TIN LIÊN QUAN | |
Trung Quốc kiệt sức, Ấn Độ tăng tốc | |
GDP Trung Quốc đạt 7% trong quý II |
Ảnh minh họa. Nguồn: wonkhe |
Đó là nhận định được đưa ra trong Báo cáo cập nhật của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về triển vọng kinh tế tại Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ năm 2016 được công bố sáng nay 14/6 tại Hà Nội.
Theo Báo cáo này, tốc độ tăng trưởng GDP thực sự tại châu Á dự kiến được duy trì vững chắc ở mức 6,4% trong năm 2016 và 6,3% năm 2017. Các nước Đông Nam Á (10 nước thành viên ASEAN) dự tính sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 4,9% trong năm 2016. Nền kinh tế Ấn Độ sẽ tăng ở mức 7,4%, trong khi Trung Quốc tăng trưởng ở mức 6,5%. Báo cáo cho rằng nhu cầu nội địa chính là động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế trong khu vực.
Cũng theo Báo cáo, môi trường bên ngoài ít thuận lợi hơn chính là nguy cơ tiềm tàng với các nước Đông Nam Á cũng như Trung Quốc và Ấn Độ. Khu vực đang đối mặt với nhiều thách thức xuất phát từ triển vọng tăng trưởng yếu ở các nền kinh tế OECD, sự giảm tốc độ phát triển của Trung Quốc và sự mất ổn định về tài chính tại các thị trường mới nổi thời gian gần đây. Tăng trưởng xuất khẩu cũng chậm lại. Những tác động mạnh từ biến đổi khí hậu, trong đó có nạn hạn hán do hiện tượng El Nino, đang tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trong khu vực.
Báo cáo cho rằng, năm 2016 là một thời điển quan trong đối với quá trình hội nhập khu vực sau sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) tháng 12/2015, góp phần thúc đẩy thương mại thông qua việc giảm hoặc bỏ các hàng rào thương mại và tăng cường kết nối tại khu vực. ASEAN đang có những bước đi quan trọng để biến khu vực thành một thị trường đầu tư đơn nhất và cải thiện chính sách và luật lệ cạnh tranh.
Báo cáo cho biết, trước những thách thức cả trong và ngoài nước, các nước ASEAN đang triển khai các ưu tiên chính sách khác nhau. Đơn cử, Indonesia và Thái Lan đang đầu tư vào phát triển nông nghiệp và giáo dục để giảm bất bình đẳng và thúc đẩy đầu tư. Việt Nam tiếp tục cải cách các doanh nghiệp Nhà nước. Malaysia và Singapore đang củng cố các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Philippines thì tập trung vào tạo thêm công ăn việc làm và thúc đẩy cải cách để thu hút đầu tư nước ngoài. Campuchia vừa công bố chiến lược thúc đẩy phát triển nông nghiệp và du lịch. Lào tiếp tục phát triển ngành năng lượng để tăng xuất khẩu điện. Myanmar đang phát triển các luật đầu tư mới để thu hút thêm FDI.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại, nước này tập trung giải quyết các thách thức liên quan tới dư thừa nguồn lực và các nguy cơ về môi trường. Ấn Độ thì đang ưu tiên tăng quỹ đầu tư cho giáo dục bậc cao và củng cố các kỹ năng về tài chính.
Báo cáo về Triển vọng kinh tế Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ được công bố hai năm một lần và đóng góp vào Chương trình khu vực của OECD về Đông Nam Á. Chương trình nhằm mục tiêu thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau giữa các nhà hoạch định chính sách của các nước thành viên OECD và các quốc gia Đông Nam Á.
Châu Á – tiếp tục là động lực cho tăng trưởng toàn cầu Kinh tế thế giới, trong đó có các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chững lại đã khiến cho nhiều người đặt ... |
ASEAN: Động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2016 (WEF ASEAN 2016) với chủ đề “Định hình nghị sự ASEAN về tăng trưởng và bao ... |
Tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 ít triển vọng Liên hợp quốc (LHQ) vừa hạ mức dự báo tăng trưởng của kinh tế thế giới, vẽ ra một bức tranh ảm đạm hơn với ... |