấn đề của lần thứ 4: Chủng Delta lan truyền rất nhanh R=8 (so với R=3 chủng Anh, Wuhan). Kết hoạch xét nghiệm 5 triệu dân số không thể thực hiện với tổ chức và kỹ thuật của 3 loại xét nghiệm trên.

TS. Nguyễn Đức Thái giới thiệu giải pháp PCR siêu nhạy của TS.BS Hồ Hữu Thọ, Học viện Quân y Hà Nội. Giải pháp này với độ nhạy cao hơn PCR thường; giúp tìm được các biến chủng đột biến. Phương pháp này có thể làm gộp 100 mẫu vẫn chính xác, rất phù hợp với xét nghiệm diện rộng hay xét nghiệm toàn Thành phố. Hiện nay đã lập xong phòng xét nghiệm công suất cao có thể xét ngiệm 10.000 mẫu/ ngày hoặc 100.000 mẫu ngày khi nhu cầu cần thiết.

Sử dụng máy thở đúng cách

Với chủ đề “Chiến lược tổng quát về sử dụng máy thở cho bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam”, ông Trần Ngọc Phúc (kiều bào Nhật Bản) - Chủ tịch Metran Japan, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản cho rằng, nên mua máy thở mà đại đa số bác sĩ tuyến tỉnh, huyện và bệnh viện dã chiến có thể dùng một cách an toàn cho bệnh nhân. Chọn máy thở có giá thành thấp để có thể mua được nhiều máy đáp ứng nhu cầu số lượng bệnh nhân ngày càng tăng như hiện nay.

Bên cạnh đó, cần tăng thêm số lượng máy CPAP, máy tạo oxy, máy đo oxy bão hoà để đáp ứng cho bệnh nhân đang cách ly tại nhà nhằm giảm bớt số bệnh nhân phải di chuyển đến bệnh viện Trung ương.

Về chiến lược cách ly, theo ông Phúc, cần phải giáo dục cơ quan liên hệ và người trong gia đình của người bị cách ly tại gia đình kiến thức căn bản về lây nhiễm chéo. Cần gấp hướng dẫn và hệ thống giám sát qua mạng cho những người có tình trạng không ổn định, kết nối với hệ thống đón nhận bệnh nhân cho kịp thời. Bên cạnh đó, thiết lập nhóm y tế di động để chẩn đoán và chăm sóc bệnh nhân cách ly.

Bài học chống dịch từ Paris

Trình bày “Kinh nghiệm chống dịch tại Paris & kiến nghị với TP. Hồ Chí Minh”, TS. BS. Võ Toàn Trung (kiều bào Pháp) nhận định, phải tập trung xây dựng ngay tất cả các phương án với tình hình xấu nhất đặc biệt nguy hiểm khi tỷ lệ mắc bệnh vượt quá khả năng chăm sóc của hệ thống. Vì vậy, cần tổ chức lực lượng y tế theo phương pháp phân thành 3 nhóm. Các nhóm này sẽ lần lượt thay thế nhau để có thời gian nghỉ ngơi, tranh quá tải cho hệ thống y tế.

Huấn luyện và đào tạo cấp tốc hệ thống này theo hình thức 3 đội: Đội 1 làm việc thì đội 2 nghỉ ngơi, đội 3 là lực lượng dự bị sẽ được đưa vào những vùng khó khăn nhất.

Tuyệt đối tuân thủ việc xét nghiệm loại trừ theo cơ chế ai có xét nghiệm âm tính thì được cấp mã số riêng để loại trừ. Cho phép giảm giãn cách với những ai đã được tiêm vaccin và những ai có xét nghiệm âm tính dưới 5 ngày để những người này có thể được di chuyển nếu công việc thật sự cần thiết.

Cách ly toàn bộ khu công nghiệp để có thể đảm bảo sản xuất, các ngành khác làm việc trực tuyến 100%. Tập trung toàn bộ vaccin cho Thành phố Hồ Chí Minh, cần đào tạo gấp lực lượng tiêm vaccin để có thể triển khai tiêm trên diện rộng, với tốc độ nhanh nhất có thể. Chỉ cần giãn cách tuyệt đối và làm đúng thì hạn chế rất nhiều thiệt hại về kinh tế.

Trong thời gian giãn cách, ta tập trung tiêm vaccine và làm xét nghiệm hết cho dân bằng test nhanh thì hoàn toàn có thể không chế được dịch ở Thành phố.

