Kiều bào rưng rưng nhớ lại kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

An Lê
Những cái nắm tay thật chặt, những lời chia sẻ, căn dặn với tình cảm trìu mến từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giờ đây đều trở thành kỷ niệm quý giá đối với mỗi kiều bào có cơ hội gặp gỡ ông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong tâm trí những người con xa Tổ quốc, nhớ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhớ về một nhân cách lớn, một con người đáng quý, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, đã cống hiến không mệt mỏi cho sự phát triển của đất nước trong suốt những năm qua...

Kiều bào rưng rưng nhớ lại kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ kiều bào về dự chương trình Xuân Quê hương 2019. (Ảnh: Đăng Tuấn)
Tin liên quan
Chuyên gia quốc tế đưa ra lời khuyên giúp thanh thiếu niên sử dụng thiết bị công nghệ hiệu quả Chuyên gia quốc tế đưa ra lời khuyên giúp thanh thiếu niên sử dụng thiết bị công nghệ hiệu quả

Những lời nói đọng mãi trong tâm trí

Học tập, sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc trong 20 năm qua, TS. Trần Hải Linh - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân & đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc đã hai lần gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hàn Quốc trên cương vị là Chủ tịch Quốc hội và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau đó, ông Linh nhiều lần tham gia đoàn kiều bào tiêu biểu, đại diện các hội đoàn và được gặp Tổng Bí thư trong các chương trình, hội nghị lớn tại Việt Nam.

Có một kỷ niệm ông Linh không thể quên vào chiều 26/1/2019 khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân Quê hương 2019.

Sau khi thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm nhân ngày ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) để cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thân mật trò chuyện với từng kiều bào đại diện các nước.

Ông ân cần thăm hỏi tình hình đời sống, công tác, làm ăn kinh doanh của bà con; động viên bà con đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, hòa nhập xã hội sở tại, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, luôn hướng về quê hương, đất nước.

TS. Trần Hải Linh kể lại: “Khi đến lượt tôi, bác vẫn nhớ và nói rằng “Kiều bào Hàn Quốc đây rồi” và người đứng đầu Đảng và Nhà nước dành cho người con xa quê hương như tôi cái nắm tay thật chặt và lâu.

Tôi nói với bác, từng hai lần gặp bác tại Hàn Quốc và theo lời dặn của bác, giờ cháu ngoài vẫn dõi theo công tác cộng đồng, cố gắng hoạt động thêm trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư... góp phần nhỏ bé cho quan hệ Việt-Hàn ạ”, ông nhớ lại.

Kiều bào rưng rưng nhớ lại những kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
TS. Trần Hải Linh nhớ mãi cái nắm tay nồng ấm từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: NVCC)

Lắng nghe từng lời trao đổi của tôi, bác vẫn nắm tay rất nồng ấm và nói: “Hãy cố gắng nhiều và nhiều hơn nhé Linh”, rồi quay sang chúc bà con kiều bào: “Chúc tất cả bà con ta sang năm mới, sức khỏe an khang thịnh vượng, mọi điều tốt đẹp để đất nước mình phát triển nữa nhé".

Lời nói đó vẫn đọng mãi trong tâm trí ông Linh về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước luôn trân quý và quan tâm đến kiều bào, trong lòng luôn đau đáu hướng đến một đất nước Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa.

Là kiều bào tại Thái Lan, qua theo dõi tình hình ở Việt Nam, ông Lương Xuân Hòa, Chủ tịch Hội người Việt Nam tỉnh Udon Thani, cảm thấy tự hào và phấn khởi khi dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước Việt Nam ngày càng phát triển nhanh chóng, xã hội ổn định, cuộc sống người dân được nâng cao, vai trò, vị thế của Việt Nam ngày càng cao trên thế giới.

Tối ngày 19/7, sau khi biết tin Tổng Bí thư qua đời, ông Hoà rất đau buồn: “Tôi cảm thấy đây là sự tổn thất to lớn đối với đất nước, Việt Nam đã mất đi một nhà lãnh đạo kiệt xuất, lúc nào cũng vì nước, vì dân”.

