TIN LIÊN QUAN | |
Anh: Biểu tình đòi đẩy mạnh hợp tác với châu Âu | |
Brexit ảnh hưởng đến lương hưu của 75% người lao động Anh |
Nền kinh tế Anh sẽ bị tổn thương như một hệ quả của quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) (Brexit), bất chấp những số liệu kinh tế gần đây cho thấy sự tác động này không nghiêm trọng như nhiều dự báo trước đó.
Thủ tướng Anh Theresa May. (Nguồn: PA Wire) |
Thủ tướng Theresa May nêu rõ: "Sẽ có những thời điểm khó khăn ở phía trước. Tôi nghĩ rằng phản ứng của nền kinh tế tốt hơn so với một vài dự báo hậu trưng cầu dân ý, nhưng tôi không dám khẳng định rằng con đường phía trước sẽ bằng phẳng".
Các số liệu công bố ngày 1/9 cho thấy hoạt động sản xuất trong tháng 8/2016 tại Anh đạt mức cao nhất trong vòng 10 tháng qua. Đây là một dấu hiệu đánh dấu sự phục hồi ngoạn mục của lĩnh vực này tại Anh sau thời gian giảm sút nghiêm trọng do tác động của cuộc trưng cầu ý dân lịch sử hồi tháng 6 vừa qua.
Dầu vậy, Thủ tướng Anh vẫn cho rằng Brexit sẽ tiếp tục khiến nền kinh tế Anh bị tổn hại, do đó bà yêu cầu Chính phủ theo dõi sát sao các dữ liệu kinh tế trong những tháng tới trước khi công bố các biện pháp tài chính để bảo vệ nền kinh tế vào cuối năm nay.
Khi được hỏi về sự cần thiết phải có một "sự điều chỉnh tài chính" như Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond từng đề cập, Thủ tướng Anh cho biết Chính phủ của bà hiện vẫn chưa đưa ra quyết định và sẽ xem xét vấn đề này trước khi có bức tranh cụ thể hơn về những gì đang diễn ra sau Brexit.
Bà May cũng cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh G20 với chủ đề "Hướng tới một nền kinh tế thế giới đổi mới, tăng trưởng, liên kết và toàn diện", bà sẽ nhấn mạnh rằng "Anh sẽ mở cửa cho các doanh nghiệp, với tư cách là một quốc gia cởi mở, đáng tin cậy và có tầm nhìn", đồng thời khẳng định Anh sẽ đóng vai trò “lãnh đạo toàn cầu” về thương mại tự do.
Dự kiến, bên lề hội nghị G20, bà May sẽ có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm thảo luận cách thức phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Anh và Trung Quốc cũng như nhiều vấn đề khác hai bên cùng quan tâm. Thủ tướng Anh cho rằng “hiện là kỷ nguyên vàng trong quan hệ Trung – Anh”.
Theo Đại sứ Trung Quốc tại Anh Liu Xiaoming, hai bên có thể tăng cường hợp tác trong hàng loạt lĩnh vực như đầu tư cơ sở hạ tầng, khuôn khổ tài chính quốc tế để hợp tác về thuế, chống tham nhũng,..
Nhân dịp này, bà Mỹ cũng sẽ gặp một số nhà lãnh đạo khác như Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tương lai châu Âu gặp bế tắc Nhóm lãnh đạo "bộ tam" chủ chốt của Liên minh châu Âu (EU) - gồm Pháp, Đức, Italy - mong muốn tạo ra "hơi thở ... |
Tình trạng phân biệt đối xử tại Anh gia tăng vì Brexit Nước Anh đang đối mặt với sự tồn tại bất bình đẳng diễn ra lâu dài, hệ thống, nay lại cộng thêm tình trạng "căm ... |
Kinh tế Anh không quá ảm đạm sau Brexit Hơn một tháng rưỡi trôi qua sau cuộc trưng cầu ý dân, có vẻ tình hình kinh tế nước Anh không quá ảm đạm như ... |