Kỳ vọng về làn sóng phục hồi mua sắm hàng hóa xa xỉ của các khách hàng tại thị trường lớn nhất thế giới đã không thành hiện thực. (Nguồn: Jing Daily) |
Hãng mỹ phẩm Estée Lauder, một trong những thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng “đắt đỏ” trên toàn cầu, vừa thông báo cắt giảm dự báo thu nhập cho cả năm 2023, sau khi nhu cầu về các sản phẩm làm đẹp cao cấp ở Trung Quốc có sự phục hồi chậm.
Trước đó, chủ sở hữu của các thương hiệu mỹ phẩm Estée Lauder, MAC và Clinique đã nhiều lần bày tỏ niềm tin lạc quan rằng hoạt động kinh doanh của họ sẽ khởi sắc, nhờ sự trở lại của các khách hàng Trung Quốc sau đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, sau những tăng trưởng ban đầu vào quý I/2023, nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc liên tục bị thu hẹp, dẫn tới doanh thu bán hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ hàng cao cấp, đi xuống. Đây là một nguyên nhân khiến cổ phiếu của Estée Lauder giảm 55% giá trị trong 10 tháng của năm nay.
Tương tự, Canada Goose, nhà sản xuất áo khoác lông ngỗng cao cấp, cũng đã cắt giảm dự báo doanh số cả năm 2023. Trong báo cáo triển vọng doanh thu mới phát hành, công ty này cho biết Trung Quốc, thị trường lớn nhất của hãng bên ngoài Canada, vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Kể từ tháng 1/2023, giá cổ phiếu của công ty đã giảm tổng cộng 43%.
Một ví dụ điển hình khác là doanh số bán hàng của Apple tại Trung Quốc. Báo cáo của “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ chỉ ra rằng doanh số bán hàng ở Trung Quốc đại lục, thị trường lớn thứ ba của công ty, đã giảm 2% trong vòng 12 tháng tính đến ngày 30/9. Nguyên nhân chính là do nhu cầu tiêu dùng sụt giảm.
Từ đầu năm 2023 đến nay, nền kinh tế Trung Quốc đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình phục hồi sau đại dịch. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đang gia tăng, trong khi khủng hoảng bất động sản chưa được giải quyết triệt để, gây ra “hiệu ứng tài sản tiêu cực” khiến giá nhà giảm. Điều đó thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu ít hơn và tăng tích trữ tiền mặt.
Hơn nữa, một số nhà quan sát nhận định, căng thẳng thương mại gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ đã gây ảnh hưởng đáng kể cho các doanh nghiệp Mỹ hiện đang hoạt động tại thị trường Trung Quốc. Chính phủ và người tiêu dùng Trung Quốc hiện có xu hướng ủng hộ các sản phẩm sản xuất trong nước hơn là các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.
| Những nốt 'thăng trầm' trong nền kinh tế Trung Quốc Thời kỳ phát triển năng động của nền kinh tế Trung Quốc khép lại, sắp tới sẽ là một kỷ nguyên mới với nhiều thăng ... |
| PBoC 'ra tay' hỗ trợ mục tiêu của nền kinh tế Trung Quốc Ngày 29/1, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết sẽ triển khai công cụ cho vay để tăng cường hỗ trợ các lĩnh ... |
| Khủng hoảng nhân khẩu học là 'cú đánh mạnh' vào nền kinh tế Trung Quốc Wang Pei'an, Phó Giám đốc Hiệp hội Kế hoạch hóa Gia đình Trung Quốc cho rằng nước này cần các chính sách khuyến khích người ... |
| Điểm danh những 'cạm bẫy' đang bủa vây nền kinh tế Trung Quốc Báo Mainichi ngày 12/2 dẫn phân tích của Giáo sư Rumi Aoyama, Viện Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Waseda cho rằng nền ... |
| Dấu ấn cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường - người chèo lái nền kinh tế Trung Quốc vượt qua 'giông bão' Tờ SCMP có những bài viết cho thấy, trong một thập kỷ giữ cương vị Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường đã chèo ... |