Hội thảo trực tuyến 'Chuyên gia kiều bào chung sức cùng Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch'
Ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu kết thúc Hội thảo, ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố nhấn mạnh: Thành phố rất trân trọng ghi nhận và biết ơn những tình cảm quý báu, tấm lòng, sức người, sức của trong cuộc chiến này, đặc biệt là đồng bào cả nước, trong đó có kiều bào ta ở trong và ngoài nước đã chung sức hỗ trợ trang thiết bị y tế, chuyển các nhu yếu phẩm hỗ trợ bà con gặp khó khăn, lực lượng tuyến đầu tại các nơi bị phong tỏa, cách ly, hiến kế các giải pháp để phòng chống dịch.

Lãnh đạo Thành phố cũng rất mong các chuyên gia bác sĩ người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh trong việc triển khai ứng dụng các kinh nghiệm phòng chống dịch Covid-19 thành công ở các nước, các kênh thông tin điều phối, hỗ trợ cung cấp, mua vaccine, trang thiết bị vật tư y tế thiết yếu trong phòng chống dịch, đảm bảo sức khỏe cho người dân và ổn định phát triển kinh tế.

TP. Hồ Chí Minh luôn trân trọng và nghiêm túc tiếp thu những đóng góp của kiều bào ta ở khắp nơi trên toàn thế giới cả về trí lực, vật lực, đặc biệt là kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn ứng phó với đại dịch Covid-19 của các nước.

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu tiếp Lãnh đạo Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu tiếp Lãnh đạo Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài

Sáng 20/7, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban ...

Trao đổi khoa học và Triển lãm công nghệ và trang thiết bị diệt virus Covid-19

Trao đổi khoa học và Triển lãm công nghệ và trang thiết bị diệt virus Covid-19

Chiều ngày 6/7, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với Bộ Y tế và Viện Công nghệ Hà ...

Doanh nghiệp kiều bào hỗ trợ 276 triệu đồng giúp tuyến đầu chống dịch Covid-19

Doanh nghiệp kiều bào hỗ trợ 276 triệu đồng giúp tuyến đầu chống dịch Covid-19

Chiều 10/6, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đã tổ chức Lễ tiếp nhận tiền và hiện ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga xác nhận đã được Mỹ cảnh báo, Đức nói chẳng biết thông tin nào trước

Đức cho rằng, Mỹ có thể có manh mối về vụ tấn công khủng bố cướp đi sinh mạng của hơn 140 ở ngoại ô thủ đô Moscow của Nga ...
Dự báo thời tiết ngày mai (29/3): Bắc Bộ đêm và sáng mưa rào, giông, cục bộ mưa to đến rất to; Tây Nguyên, Nam Bộ có nơi nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (29/3): Bắc Bộ đêm và sáng mưa rào, giông, cục bộ mưa to đến rất to; Tây Nguyên, Nam Bộ có nơi nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (29/3) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Những lễ hội độc đáo ở Thổ Nhĩ Kỳ không thể bỏ lỡ trong năm 2024

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia có nền lịch sử lâu đời và nền văn hóa chứa đựng nhiều điều thú vị, đặc biệt là những lễ hội đặc ...
Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 29/3/2024

Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 29/3/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Lâm Đồng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/3/2024.
Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Nguyễn Thùy Linh thắng nhanh vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024

Tay vợt nữ số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh giành chiến thắng trước Tiffany Ho chỉ sau 25 phút tại vòng đầu tiên giải Spainish Masters 2024.
Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel phát hiện đèn dầu cổ quý hiếm 1.600 năm tuổi được các binh lính La Mã sử ​​dụng

Israel tìm thấy một chiếc đèn dầu cổ quý hiếm được các binh lính La Mã sử dụng cách đây khoảng 1.600 năm tại sa mạc Negev, miền Nam nước ...
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Bước chạy đà ấn tượng

Bước chạy đà ấn tượng

Với Thông điệp liên bang mạnh mẽ, đường như đương kim Tổng thống Joe Biden đã có bước chạy đà ấn tượng cho màn tái đấu giữa hai 'người quen cũ'.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Màn song đấu tái hiện

Từ nay đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới, nhiều bất ngờ sẽ còn xảy ra...
Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Chỗ dựa tinh thần của Tổng thống Palestine

Việc Tổng thống Palestine lựa chọn đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong thời điểm hiện nay có thể coi là quyết định khôn khéo.
Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Nhóm Visegrad: Phép cộng không đơn giản

Kết quả Hội nghị thượng đỉnh nhóm Visegrad vừa diễn ra tại Czech, một lần nữa cho thấy các thành viên của nhóm lại không cùng nhìn về một hướng.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động