Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế thế giới nổi bật (18-24/11): Nga phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng, Ba Lan nói về giá trần khí đốt, Đức quyết ‘thoát’ khủng hoảng

Giải pháp khi tăng trưởng toàn cầu chậm lại, G7 dự kiến áp giá trần dầu Nga 65-70 USD/thùng, Đức tuyên bố đủ mạnh để vượt qua khủng hoảng do xung đột ở Ukraine gây ra… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
Sức ép từ giá cả leo thang là trở ngại lớn đối với nền kinh tế toàn cầu trong quá trình phục hồi từ đại dịch. (Nguồn: Getty Images)
Cú sốc năng lượng do xung đột Nga-Ukraine đã đẩy lạm phát lên mức độ chưa từng thấy trong nhiều thập niên, đồng thời tác động đến tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới. (Nguồn: Getty Images)

Kinh tế thế giới

Các nước cần ưu tiên chống lạm phát khi tăng trưởng toàn cầu chậm lại

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ngày 22/11 kêu gọi các nước thắt chặt chính sách tiền tệ thiết yếu hơn nữa và đưa ra các biện pháp hỗ trợ chính phủ "có mục tiêu hơn", giữa giai đoạn tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại do lạm phát cao nhất trong nhiều thập niên qua.

OECD dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ tăng 3,1% trong năm nay - chỉ gần bằng một nửa tốc độ của năm ngoái. Đà trượt dốc này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm tới, với mức tăng trưởng toàn cầu giảm xuống 2,2% trước khi phục hồi ở mức tương đối khiêm tốn là 2,7% vào năm 2024.

Nhà kinh tế trưởng của OECD Alvaro Santos Pereira cho biết nền, kinh tế toàn cầu đang quay cuồng với cuộc khủng hoảng năng lượng lớn nhất kể từ những năm 1970. Cú sốc năng lượng đã đẩy lạm phát lên mức độ chưa từng thấy trong nhiều thập niên, đồng thời tác động đến tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới.

OECD cho biết lạm phát có thể đạt 8% trong quý IV năm nay ở Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), rồi giảm xuống 5,5% vào năm 2023 và 2024.

Trong một dấu hiệu tích cực, một số yếu tố thúc đẩy lạm phát phi mã đã giảm bớt trong năm qua. Các chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong đại dịch đã được khôi phục và chi phí vận tải hàng hải vốn tăng đột biến đã giảm trở lại.

Theo OECD, chống lạm phát cần là "ưu tiên chính sách hàng đầu" của các nước, khi giá cả tăng cao làm xói mòn sức mua của người dân trên toàn thế giới. (Reuters)

Kinh tế Mỹ

* Lạm phát cao đang tác động tới chi tiêu của người dân Mỹ trong kỳ mua sắm dịp nghỉ Lễ tạ ơn (Thanksgiving).

Theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Bộ Lao động Mỹ, giá thực phẩm đã tăng gần 11% trong 12 tháng kết thúc vào tháng 10/2022, trong khi hàng tạp hóa, không bao gồm các mặt hàng phục vụ trong nhà hàng, đắt hơn 12,4% so với cùng kỳ năm trước.

Một số mặt hàng chủ lực trong dịp Lễ tạ ơn tại Mỹ thậm chí còn đắt hơn do những điều chỉnh về giá cả trong dây chuyền sản xuất sản phẩm nông sản giữa người nông dân và nhà chế biến thực phẩm.

Theo Bộ Lao động Mỹ, giá gia cầm đã tăng gần 15% hàng năm trong tháng 10/2022, một phần do đợt bùng phát dịch cúm gia cầm gần đây.

Các món nướng làm sẵn, hỗn hợp nướng và món tráng miệng đông lạnh cũng đắt hơn ít nhất 15% trong tháng trước so với một năm trước. (TTXVN)

Kinh tế Trung Quốc

* Doanh thu quý III/2022 của Baidu Inc đã vượt ước tính của Phố Wall trong bối cảnh “gã khổng lồ” công cụ tìm kiếm của Trung Quốc được hưởng lợi từ doanh thu quảng cáo trực tuyến phục hồi và hoạt động kinh doanh trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như đám mây tăng.

