Nhỏ Bình thường Lớn

Kiều bào ‘hiến kế’ cho sự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của Việt Nam

Tại phiên chuyên đề: “Kiều bào với sự phát triển công nghệ cao của Việt Nam”, các kiều bào đã tập trung thảo luận vào 2 vấn đề quan trọng là vai trò của kiều bào với ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của Việt Nam.
Kiều bào ‘hiến kế’ cho sự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của Việt Nam
Các đại biểu kiều bào tham gia thảo luận cho sự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của Việt Nam. (Ảnh: Anh Sơn)

Chiều 22/8, Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 tiếp tục với các phiên thảo luận chuyên đề.

Tin liên quan
Khai mạc Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn Trí thức, chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài Khai mạc Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn Trí thức, chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài

Tại phiên chuyên đề: “Kiều bào với sự phát triển công nghệ cao của Việt Nam”, các kiều bào đã tập trung thảo luận vào 2 vấn đề quan trọng là vai trò của kiều bào với ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của Việt Nam.

Phát triển ngành công nghiệp đóng gói và kiểm thử

Phát biểu tại Phiên, ông Dương Minh Tiến, chuyên gia đóng gói chip Samsung Electro-Mechanics đã có tham luận về ‘Ngành công nghiệp đóng gói và kiểm thử: Kinh nghiệm phát triển quốc tế và tiềm năng hợp tác cho Việt Nam’.

Ông Dương Minh Tiến cho biết, trong những năm qua, Việt Nam đã thu hút thành công các công ty điện tử lớn đầu tư vào đóng gói chíp và kiểm thử, cụ thể như Intel (1,5 tỷ USD), Samsung (2,3 tỷ USD), Amkor (1,6 tỷ USD) và Hana Micron (1 tỷ USD).

“Đây cũng là cơ sở để nâng cao kinh nghiệm cho nhân lực Việt Nam trong ngành sản xuất chip cũng như phát triển các nhà cung cấp tại địa phương”, ông Tiến nói.

Chia sẻ về những đối thủ của Việt Nam, ông Tiến cho rằng, Malaysia chiếm 13% trong thị phần đóng gói chip và chính phủ đã hỗ trợ 5,3 tỷ USD để mục tiêu thu hút 107 tỷ USD đầu tư trong lĩnh vực đóng gói chíp.

ông Dương Minh Tiến, chuyên gia đóng gói chip Samsung Electro-Mechanics đã có tham luận về ‘Ngành công nghiệp đóng gói và kiểm thử: Kinh nghiệm phát triển quốc tế và tiềm năng hợp tác cho Việt Nam’. (Ảnh: Anh Sơn)
Ông Dương Minh Tiến, chuyên gia đóng gói chip Samsung Electro-Mechanics tham luận tại Phiên. (Ảnh: Anh Sơn)

Với quy mô dân số chỉ 30% của Việt Nam nhưng Malaysia đã đặt mục tiêu đào tạo 60.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có một số lợi thế đặc biệt để da dạng thu hút đầu tư từ Israel bên cạnh các quốc gia truyền thống như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).

Ngoài ra, với vị trí địa lý gần Thung lũng Silicon của Trung Quốc (Quảng Châu- Thẩm Quyên- Đông Hoàn), Việt Nam rất phù hợp cho chiến lược China+1 của các công ty lớn trong việc giảm rủi ro về địa chính trị và chiến tranh thương mại.

Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều hiệp định thương mại tự do và đối tác chiến lược với các cường quốc công nghệ để hàng hóa từ Việt Nam được ưu đãi thuế khi xuất khẩu sang các thị trường lớn. Chính vì vậy, Việt Nam nên tận dụng cơ hội này để giảm bớt thủ tục hành chính, phân quyền cho cấp cơ sở để việc sản xuất, kinh doanh và mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp lớn trở nên dễ dàng hơn.

Ông Tiến cũng nhấn mạnh, Việt Nam cần đảm bảo an ninh năng lượng, năng lực tiếng Anh cho sinh viên và ưu tiên chuẩn bị cho làn sóng đầu tư của đóng gói chíp và kiểm thử trong tương lai.

Tăng cường hợp tác trong đào tạo với Nhật Bản

Tham luận tại Phiên, bà Nguyễn Thị Vân Anh, Trung tâm khoa học và đổi mới trong nghiên cứu Spintronics (sản xuất chip bán dẫn), thuộc Đại học Tohoku, Nhật Bản cho rằng, tỷ lệ cung cầu về chip bán dẫn có sự phân bố rõ ràng giữa các nước: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản; và các nước châu Á.

Theo bà Anh, hiện 70% nhu cầu cung cấp thuộc các nước: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Còn trong khi đó 80% nhu cầu sử dụng chip bán dẫn là tại châu Á. Để phục vụ cho việc sản xuất chip bán dẫn thì 90% thiết bị thuộc về các nước Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, và 75% nguồn nhiên liệu thuộc các nước này. Còn 80% sản phẩm được sản xuất tại châu Á.

