Người dân Trung Quốc không còn mặn mà với chi tiêu tiêu dùng trước bối cảnh nền kinh tế phục hồi yếu ớt. (Nguồn: AP) |
Giảm bớt áp lực từ tình trạng thất nghiệp và nâng cao triển vọng tăng trưởng tài sản công được dự kiến sẽ là một trong những nhiệm vụ chính được các Chính phủ Trung Quốc hướng tới trong năm mới, khi nền kinh tế hậu Covid-19 phải vật lộn với tình trạng giảm phát kéo dài dai dẳng, giữa bối cảnh thị trường bất động sản sụt giảm và tình trạng kinh doanh ảm đạm.
Bất chấp nguồn tiết kiệm vẫn khá dồi dào và sự hấp dẫn từ các dịch vụ VIP được các nhà quản lý tài sản tại ngân hàng mời chào, ngay cả những người giàu Trung Quốc cũng không còn mặn mà với việc đầu tư hoặc chi tiêu như trước.
“Thị trường chứng khoán và bất động sản đang suy thoái và hầu hết các loại hình đầu tư đều bị thu hẹp, không ai dám chi tiêu. Triển vọng nền kinh tế không mấy sáng sủa nên ai cũng lo lắng cho tương lai. Tiêu dùng không thể được thúc đẩy bằng cách mua thêm quần áo hoặc đồ trang sức”, anh Huo, chủ một doanh nghiệp nhỏ đến từ Thâm Quyến cho hay.
Theo Cục Thống kê Trung Quốc, doanh số bán bất động sản theo diện tích sàn trong 11 tháng đầu năm 2023 đã giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. So với năm 2019, mức giảm này là hơn 32%.
Daniel Zipser, đối tác cấp cao của McKinsey tại Trung Quốc, cho biết tâm lý thị trường đang “ở mức thấp nhất mọi thời đại”, mặc dù triển vọng về thị trường tiêu dùng vẫn lạc quan một cách thận trọng. Ông nói: “Những ngày tăng trưởng hai con số về tiêu dùng của Trung Quốc đã qua rồi”.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết, tiết kiệm hộ gia đình trên toàn quốc đã tăng lên 17,8 nghìn tỷ NDT (2,49 nghìn tỷ USD) vào năm 2022, với lượng tiền gửi ngân hàng tăng khoảng 26,3 nghìn tỷ NDT. Các nhà kinh tế cho rằng, đây là dấu hiệu sáng cho thấy người tiêu dùng sẽ có tiền dư khi niềm tin được phục hồi.
"Nhưng câu hỏi quan trọng là khi nào điều đó sẽ xảy ra, vì cho đến nay nó vẫn chưa xảy ra", theo ông Zipser, mặc dù chuyên gia này dự đoán mức tiêu thụ sẽ phục hồi nhẹ trong năm tới.
Phát biểu tại một diễn đàn kinh tế do Đại học Renmin (Bắc Kinh) tổ chức tuần trước, ông Wang Wei, người đứng đầu Viện Kinh tế Thị trường thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước cho rằng: "Tiêu dùng không phải là làm rỗng túi người tiêu dùng. Quan trọng hơn là cần thúc đẩy một chu kỳ tích cực giữa phát triển công nghiệp, tăng việc làm, nâng cao thu nhập và tiêu dùng".
Còn chuyên gia Jeongmin Seong, đối tác tại Viện toàn cầu McKinsey lại chỉ ra tầm quan trọng của niềm tin kinh doanh. “Nếu doanh nghiệp có thể nhận ra cơ hội thị trường, họ sẽ tăng cường đầu tư, dẫn đến thị trường việc làm thuận lợi. Khi người tiêu dùng nhìn thấy xu hướng này, họ sẽ tự tin hơn và bắt đầu chi tiêu...Chúng ta cần thiết lập chu kỳ tích cực này", vị này đề xuất.
Hôm 22/12, các ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc đã tiếp tục hạ lãi suất tiền gửi. Đây là lần điều chỉnh lần thứ ba trong năm nay, trong một phần nỗ lực nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
Tuy nhiên, Xu Tianchen, nhà kinh tế cấp cao tại Economist Intelligence Unit nhận định, động thái này khó có thể có tác động lớn và “thậm chí có thể gây tác động ngược lại, vì lợi nhuận kỳ vọng từ tiền gửi thấp hơn có thể khuyến khích mọi người tiết kiệm nhiều hơn”.
| Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/12): Ông Putin nói Nga dẫn trước EU về tăng trưởng GDP, Mỹ chốt lãi suất, tín hiệu vui Trung Quốc-Australia Khoảng 3.000 biện pháp hạn chế thương mại đã được áp dụng trong năm 2022 trên toàn cầu, tăng trưởng GDP Nga cao hơn các ... |
| Lĩnh vực nào của Trung Quốc đang là 'thỏi nam châm' hút vốn đầu tư nước ngoài? Dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy việc sử dụng vốn thực tế đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất ... |
| Kinh tế biến động, thanh niên Trung Quốc đua nhau thi công chức, mong muốn bảo đảm 'bát cơm sắt' Trên mạng xã hội, giới trẻ Trung Quốc gọi công chức là nghề "tận cùng của vũ trụ", là nơi an toàn nhất trong một ... |
| Kinh tế Trung Quốc 2024: Gánh thêm nợ hoặc tăng trưởng ít hơn? Các cố vấn chính phủ đang kêu gọi đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% cho năm 2024. Mục tiêu như vậy có thể đẩy ... |
| Chuyên gia: Nền kinh tế Trung Quốc đã chạm đáy và bắt đầu phục hồi Trong tháng 11, tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ (NDT) so với USD có xu hướng phục hồi mạnh. Điều này được ... |