Tin liên quan
Khủng hoảng năng lượng: ‘Cai’ khí đốt Nga, Đức ‘đỏ mắt’ tìm nguồn thay thế, nước xa khó cứu lửa gần Khủng hoảng năng lượng: ‘Cai’ khí đốt Nga, Đức ‘đỏ mắt’ tìm nguồn thay thế, nước xa khó cứu lửa gần

Theo số liệu từ công ty phân tích Refinitiv, doanh thu của Baidu đã tăng 2% lên 32,54 tỷ NDT (4,56 tỷ USD) trong 3 tháng tính đến ngày 30/9, vượt ước tính trung bình 31,79 tỷ NDT mà các nhà phân tích đưa ra. (Reuters)

* Các nhà chức trách Trung Quốc ngày 23/11 đã thực hiện nhiều biện pháp hạn chế hơn nhằm khống chế số ca mắc Covid-19 đang gia tăng mạnh, gây thêm lo ngại cho các nhà đầu tư về nền kinh tế nước này.

Các hạn chế nhằm kiểm soát dịch nghiêm ngặt nhất thế giới của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tại một số doanh nghiệp như Foxconn của Đài Loan (Trung Quốc), nhà cung cấp iPhone lớn nhất của Apple.

Tại Thượng Hải, thành phố 25 triệu dân, hiệp hội ô tô lớn nhất Trung Quốc ngày 23/11 cho biết sẽ hủy ngày thứ hai của hội nghị về phát triển ô tô Trung Quốc ở nước ngoài tại đây do những lo ngại về dịch.

Các nhà đầu tư lo ngại đợt bùng phát dịch mới nhất có thể làm chậm tốc độ mở cửa của kinh tế Trung Quốc, trong khi tuần trước còn hy vọng nước này sẽ nới lỏng các hạn chế. Nhiều nhà phân tích nhận định việc mở cửa mạnh phải chờ đến tháng 3-4 năm tới. (Reuters)

Kinh tế châu Âu

* Theo một quan chức ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU), Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang xem xét áp trần giá đối với dầu mỏ vận chuyển bằng đường biển của Nga trong khoảng từ 65-70 USD/thùng.

Các đại sứ 27 nước thành viên EU đang thảo luận về đề xuất trên. Các nước vẫn bất đồng, khi một số đưa ra mức giá thấp hơn nhiều và số khác lại muốn áp mức cao hơn.

G7, EU và Australia được cho là sẽ áp giá trần đối với dầu mỏ xuất khẩu bằng đường biển của Nga vào ngày 5/12. Khoảng 70-85% lượng dầu xuất khẩu của Nga được vận chuyển bằng tàu chở dầu, thay vì bằng đường ống. (Reuters)

* Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ngày 23/11 cho biết, nước này muốn đóng băng giá khí đốt đối với các hộ gia đình ở mức tương tự năm 2022 và một dự luật liên quan có thể được đưa ra Quốc hội vào tuần tới.

Khung giá khí đốt hiện nay đối với các hộ gia đình sẽ hết hạn vào cuối năm 2022. Theo Thủ tướng Morawiecki, một quyết định liên quan đến vấn đề này sẽ được đưa ra trong những ngày tới.

Ngày 22/11, EU đề xuất mức trần giá khí đốt cho khối này ở mức 275 Euro (282 USD)/MWh. Tuy nhiên, ông Morawiecki cho rằng, đề xuất của EU ở mức quá cao. (Reuters)

* Cơ quan thống kê liên bang Nga (Rossat) ngày 16/11 công bố các số liệu sơ bộ cho GDP của nước này trong quý III/2022 giảm 4%, sau khi ghi nhận mức giảm tương tự trong quý II. Như vậy, về mặt kỹ thuật, kinh tế Nga đã rơi vào suy thoái khi tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp.

Tuy nhiên, mức suy giảm 4% trong quý III thấp hơn mức giảm 4,5% mà các chuyên gia dự báo trước đó.

Số liệu của Rossat cũng cho thấy, dù kinh tế suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp tại Nga vẫn giữ ở mức 3,9% trong tháng 9. Nền kinh tế Nga đã phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu năng lượng, chiếm khoảng 40% thu ngân sách liên bang.

Đầu tháng 11/2022, ngân hàng trung ương Nga dự báo GDP sẽ giảm 3,5% trong năm nay. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính các mức giảm lần lượt là 3,4% và 4,5%. (TTXVN)

ngày 17/3, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các công ty mở tài khoản tại ngân hàng Gazprombank của Nga để cho phép các khoản thanh toán của họ được chuyển đổi thành đồng Ruble sẽ vi phạm lệnh trừng phạt của EU. (Nguồn: Tylaz)
Về mặt kỹ thuật, kinh tế Nga đã rơi vào suy thoái khi tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp. (Nguồn: Tylaz)

* Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 23/11 cho biết, nước này đủ mạnh để vượt qua cuộc khủng hoảng do căng thẳng Nga-Ukraine gây ra, nhờ cách tiếp cận mới đối với chính sách năng lượng, quốc phòng và thương mại của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.