“Các số liệu này cho thấy sự ảnh hưởng của nó với phân bố các nhà máy sản xuất chip bán dẫn, cũng như sản xuất các linh kiện điện tử trên toàn cầu”, bà Anh nói.

bà Nguyễn Thị Vân Anh, Trung tâm khoa học và đổi mới trong nghiên cứu Spintronics (sản xuất chip bán dẫn), thuộc Đại học Tohoku, Nhật Bản tham luận tại Phiên 1. (Ảnh: Anh Sơn)
Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Trung tâm khoa học và đổi mới trong nghiên cứu Spintronics (sản xuất chip bán dẫn), thuộc Đại học Tohoku, Nhật Bản tham luận tại Phiên 1. (Ảnh: Anh Sơn)

Bà Anh gợi mở Chính phủ Nhật Bản coi chiến lược phát triển chip bán dẫn như là một yếu tố quan trọng cho việc khôi phục lại vị thế của Nhật Bản. Do đó trong 2 năm qua Nhật Bản đã xây dựng 3 nhà máy sản xuất chip bán dẫn, ký kết liên kết đào tạo với các trường đại học lớn của Mỹ. Để đáp ứng nhu cầu này Đại học Tohoku được lựa chọn phát triển chip bán dẫn của Nhật Bản.

Bà Anh gợi ý rằng, đây là mô hình Việt Nam có thể triển khai được. Vì Đại học Tohoku dựa trên 6 yếu tố gồm: tập trung trọng điểm vào trung tâm nghiên cứu có uy tín tại trường; xây dựng các cơ chế mở cửa để thu hút các công ty đến kết hợp nghiên cứu, sau đó xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng đủ yêu cầu cho sản xuất chip; chính sách thu hút nguồn nhân tài với cơ chế lương bổng riêng, đãi ngộ, hỗ trợ cho việc nghiên cứu. Đây là cơ chế quan trọng để thu hút nguồn nhân tài; đào tạo nguồn nhân lực trẻ.

Tuy nhiên hiện Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng dân số già, mất cân bằng về giới. Và đây đang là cơ hội cho các trường đại học tại Việt Nam có thể liên kết với Đại học Tohoku để phát triển chip bán dẫn.

Đối với tình hình thực tế tại Việt Nam, theo bà Anh, Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển chip bán dẫn một cách phù hợp. Xây dựng cơ chế phù hợp để có thể đẩy mạnh hợp tác 3 bên: Công ty-trường học-Chính phủ. Cung cấp cơ sở hạ tầng đủ tốt để có thể kêu gọi các công ty đến và mở các nhà máy tại Việt Nam. Cần thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ kiều bào là yếu tố quan trọng. Và đào tạo nguồn nhân lực trẻ.

Đối với yếu tố nguồn nhân lực, bà Anh gợi ý nên sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có từ các trường đại học tại Việt Nam. Sau đó là thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng hướng đào tạo nguồn nhân lực số lượng và chất lượng để làm sao phù hợp với nhu cầu của các nhà máy sẽ đến Việt Nam để đầu tư. Đào tạo nguồn nhân lực trẻ kết hợp thông qua giữa học và hành. Tức là học thì trên lớp, còn hành thì cần kinh nghiệm chế tạo chip ở trong các nhà máy.

Kiều bào ‘hiến kế’ cho sự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo của Việt Nam
Các đại biểu tham gia thảo luận tại Phiên. (Ảnh: Anh Sơn)

Kết luận phiên thảo luận, ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) cho biết, phiên thảo luận đã tập trung vào 2 vấn đề quan trọng là vai trò của kiều bào với ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Với 2 tọa đàm, 12 bài tham luận và 25 lượt ý kiến, trong đó có các nhóm ý kiến rất giá trị như khuyến nghị vào thị trường ngách, hay tư duy hướng tới câu chuyện vành đai chiến lược, vành đai bán dẫn Đông Bắc Á hay tập trung đóng gói chíp và kiểm thử...

Phiên đề 1 thật sự có ý nghĩa khi Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng AI trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Ngoài ra, các trường Đại học, doanh nghiệp cũng thụ hưởng những đóng góp của kiều bào trong phát triển nguồn nhân lực…

Qua các tham luận tại phiên, ông Đỗ Tiến Thịnh cho rằng, các chuyên gia, trí thức kiều bào thật sự tâm huyết và kiều bào mong muốn đóng góp kinh nghiệm, vốn đầu tư vào ngành bán dẫn, trí tuệ nhân tạo của Việt Nam. Ông Thịnh khẳng định các ý kiến sẽ được chia sẻ tới các cơ quan có liên quan tại trong nước nghiên cứu và tham mưu cho Chính phủ.

Đại biểu cùng hiến kế cho công tác người Việt Nam ở nước ngoài

Đại biểu cùng hiến kế cho công tác người Việt Nam ở nước ngoài

Ngày 22/8, nhiều ý kiến tâm huyết đã được các đại biểu gửi gắm tại Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) toàn ...

Niềm vui sum họp tại 'Hội nghị Diên Hồng’ của kiều bào

Niềm vui sum họp tại 'Hội nghị Diên Hồng’ của kiều bào

Bên lề Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) toàn thế giới lần thứ tư ngày 22/8, các đại biểu đã chia sẻ ...

Vĩnh Phúc đồng hành cùng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong xây dựng và phát triển đất nước

Vĩnh Phúc đồng hành cùng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong xây dựng và phát triển đất nước

Đây là nội dung cuộc trò chuyện giữa Báo Thế giới và Việt Nam với bà Nguyễn Thị Sâm - Phó Giám đốc Sở Ngoại ...

Đại sứ Lương Thanh Nghị: Nhận thức sâu sắc từ cơ quan đại diện về phát huy nguồn lực kiều bào

Đại sứ Lương Thanh Nghị: Nhận thức sâu sắc từ cơ quan đại diện về phát huy nguồn lực kiều bào

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam về công tác phát huy nguồn lực chuyên gia, trí thức kiều bào, Đại sứ Việt ...