Giống như TS. Trần Hải Linh, ông Hoà có cơ hội về dự chương trình Xuân Quê hương 2019 và cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm.

Trong cuộc gặp gỡ ấy, ông Lương Xuân Hoà nói với Tổng Bí thư về sự ủng hộ dành cho cuộc chiến chống tham nhũng và nhận được cái bắt tay đầy thân tình của người đứng đầu Đảng.

“Lúc đó, tôi cảm thấy rất vinh dự, đặc biệt là được tiễn chân Tổng Bí thư lên chiếc xe Toyota Crown màu đen, loại cũ cách đó tới hơn 10 năm. Sự giản dị của ông chính là tấm gương sáng cho mỗi kiều bào chúng tôi noi theo”, ông Hoà nhớ lại.

Kiều bào rưng rưng nhớ lại những kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm cùng kiều bào dự chương trình Xuân Quê hương 2019. (Ảnh: Đăng Tuấn)

Những lời căn dặn chân tình

Đối với ông Đỗ Quang Ba, Chủ tịch Tổ chức Giao lưu quốc tế Việt Nam-Nhật Bản, không giấy bút nào có thể viết ra hết công lao của Bác trong vai trò xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ông chia sẻ: “Chúng tôi là những người con Việt Nam ở xa Tổ quốc, đang rất yên tâm và tự hào về những thành tựu của đất nước ngày nay. Chúng tôi tự hào với bạn bè quốc tế vì đang có một vị lãnh tụ hết lòng vì dân như Bác”.

Ông nhớ lại năm 2015, trong chuyến thăm tới Nhật Bản, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cùng Thủ tướng Abe Shinzo (1954-2022) trao đổi và nhất trí về các phương hướng, biện pháp nhằm thúc đẩy toàn diện, làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản với trọng tâm là tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy kết nối và hợp tác kinh tế, đẩy mạnh hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế.

Chuyến thăm đó cũng là tiền đề để hai nước đã trở thành Đối tác chiến lược toàn diện như ngày nay.

Khi nghe tin Tổng Bí thư ra đi, ông có cảm giác như vừa mất đi một người thân trong gia đình. Ông xúc động: “Tôi cũng như rất nhiều bà con kiều bào Việt Nam tại Nhật Bản cảm thấy đau buồn lắm.

Nhớ lại lần đầu tiên gặp, bác đã nói khi biết tôi từng là một bệnh nhân và giờ làm công việc chăm sóc sức khoẻ cho nhiều bệnh nhân khác: "Cháu phải chú ý chăm sóc sức khoẻ cho chính bản thân mình nữa. Bởi vì lúc đó không phải cháu đang ích kỷ chăm sóc cho riêng mình mà là đang nghĩ cho nhiều người. Nếu cháu không được khoẻ thì sẽ có rất nhiều bệnh nhân khác bị ảnh hưởng!".

Kiều bào rưng rưng nhớ lại kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi, ông Đỗ Quang Ba chia sẻ cảm giác như vừa mất đi một người thân trong gia đình. (Ảnh: NVCC)

Ở thời điểm hiện tại, TS. Phan Bích Thiện, Chủ tịch Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu, nhớ lại chuyến thăm chính thức Hungary của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vào tháng 9/2018. Mặc dù lịch trình chuyến thăm dày đặc, Tổng Bí thư vẫn dành thời gian gặp gỡ cộng đồng.

Chị Phan Bích Thiện chia sẻ: “Khi được gặp và tiếp xúc, tôi cảm nhận Tổng Bí thư rất gần gũi như người bác, người chú, không hề có sự xa cách. Tổng Bí thư hỏi ai có ý kiến thì giơ tay phát biểu, bác sẽ lắng nghe. Sau đó, ngay lập tức tại cuộc gặp, ông chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tháo gỡ những vướng mắc cho kiều bào”.

Trong mọi cuộc trò chuyện với bà con, Tổng Bí thư luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa, đồng thời khẳng định bảo tồn văn hóa là bảo tồn dân tộc.

Ông mong và tin rằng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phát huy truyền thống, kinh nghiệm đã làm được, tiếp tục có nhiều sáng kiến để giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ gìn tiếng Việt, quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè thế giới.

