Kinh tế kỹ thuật số - cơ sở thúc đẩy kết nối ASEAN với các nước ngoài khu vực

Linh Chi
Đối với hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, kinh tế kỹ thuật số không chỉ là “bệ phóng” cho tăng trưởng kinh tế, mà còn là cơ sở thúc đẩy kết nối ASEAN với các nước đối tác trong và ngoài khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kinh tế kỹ thuật số - 'bệ phóng' cho tăng trưởng kinh tế ASEAN
ASEAN đã chứng kiến ​​sự xuất hiện của một số nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trên thế giới. (Nguồn: Mekong ASEAN)

Nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh

Ông Giulia Ajmone Marsan, Giám đốc chiến lược và quan hệ đối tác tại Viện nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) viết trên diễn đàn East Asia Forum rằng, trong những năm gần đây, ASEAN đã chứng kiến ​​sự xuất hiện của một số nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy xu hướng này, với 60 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch bắt đầu. Bên cạnh đó, nền kinh tế Internet đang trên đà phát triển, dự đoán sẽ chiếm 360 tỷ USD vào năm 2025 .

Theo Bloomberg, các công ty khởi nghiệp công nghệ Đông Nam Á đã huy động được khoảng 8,2 tỷ USD vào năm 2020, vượt trội so với hầu hết các thị trường mới nổi khác. Năm 2021, có hơn 30 "kỳ lân" ASEAN - các công ty khởi nghiệp với giá trị từ 1 tỷ USD trở lên và con số đó đang tăng nhanh .

Nhờ sự năng động này, các nhà đầu tư đang hướng tầm nhìn xa hơn các điểm đến truyền thống cho khởi nghiệp như Singapore, điển hình về đổi mới sáng tạo toàn cầu và Indonesia, điểm đến được ưa chuộng vì quy mô thị trường lớn để tiếp cận các quốc gia như Malaysia và Việt Nam.

Đồng thời, nhóm người tiêu dùng thế hệ trẻ và thế hệ gen Z (sinh từ năm 2000 đến năm 2012) ngày càng hiểu biết về công nghệ đang trở thành động lực thiết yếu cho sự tăng tốc kỹ thuật số, tạo ra triển vọng tích cực cho sự đổi mới trong nền kinh tế số.

Những thách thức do đại dịch gây ra đã thúc đẩy sự đổi mới trong các lĩnh vực cụ thể. Agritech, healthtech và edtech - các lĩnh vực đổi mới được tạo ra bằng cách kết hợp công nghệ kỹ thuật số với nông nghiệp và thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và giáo dục đã chứng kiến ​​những bước phát triển đáng kể.

Ở Singapore, các sáng kiến ​​chính sách mới, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) và các quy định để giúp thúc đẩy sản xuất thịt nuôi trong phòng thí nghiệm, nông nghiệp đô thị, bền vững đã giúp nước này thu hút các công ty khởi nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này.

Tại các nước ASEAN khác, các ứng dụng di động cung cấp kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ y tế đã phát triển mạnh. Là một trong những nền tảng mạng lưới chăm sóc sức khỏe ngày càng phát triển trong khu vực, công ty Halodoc của Indonesia đã kết nối bệnh nhân trên khắp quần đảo với bác sĩ và cung cấp dịch vụ giao thuốc tận nhà trong thời gian đất nước trải qua đỉnh điểm của đại dịch Covid-19.

Công nghệ giáo dục cũng trở thành nhu cầu thiết yếu khi Covid-19 bùng nổ, khiến các trường học phải đóng cửa. Lĩnh vực này đã phát triển đáng kể kể từ năm 2020.

Kinh tế kỹ thuật số - 'bệ phóng' cho tăng trưởng kinh tế ASEAN
Kinh tế số bùng nổ ở Đông Nam Á trong và sau đại dịch. (Ảnh: Công an Nhân dân)

Để đẩy nhanh tiến trình số hóa

Theo ông Giulia Ajmone Marsa, dù đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng tiến trình số hóa ở ASEAN vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết. Để đưa các nước chuyển sang thu nhập trung bình và cao, ASEAN cần lưu ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, các doanh nhân có kỹ năng cao là "chìa khóa" cho sự xuất hiện và củng cố điển hình về đổi mới. ASEAN phải tiếp tục mở rộng đầu tư vào phát triển kỹ năng, đặc biệt tập trung vào các khu vực nông thôn và ngoại vi nơi thiếu kỹ năng nhất.

Tỷ lệ đăng ký vào giáo dục đại học ở khu vực ASEAN trung bình thấp hơn đáng kể so với các quốc gia khu vực Đông Á. Khu vực này cần nâng cao chất lượng của các trường đại học và các cơ sở giáo dục đại học.

Không có gì ngạc nhiên khi nhiều doanh nhân kỹ thuật số thành công hoạt động ở ASEAN là những người được đào tạo ở nước ngoài. Tự do hóa hơn nữa lĩnh vực giáo dục đại học để cung cấp chất lượng giáo dục bằng cách tạo điều kiện trao đổi với các trường đại học hàng đầu nước ngoài. Kết nối với mạng lưới giáo dục toàn cầu là điều cần thiết để cung cấp nền tảng cho các doanh nhân công nghệ.

Thứ hai, các nhà hoạch định chính sách ASEAN cần tìm cách để làm cho việc luân chuyển nhân tài dễ dàng hơn ở cấp khu vực. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đơn giản hóa tính di động trong nội khối ASEAN và thu hút thêm nhiều doanh nghiệp kỹ thuật số đến khu vực.

Các tiện nghi phong phú trong khu vực là một tài sản mà khu vực có thể tận dụng để thu hút nhân tài kỹ thuật số. Giải quyết vấn đề hòa nhập là rất quan trọng để thúc đẩy đổi mới kỹ thuật số. Lợi ích của nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN tập trung cao độ trong một số lĩnh vực.

Thứ ba, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở ASEAN đầu tư, áp dụng công nghệ kỹ thuật số với tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các tập đoàn lớn hơn. Sự phát triển của các sáng kiến ​​khu vực, chẳng hạn như Go Digital ASEAN, mở rộng sự tham gia của các kỹ năng kỹ thuật số ở 10 quốc gia nhằm giảm bớt khoảng cách này.

Thứ tư, các chỉ số và biện pháp giám sát nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN rất quan trọng để hiểu được sự phát triển trong khu vực.

Ông Giulia Ajmone Marsa nhấn mạnh: "Các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách phải suy nghĩ sáng tạo, sử dụng lượng dữ liệu dồi dào sẵn có để theo dõi các xu hướng mới. Điều này sẽ giúp hiểu rõ hơn về khu vực và đưa ra các biện pháp cần thiết nhất nhằm phát triển năng lực kỹ thuật số trên diện rộng trong tương lai".

Thời kinh tế số bùng nổ

Thời kinh tế số bùng nổ

2021 là năm nhiều khó khăn, song cũng là năm khẳng định bản lĩnh và khả năng chống chịu, sức sáng tạo Việt Nam trong ...

Kinh tế số - đường đến tương lai của nền kinh tế Việt Nam

Kinh tế số - đường đến tương lai của nền kinh tế Việt Nam

Đối với Việt Nam, tương lai để tăng trưởng kinh tế nằm ở việc tận dụng được tối đa các công nghệ kỹ thuật số, ...

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động