Phát biểu trước Hạ viện, Thủ tướng Scholz nói, chính phủ đang loại bỏ những chính sách thương mại và năng lượng không hiệu quả khiến đất nước phụ thuộc một chiều vào Nga và Trung Quốc.

Theo Thủ tướng Scholz, Đức có đủ tiềm lực, sức mạnh để kiểm soát cuộc khủng hoảng và mạnh mẽ thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó, chính phủ sẽ làm nhiều hơn, thay vì giữ nguyên tình trạng hiện nay.

Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, người dân Đức đã phải đối mặt với tình trạng giá năng lượng tăng vọt do nguồn cung cấp từ Nga bị gián đoạn. (Reuters)

* Phát biểu sau cuộc gặp hôm nay 22/11 tại trụ sở của Bộ Kinh tế và Tài chính Pháp ở thủ đô Paris, Bộ trưởng Bruno Le Maire và người đồng cấp Đức Robert Habeck khẳng định rằng họ "đồng quan điểm" khi phản đối Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ cho phép hỗ trợ cho hàng loạt công ty của nước này.

Thậm chí Paris và Berlin không loại trừ khả năng tăng gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp châu Âu, nếu không đạt được thỏa hiệp với Washington. (TTXVN)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Theo kết quả một cuộc khảo sát, khoảng 77% các công ty Nhật Bản ở châu Âu cho biết, hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine, chủ yếu do giá năng lượng và lương thực tăng cao cũng như sự gián đoạn trong lĩnh vực kho vận.

Kết quả trên được đưa ra trong báo cáo về cuộc khảo sát trực tuyến đối với 1.445 công ty do Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) thực hiện từ ngày 1-26/9. Số phản hồi hợp lệ từ các công ty là 799.

Theo đó, các nhà chế tạo cảm thấy tác động nặng nề hơn, với 83,7% trong lĩnh vực này cho biết, hoạt động kinh doanh của họ bị ảnh hưởng do xung đột. (Kyodo)

* Bộ Công nghiệp Hàn Quốc ngày 23/11 cho biết sẽ tăng cường hợp tác với các quốc gia đối tác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, quốc phòng và các lĩnh vực chiến lược khác với các cách tiếp cận phù hợp nhằm thúc đẩy lĩnh vực xuất khẩu đang có xu hướng chậm lại.

Tháng trước, xuất khẩu của nước này lần đầu tiên trong hai năm sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Hàn Quốc cũng bị thâm hụt thương mại tháng thứ bảy liên tiếp do nhập khẩu tăng vọt. (TTXVN)

* Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết, tín dụng hộ gia đình của nước này đã tăng trong quý III năm nay mặc dù chi phí đi vay tăng do người dân đẩy mạnh chi tiêu trong bối cảnh những hạn chế phòng chống Covid-19 được nới lỏng.

Theo BoK, dư nợ tín dụng hộ gia đình đã đạt 1.870,6 nghìn tỷ Won (1,37 nghìn tỷ USD) vào cuối tháng 9/2022, tăng 2,2 nghìn tỷ Won so với 3 tháng trước đó.

Tuy nhiên, các khoản vay hộ gia đình đã giảm 300 tỷ Won so với cùng kỳ năm ngoái xuống 1.756,8 nghìn tỷ Won, dường như bị ảnh hưởng bởi việc BoK tăng lãi suất mạnh khiến chi phí đi vay tăng vọt. (Yonhap)

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Các nhà lãnh đạo Campuchia, Brunei (quốc gia điều phối ASEAN về Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA)), Australia và New Zealand vừa công bố kết thúc các cuộc đàm phán nâng cấp hiệp định này.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40-41 vừa diễn ra tại Phnom Penh. Việc kết thúc đàm phán nâng cấp AANZFTA là một ưu tiên kinh tế quan trọng của Chủ tịch ASEAN Campuchia năm 2022.