TS. Phan Bích Thiện cho biết, cuộc gặp khi ấy dự định chỉ trong 30 phút với 3 ý kiến nhưng sau đó kéo dài đến hơn 1 tiếng với 6 người phát biểu.

Có thể nói, kiều bào Hungary rất vinh dự khi được gặp Tổng Bí thư. Báo chí Hungary, các nhà lãnh đạo Hungary đã có nhiều bài viết ca ngợi một nhà lãnh đạo rất gần gũi và cởi mở. Khi tiếp xúc với khách quốc tế, ông không nặng nề nghi thức xã giao mà thường đề cập thẳng các vấn đề cần trao đổi.

Kiều bào rưng rưng nhớ lại kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
TS. Phan Bích Thiện, Chủ tịch Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu (áo dài đỏ bên phải) chụp ảnh cùng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Hungary 2018. (Ảnh: NVCC)

Hai cuộc gặp đáng nhớ

Sống xa quê hương đã 36 năm, ông Nguyễn Quốc Hùng, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác Nga-Việt "Truyền thống và hữu nghị" may mắn có hai lần tiếp xúc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lần thứ nhất vào năm 2014 khi Tổng Bí thư gặp gỡ thân mật bà con cộng đồng tại Nga. Trong không khí chân tình, ấm áp, Tổng Bí thư nhắn nhủ: “Đi đâu thì cũng phải nghĩ ta là “con Lạc cháu Hồng”, làm gì thì cũng phải nghĩ mình là người Việt Nam... Con người sống với nhau có tình, có nghĩa, nhân ái, đoàn kết và góp phần quảng bá Việt Nam, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới”.

Đối với ông Hùng, đây chính là bài học quan trọng của đối ngoại nhân dân bởi mỗi kiều bào là hình ảnh thu nhỏ của đất nước, trở thành cầu nối hữu nghị, là đại sứ thiện chí của Việt Nam trong trái tim bạn bè thế giới.

Lần thứ hai vào năm 2018, trong Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hội hữu nghị Nga-Việt tại Moscow, ông Nguyễn Quốc Hùng vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay chúc mừng khi nhận Kỷ niệm chương của Hội hữu nghị Nga-Việt.

Kiều bào rưng rưng nhớ lại kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác Nga - Việt "Truyền thống và hữu nghị" gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. năm 2018. (Ảnh: NVCC)

Ông Hùng nhớ rõ, khi phát biểu tại đây, Tổng Bí thư đã nhắc đến câu ngạn ngữ của người Nga: “Mọi sự giàu sang chẳng sánh được tình bằng hữu”, đồng thời khẳng định: “Nhân dân Việt Nam luôn biết ơn sâu sắc và ghi nhớ tình cảm gắn bó, thủy chung của những người bạn Nga”.

Hơi ấm bàn tay của Tổng Bí thư Phú Trọng cùng ánh mắt tin cậy và độ lượng của ông trong lần gặp ấy nhắc nhở ông Hùng những bài học giản dị, rất đời thường về cách sống, cách làm người cho đến khát vọng Việt Nam được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hun đúc, đó là xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội với những giá trị bền vững và tốt đẹp “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tình cảm đặc biệt của đảng viên Thủ đô Hà Nội với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm đặc biệt của đảng viên Thủ đô Hà Nội với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sự gần gũi quan tâm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn khiến người dân xúc động, tăng thêm lòng đoàn kết và sự ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với ngoại giao Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với ngoại giao Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác đối ngoại ...

Trại hè Việt Nam 2024: Gần 120 kiều bào trẻ mong chờ những trải nghiệm đẹp khi trở về nguồn cội

Trại hè Việt Nam 2024: Gần 120 kiều bào trẻ mong chờ những trải nghiệm đẹp khi trở về nguồn cội

Ngày 15/7, khởi đầu chương trình Trại hè Việt Nam 2024 với chủ đề 'Đất nước trọn niềm vui', gần 120 thanh niên kiều bào ...

Xúc động trước tình cảm của kiều bào dành cho du học sinh Việt Nam

Xúc động trước tình cảm của kiều bào dành cho du học sinh Việt Nam

Với tấm lòng nhân hậu và tình yêu đồng bào, vợ chồng ông bà Quan Du và Lê Ngọc Nga luôn nhiệt tình giúp đỡ ...

Ban liên lạc người Việt tại Tây Ban Nha: Chắt chiu hoạt động nhỏ, tạo mối liên hệ lớn

Ban liên lạc người Việt tại Tây Ban Nha: Chắt chiu hoạt động nhỏ, tạo mối liên hệ lớn

Mới thành lập cách đây hai năm, Ban liên lạc cộng đồng người Việt ở Tây Ban Nha chắt chiu những hoạt động nhỏ nhằm ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin bão số 2: Di chuyển hướng Tây Bắc; gió vùng tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 3; sẽ suy yếu trên vùng núi phía Bắc

Tin bão số 2: Di chuyển hướng Tây Bắc; gió vùng tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 3; sẽ suy yếu trên vùng núi phía Bắc

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 ở đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11.
Thuyền chèo dài nhất thế giới tham gia hành trình rước đuốc Olympic Paris 2024

Thuyền chèo dài nhất thế giới tham gia hành trình rước đuốc Olympic Paris 2024

Ít ngày trước lễ khai mạc Olympic Paris 2024, ngọn đuốc biểu tượng cho tinh thần thể thao đã được đưa lên chiếc thuyền chèo dài nhất thế giới.
VILOG 2024: Hơn 300 công ty đại diện cho 20 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng thúc đẩy kết nối toàn cầu hệ thống logistics

VILOG 2024: Hơn 300 công ty đại diện cho 20 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng thúc đẩy kết nối toàn cầu hệ thống logistics

Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam 2024 (VILOG 2024) hướng đến giải pháp cho một trong những thách thức cấp bách nhất hiện nay – logistics bền vững.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/7): Các khu vực cục bộ mưa to; riêng Bắc Bộ, Thanh Hóa có nơi mưa lớn, vùng ven biển gió mạnh dần

Dự báo thời tiết ngày mai (23/7): Các khu vực cục bộ mưa to; riêng Bắc Bộ, Thanh Hóa có nơi mưa lớn, vùng ven biển gió mạnh dần

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/7) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Philippines hướng tới thiết lập liên minh phòng thủ với Canada, Pháp và New Zealand

Philippines hướng tới thiết lập liên minh phòng thủ với Canada, Pháp và New Zealand

Philippines tìm cách thúc đẩy các thỏa thuận tiếp cận quân sự đối ứng với Canada, Pháp, New Zealand và các quốc gia khác.
iPhone 16 Pro sẽ có thêm màu hoàn toàn mới khiến các iFan khó cưỡng

iPhone 16 Pro sẽ có thêm màu hoàn toàn mới khiến các iFan khó cưỡng

Apple sẽ giới thiệu một màu hoàn toàn mới trên bộ đôi iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max, hứa hẹn mang đến lựa chọn mới mẻ dành cho ...
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Điểm nhấn trong truyền thông Ấn Độ về Chính sách Hành động hướng Đông

Điểm nhấn trong truyền thông Ấn Độ về Chính sách Hành động hướng Đông

Truyền thông quốc tế Ấn Độ đang xây dựng hình ảnh tích cực về Chính sách AEP trong nhận thức của công chúng thông qua ba khung chính sách trọng tâm.
Sau 'vận hạn', cựu Tổng thống Donald Trump nhận được một điều chưa từng có!

Sau 'vận hạn', cựu Tổng thống Donald Trump nhận được một điều chưa từng có!

Có lẽ, lần đầu tiên cựu Tổng thống Donald Trump nhận được sự cảm thông, chia sẻ của cả Đảng Cộng hòa, Dân chủ và từ cả Tổng thống Joe Biden.
Vụ tấn công cựu Tổng thống Trump ảnh hưởng thế nào đến cục diện bầu cử Mỹ 2024?

Vụ tấn công cựu Tổng thống Trump ảnh hưởng thế nào đến cục diện bầu cử Mỹ 2024?

Vụ tấn công ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ hàng đầu Donald Trump hôm 13/7 đã chuyển trọng tâm của cuộc tranh cử sang một tình thế hoàn toàn mới.
Phiên bản di động