Được ký kết tại Thái Lan vào ngày 27/2/2009, AANZFTA được nâng cấp để đảm bảo phù hợp với mục tiêu và có khả năng ứng phó với các thách thức nổi lên trong tương lai. Việc nâng cấp cũng nhằm duy trì tiêu chuẩn cao, phù hợp với các doanh nghiệp, cho phép hiệp định đóng góp hiệu quả vào các nỗ lực phục hồi kinh tế hậu đại dịch cũng như ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu và khu vực. (TTXVN)

* Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) mới đây đã thông qua Chiến lược thúc đẩy đầu tư giai đoạn 5 năm tới (2023-2027), nhằm xác định các lĩnh vực và ngành công nghiệp cần thiết cho phát triển và sức cạnh tranh của nước này về dài hạn.

Chiến lược sẽ tập trung vào các nỗ lực của Thái Lan nhằm thu hút đầu tư trong các ngành công nghiệp sáng tạo, kỹ thuật cao và xanh. Theo chiến lược này, việc tái cơ cấu kinh tế Thái Lan sang kỷ nguyên kinh tế mới sẽ được thực hiện theo 7 trụ cột cốt lõi. (TTXVN)

* Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) và Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) ngày 23/11 cho biết, lạm phát cơ bản của nước này đã giảm xuống 5,1% trong tháng Mười so với mức 5,3% trong tháng Chín.

Trong khi đó, cùng tháng, chỉ số lạm phát đối với tất cả các mặt hàng đã giảm xuống 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái so với mức 7,5% trong tháng Chín. Trên cơ sở hằng tháng, lạm phát lõi của Singapore tăng 0,1%, trong khi CPI cho tất cả các mặt hàng giảm 0,4%.

Theo MTI và MAS, lạm phát lõi sẽ tiếp tục tăng trong vài quý tới trước khi giảm tốc trong nửa cuối năm 2023 khi tình trạng thắt chặt hiện tại trên thị trường lao động nới lỏng và lạm phát toàn cầu dịu bớt. (THX)

Tin thế giới 23/11: Ukraine nói Nga lợi dụng mùa Đông, Đức tự tin thoát khó, xả súng đẫm máu tại Mỹ

Tin thế giới 23/11: Ukraine nói Nga lợi dụng mùa Đông, Đức tự tin thoát khó, xả súng đẫm máu tại Mỹ

Anh lần đầu gửi trực thăng cho Ukraine, Nga thảo luận với IAEA về Zaporizhzhia, Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết tại Syria…là một số tin ...

Bất động sản mới nhất: Thu hồi quyết định gia hạn dự án 30 triệu USD, thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp

Bất động sản mới nhất: Thu hồi quyết định gia hạn dự án 30 triệu USD, thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp

Hà Nội không cấp phép dự án mới cho nhà đầu tư đang vi phạm, Bà Rịa – Vũng Tàu thu hồi Quyết định gia ...

Khủng hoảng năng lượng: ‘Cai’ khí đốt Nga, Đức ‘đỏ mắt’ tìm nguồn thay thế, nước xa khó cứu lửa gần

Khủng hoảng năng lượng: ‘Cai’ khí đốt Nga, Đức ‘đỏ mắt’ tìm nguồn thay thế, nước xa khó cứu lửa gần

Khi năng lượng Nga bị trừng phạt, Đức tới châu Phi để kiếm tìm giải pháp thay thế nguồn cung khí đốt. Tuy nhiên, đây ...

Kinh tế thế giới nổi bật (11-17/11): Cấm nhập dầu Nga, EU tạo lỗ hổng lớn; Mỹ ‘hạ cánh không nhẹ nhàng’; Đức 'ôm' khí đốt, ung dung đón mùa Đông

Kinh tế thế giới nổi bật (11-17/11): Cấm nhập dầu Nga, EU tạo lỗ hổng lớn; Mỹ ‘hạ cánh không nhẹ nhàng’; Đức 'ôm' khí đốt, ung dung đón mùa Đông

Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu chỉ hạ nhiệt khi xung đột Nga-Ukraine được giải quyết, tăng trưởng toàn cầu lại bị hạ dự ...

Xung đột Nga-Ukraine, châu Âu phải 'trả giá đắt'; Mỹ nói về cách tốt nhất giải quyết xáo trộn kinh tế thế giới

Xung đột Nga-Ukraine, châu Âu phải 'trả giá đắt'; Mỹ nói về cách tốt nhất giải quyết xáo trộn kinh tế thế giới

Ngày 14/11, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng, việc chấm dứt xung đột ở Ukraine là cách tốt nhất để giải quyết ...

Tin cũ hơn

Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua
Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi